Qua 3 năm 2012-2014, ta thấy hệ số vòng quay vốn tín dụng thay đổi không đều. Vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng năm 2012 là 0.7 đến năm 2013 tăng lên 1,5. Ta thấy năm 2012 là giai đoạn nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nên phần nào cản trở đến quá trình thu hồi nợ của ngân hàng. Đến năm 2013, khi nền kinh tế dần dần ổn định, doanh số thu nợ hoạt động tăng lên đến 141.063 triệu đồng, tăng 90.633 triệu đồng tương ứng tăng 179,7% so với năm 2012; đồng thời dư nợ hoạt
1.68 2.12 0.82 0 0.5 1 1.5 2 2.5
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
54
động trong kỳ chỉ tăng nhẹ do đó vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng năm 2013 là 1,5, tăng hơn 214% so với năm 2012. Trong năm 2014 doanh số thu nợ hoạt động tăng lên 145.144 triệu đồng, dư nợ bình quân kỳ hoạt động tăng nhanh lên 176.013 triệu đồng, điều này dẫn đến vòng quay vốn tín dụng giảm xuống còn 0,8. Con số này làm thể hiện hoạt động của ngân hàng chưa thực sự hiệu quả và làm căn cứ cho việc định hướng hoạt động vào năm tới nhằm cải thiện hoạt động tín dụng.
Bảng 4.10: Vòng quay vốn tín dụng qua 3 năm 2012 - 2014
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
1. Doanh số thu nợ kỳ hoạt động 50.430 141.063 145.144 2. Dư nợ bình quân kỳ hoạt động 77.191 94.129 176.013
3. Vòng quay vốn tín dụng 0,7 1,5 0,8
Nguồn: Phòng quản lý nợ Vietcombank Huế
Biểu đồ 4.6: Vòng quay vốn tín dụng qua 3 năm 2012-2014 4.3.3. Phân tích dư nợ cho vay khách hàng cá nhân
4.3.3.1. Dư nợ cho vay cá nhân theo thời hạn
Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ cho vay tăng qua các năm, trong đó đáng kể nhất là năm 2013 dư nợ cho vay tăng lên rất nhanh. Cụ thể, dư nợ ngắn hạn tăng
0.653 1.499 0.825 0.000 0.200 0.400 0.600 0.800 1.000 1.200 1.400 1.600
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
55
42.940 triệu đồng tương ứng tăng 267,4%, dư nợ trung và dài hạn tăng 101.058 triệu đồng tương ứng tăng 114,9% so với năm 2012.
Bảng 4.11: Tình hình dư nợ cho vay cá nhân theo thời hạn qua 3 năm 2012-2014
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2013/2012 2014/2013 ± % ± % 1. Ngắn hạn 10.051 16.060 59.000 6.009 59,79 42.940 267,4 2. Trung dài hạn 74.192 87.954 189.012 13.762 18,55 101.058 114,9 Tổng 84.243 104.014 248.012 19.771 23,47 143.998 267,4
Nguồn: Phòng quản lý nợ Vietcombank Huế
Biểu đồ 4.7: Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời hạn 4.3.2.2. Dư nợ cho vay cá nhân theo mục đích sử dụng vốn
Tương tự như tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay theo thời hạn, dư nợ cho vay theo mục đích sử dụng có xu hướng tăng qua các năm, tăng mạnh nhất là vào năm 2014, dư nợ cho vay sửa chữa nhà đạt mức 143.789 triệu đồng, tương ứng tăng 125,9%, cho vay nhu cầu đời sống khác đạt 104.223 triệu đồng, tương ứng tăng 158,3%. 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 10,051 16,060
59,000 74,192 87,954
189,012
56
Bảng 4.12: Tình hình dư nợ cho vay theo mục đích sử dụng vốn qua 3 năm 2012-2014
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2013/2012 2014/2013 ± % ± %
1. Cho vay sửa
chữa, mua nhà 77.461 63.660 143.789 -13.801 -17,8 80.129 125,9 2. Nhu cầu đời
sống khác 6.782 40.354 104.223 33.572 495,0 63.869 158,3
Tổng 84.243 104.014 248.012 19.771 23,5 143.998 138,4
Nguồn: Phòng quản lý nợ - Vietcombank Huế
Biểu đồ 4.8: Dư nợ cho vay theo mục đích sử dụng vốn
4.3.3.3. Phân tích nợ quá hạn cho vay
Đối với các khoản cho vay khi đến kỳ hạn trả nợ mà khách hàng không trả được nợ thì có thể chuyển sang nợ quá hạn. Nếu khách hàng vì những nguyên nhân khách quan nên không trả được nợ đúng hạn thì có thể làm đơn xin gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ nếu được ngân hàng đồng ý thì được chuyển kỳ hạn nợ hoặc được gia hạn nợ. Sau khi hết thời gian gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ mà khách hàng vẫn không trả được nợ cho ngân hàng thì nợ đó được chuyển sang nợ quá hạn.
0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 77,461 63,660
143,789 6,782 40,354
104,223
57
Còn nếu khách hàng không có đơn xin gia hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ thì ngân hàng sẽ chuyển nợ đó sang nợ quá hạn ngay sau khi hết hạn.
Nợ quá hạn, nợ khó đòi là những biểu hiện rõ nét của chất lượng tín dụng. Khi phát sinh nợ quá hạn đồng nghĩa với các khoản cho vay của ngân hàng đã bị rủi ro. Vì vậy ngân hàng cần tìm ra các nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn đồng thởi tìm ra các giải pháp để hạn chế nợ quá hạn, nhằm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng cũng đồng nghĩa với nâng cao hiểu quả hoạt động của ngân hàng.
4.3.3.4. Nợ xấu cho vay cá nhân
Bảng 4.13: Nợ xấu cho vay cá nhân qua 3 năm 2012-2014
(ĐVT: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2013/2012 2014/2013 ± % ± % 1. Nợ xấu 350.500 480.000 132.044 129.500 36,9 -347.956 -72,5 2. Nợ xấu cho vay cá nhân 1.236 1.557 2.143 321 26,0 586 37,6
Nguồn: Phòng quản lý nợ Vietcombank Huế
Biểu đồ 4.9: Nợ xấu cho vay cá nhân qua 3 năm 2012-2014
Qua Bảng 4.13, ta thấy nợ xấu cho vay cá nhân chiếm tỷ trọng rất nhỏ trên tổng nợ xấu, nhưng lại có xu hướng tăng dần qua các năm. Cụ thề năm 2012 nợ xấu cho vay cá nhân là 1.236 triệu đồng, chiếm 0,35%. Sang năm 2013 nợ xấu là 1.557 triệu đồng, chiếm 0,32%, tăng 321 triệu đồng, tương ứng tăng 26% so với năm
0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 350,500
480,000
132,044
1,236 1,557 2,143
58
2012. Năm 2014, nợ xấu tiếp tục tăng lên đến 2.143 triệu đồng, chiếm 1,62%, tăng 586 triệu đồng so với năm 2013, tương ứng tăng 37,6%.
Nguyên nhân làm cho nợ xấu tăng qua 3 năm 2012-2014 là do:
- Tăng trưởng và biến động kinh tế trong thời gian vừa qua, hầu hết các ngân hàng đều mở rộng hoạt động cho vay và cạnh tranh khốc liệt với nhau qua những sản phẩm cho vay;
- Sự mở rộng quy mô tín dụng càng lớn dẫn đến sự xuất hiện của những khoản nợ quá hạn cũng lớn theo;
- Do sự cố tình gian lận từ phía khách hàng, sử dụng vốn sai mục đích, tính chất công việc, ngành nghề của khách hàng có mức độ rủi ro cao dẫn đến khách hàng mất hoặc không có khả năng trả nợ.
Mặc dù ngân hàng có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn và có nhiều kinh nghiệm nhưng trong công tác thu hồi nợ vẫn còn gặp không ít những khó khăn. Việc xử lý nợ đến hạn chưa nhanh chóng làm phát sinh những khoản nợ quá hạn, điều đó dẫn đến việc trong các báo cáo luôn tồn đọng nợ quá hạn. Điều này cho thấy công tác tín dụng, thẩm định và thu hồi nợ chưa cao. Bên cạnh đó còn có yếu tố môi trường tác động khiến khả năng thu hồi nợ của khách hàng bị hạn chế, làm phát sinh nợ quá hạn.
Nhìn chung, nợ quá hạn của ngân hàng qua 3 năm có tăng nhưng không đáng kể cùng với doanh số cho vay ngân hàng tăng liên tục, điều này chứng tỏ chất lượng tín dụng của ngân hàng không ngừng phát triển.
Giai đoạn 2012-2014 là một giai đoạn đầy những khó khăn, biến động của nền kinh tế nước nhà và hoạt động của Vietcombank Huế cũng không thể tránh khỏi những khó khăn và thách thức đó. Nhưng với những nỗ lực hết mình, Chi nhánh vẫn đứng vững và phát triển vững mạnh, điều này thể hiện rõ qua một số các chỉ số đánh giá về hiệu quả và chất lượng tín dụng đã được phân tích ở trên.
59
4.4. ĐÁNH GIÁ CỦA KHÁCH HÀNG VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUẾ
Để đánh giá chất lượng tín dụng mang tính khách quan hơn, trong luận văn này tác giả đã tiến hành điều tra thu thập ý kiến đánh giá của khách hàng, kết quả được thể hiện như sau:
4.4.1. Thông tin về đối tượng điều tra
Điều tra bằng phiếu điều tra thu về từ 160 khách hàng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế cho thấy một số đặc điểm nổi bật của mẫu điều tra thể hiện ở Bảng 4.15.
Về loại hình khách hàng: Tác giả tiến hành điều tra bao quát các loại khách hàng cá nhân có đủ sức khỏe và đủ năng lực hành vi dân sự.
Về giới tính: Khách hàng là nam giới chiếm tỷ trọng 75,6%, khách hàng nữ giới chiếm tỷ trọng 24,4%. Tỷ lệ giữa nam và nữ là hợp lý và phù hợp để tiến hành nghiên cứu.
Về độ tuổi: phần lớn khách hàng ở độ tuổi từ 30 đến 50 tuổi, chiếm tỷ trọng trên 80%, còn lại trong độ tuổi dưới 30 tuổi. Độ tuổi giữa các nhóm tuổi là hợp lý và phù hợp để tiến hành nghiên cứu.
Trình độ học vấn: Đối tượng điều tra chủ yếu là chủ doanh nghiệp, cán bộ lãnh đạo, cán bộ viên chức, công nhân, giáo viên…. nên trình độ học vấn khá cao. Trong đó, trình độ đại học và sau đại học chiếm tỷ trọng trên 75%, kế đến là trình độ cao đẳng/Trung cấp chiếm tỷ trọng 14,4%, thấp nhất là trình độ phổ thông 8,8%.
Thu nhập của nhóm khách hàng từ 4 đến dưới 10 triệu đồng/tháng chiếm 44,4%; Từ 10 đến dưới 15 triệu đồng/tháng chiếm 33,8% và thấp nhất Dưới 4 triệu đồng/tháng chiếm tỷ lệ 8,8%.
Nghề nghiệp: Khách hàng được hỏi chủ yếu là cán bộ nhân viên nhà nước như giáo viên, bác sỹ, công an, bộ đội… hoặc chủ hay giám đốc hoặc người có vị trí trong các doanh nghiệp, các công nhân trong các nhà máy khu công nghiệp và những người
60 làm kinh doanh.
Như vậy, tỷ lệ giới tính, trình độ, thu nhập và nghề nghiệp của khách hàng là khá đồng đều và phù hợp để tiến hành nghiên cứu.
Bảng 4.14: Thông tin về mẫu điều tra
Tiêu chí thống kê Số lượng (người)
Tỷ lệ (%) 1. Thống kê theo giới tính của khách hàng
- Nam 121 75,6
- Nữ 39 24,4
2. Thống kê theo độ tuổi của khách hàng
- Dưới 30 tuổi 16 10,0
- Từ 30 đến 39 tuổi 73 45,6
- Từ 40 đến 49 tuổi 57 35,6
- Từ 50 tuổi trở lên 14 8,8
3. Thống kê theo trình độ của khách hàng
- Phổ thông 14 8,8
- Cao đẳng/Trung cấp 23 14,4
- Đại học 105 65,6
- Sau đại học 18 11,3
4. Thống kê theo thu nhập của khách hàng
- Dưới 4 triệu đồng/tháng 14 8,8
- Từ 4 đến dưới 10 triệu đồng/tháng 71 44,4
- Từ 10 đến dưới 15 triệu đồng/tháng 54 33,8
- Trên 15 triệu đồng/tháng 21 13,1
5. Thống kê theo nghề nghiệp của khách hàng
- Kinh doanh 70 43,8
- Công chức 57 35,6
- Làm kinh tế gia đình 21 13,1
- Đối tượng khác 12 7,5
Tổng cộng 160 100,0
61
4.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Huế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Huế
4.4.2.1. Kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha
Hệ số Cronbach’s Alpha cho biết mức độ tương quan giữa các biến trong bảng hỏi, để tính sự thay đổi của từng biến và mối tương quan giữa các biến. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, mức độ đánh giá các biến thông qua hệ số Cronbach’s Alpha được đưa ra như sau. Những biến có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item Total Correlation) lớn hơn 0,3 và có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 sẽ được chấp nhận và đưa vào những bước phân tích xử lý tiếp theo. Cụ thể là: Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,8: Hệ số tương quan cao. Cronbach’s Alpha từ 0,7 đến 0,8: Chấp nhận được. Cronbach’s Alpha từ 0,6 đến 0,7: Chấp nhận được nếu thang đo mới.
Kiểm định Cronbach‘s Alpha đối với các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Vietcombank Huế, thể hiện ở Bảng 4.16:
Bảng 4.15: Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo
Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu
loại biến
Phương sai thang đo nếu
loại biến Tương quan biến tổng Cronbach’s Alpha nếu loại biến
Lãi suất và phí tín dụng (LPTD), hệ số Cronbach’s Alpha: 0,827
LPTD_1 8,98 1,358 0,694 0,763
LPTD_2 9,14 1,428 0,772 0,736
LPTD_3 9,34 1,384 0,606 0,808
LPTD_4 9,31 1,524 0,567 0,820
Thủ tục và quy trình tín dụng (QTTD), hệ số Cronbach’s Alpha: 0,920
QTTD_1 12,41 2,570 0,836 0,890
62
QTTD_3 12,03 2,892 0,811 0,899
QTTD_4 12,41 2,596 0,830 0,892
Trở ngại trong hoạt động tín dụng (TNTD), hệ số Cronbach’s Alpha: 0,939
TNTD_1 9,76 3,490 0,809 0,934
TNTD_2 10,01 3,283 0,894 0,907
TNTD_3 9,89 3,253 0,904 0,903
TNTD_4 10,16 3,604 0,812 0,933
Cung cách phục vụ khách hàng (PVKH), hệ số Cronbach’s Alpha: 0,899
PVKH_1 16,91 4,231 0,716 0,895
PVKH_2 16,62 5,395 0,637 0,900
PVKH_3 16,94 4,368 0,895 0,843
PVKH_4 16,99 4,396 0,876 0,848
PVKH_5 16,56 5,318 0,698 0,890
Chính sách chăm sóc khách hàng (CSKH), hệ số Cronbach’s Alpha: 0,943
CSKH_1 12,76 3,428 0,882 0,921
CSKH_2 12,72 3,436 0,854 0,929
CSKH_3 12,89 3,341 0,831 0,937
CSKH_4 12,83 3,324 0,893 0,917
Nguồn: ử l số liệu điều tra Thang đo Lãi suất và phí tín dụng (LPTD): có hệ số Cronbach’s Alpha bằng 0,827. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến LPTD_1, LPTD_2, LPTD_3, LPTD_4 đều lớn hơn 0,3. Vì vậy các biến LPTD_1, LPTD_2, LPTD_3, LPTD_4LPTD_1, LPTD_2, LPTD_3, LPTD_4 được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.
63
Thang đo Thủ tục và quy trình tín dụng (QTTD): có hệ số Cronbach’s Alpha bằng 0,920. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến QTTD_1, QTTD_2, QTTD_3, QTTD_4 đều lớn hơn 0,3. Vì vậy các biến QTTD_1, QTTD_2, QTTD_3, QTTD_4 được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.
Thang đo Trở ngại trong hoạt động tín dụng (TNTD), có hệ số Cronbach’s Alpha bằng 0,939. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến TNTD_1, TNTD_1, TNTD_1, TNTD_1 đều lớn hơn 0,3. Vì vậy các biến TNTD_1, TNTD_1, TNTD_1, TNTD_1 được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.
Thang đo Cung cách phục vụ khách hàng (PVKH), có hệ số Cronbach’s Alpha bằng 0,899. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến PVKH_1, PVKH_2, PVKH_3, PVKH_4 đều lớn hơn 0,3. Vì vậy các biến PVKH_1, PVKH_2, PVKH_3, PVKH_4 được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.
Thang đo Chính sách chăm sóc khách hàng (CSKH), có hệ số Cronbach’s Alpha bằng 0,943. Các hệ số tương quan biến tổng của các biến CSKH_1, CSKH_2, CSKH_3, CSKH_4 đều lớn hơn 0,3. Vì vậy các biến CSKH_1, CSKH_2, CSKH_3, CSKH_4 được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.
Qua kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha tổng thể, cho thấy các biến có hệ số tương quan tổng > 0,3 và hệ số Cronbach’s Alpha > 0,8. Như vậy, thang đo các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Vietcombank Huế đã thỏa mãn các yêu cầu về độ tin cậy Cronbach’s Alpha.
4.4.2.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
Qua việc phân tích các mô hình nghiên cứu có liên quan của các nhà nghiên cứu trong nước và trên thế giới, kết hợp với quá trình nghiên cứu định tính. Nghiên cứu đã xây dựng được hệ thống các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Vietcombank Huế. Nhằm phân loại các yếu tố, cũng như tạo tiền đề để phác thảo mô hình nghiên cứu mà đề tài hướng đến, nghiên cứu sẽ tiến hành phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho 21 biến độc lập về chất lượng tín dụng