Trong kinh tế thị trường, hệ thống ngân hàng được ví như hệ thần kinh của toàn bộ nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng quốc gia hoạt động thông suốt, lành mạnh và hiệu quả là tiền đề để các nguồn lực tài chính luân chuyển, phân bổ và sử dụng có hiệu quả kích thích sự tăng trưởng kinh tế một cách bền vững. Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì sản phẩm truyền thống, chủ yếu và đóng vai trò then chốt nhất đó là sản phẩm TDNH. Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường thì rủi ro trong kinh doanh là không thể tránh khỏi mà đặc biệt là rui ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng có phản ứng dây truyền, lây lan và ngày càng ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ nền kinh tế và có thể lan rộng sang qui mô quốc tế.
Không phải một cách ngẫu nhiên mà hoạt động của các ngân hàng luôn chịu sự kiểm soát khắt khe của các cơ quan quản lý của Chính phủ, mà sự quản lí này nhằm:
- Đảm bảo sự an toàn cho khoản tiết kiệm của công chúng;
- Kiểm soát mức cung ứng tiền tệ và tín dụng, phục vụ cho mục tiêu chung của quốc gia như: tạo việc làm cao, tỉ lệ lạm phát thấp;…
- Bảo đảm sự bình đẳng và công khai trong việc tiếp cận với các khoản tín dụng và các dịch vụ tài chính của công chúng;
- Tăng cường lòng tin của công chúng vào hệ thống tài chính, đảm bảo các khoản tiết kiệm được tập trung cho đầu tư sản xuất và đảm bảo quá trình thanh toán được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả;
- Ngăn chặn sự tập trung tiềm lực tài chính vào tay một số ít cá nhân hay tổ chức; - Cung cấp cho chính phủ các khoản tín dụng, thuế và các dịch vụ tài chính khác;
23
- Trợ giúp các khu vực của nền kinh tế có nhu cầu tín dụng đặc biệt như các hộ gia đình, các doanh nghiệp nhỏ, nông nghiệp…
Qua đó ta thấy được tầm quan trọng của hoạt đông ngân hàng, cũng như hoạt động TDNH. Do đó, việc nâng cao chất lượng TDNH là đòi hỏi tất yếu của nền kinh tế và cũng là nhu cầu thiết thực của chính các NHTM.
Đối với nền kinh tế: Chất lượng tín dụng ngày càng được quan tâm bởi lẽ: - Đảm bảo chất lượng tín dụng là điều kiện để ngân hàng làm tốt vai trò trung tâm thanh toán: khi chất lượng tín dụng được đảm bảo sẽ tăng vòng quay vốn tín dụng, với một số lượng tiền như cũ có thể thực hiện số lần giao dịch lớn hơn, tạo điều kiện tiết kiệm tiền trong lưu thông và củng cố sức mua của đồng tiền.
- Chất lượng tín dụng tạo điều kiện cho ngân hàng làm tốt chức năng trung gian tín dụng trong nền kinh tế: TDNH là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, góp phần điều hòa vốn trong nền kinh tế. Tăng cường chất lượng tín dụng đồng nghĩa với việc giảm thiểu lãng phí vốn do không sử dụng hết lượng tiền trong lưu thông giải quyết mối quan hệ về cung cầu vốn trên thị trường, điều hòa và ổn định lưu thông tiền tệ.
- Chất lượng tín dụng góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ, tăng trưởng kinh tế và nâng cao uy tín quốc gia: Điều này là do hoạt động tín dụng của các NHTM có quan hệ chặt chẽ với khối lượng tiền mặt trong lưu thông, thông qua cho vay chuyển khoản thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt, các NHTM có khả năng mở rộng tiền ghi sổ gấp nhiều lần so với thực tế có. Đó là nhờ khả năng tạo tiền của hệ thống ngân hàng, khối lượng tiền được mở rộng và đưa vào lưu thông có quyền thanh toán và chi trả như các phương tiện khác và có thể được chuyển thành tiền mặt- phương tiện lưu thông có tính lỏng cao nhất. Chính bởi lẽ đó tín dụng là nơi tiềm ẩn lạm phát. Đảm bảo chất lượng tín dụng tạo điều kiện cho NHTM cung cấp tổng phương tiện thanh toán phù hợp với yêu cầu của nền kinh tếtạo khả năng giảm bớt lượng tiền thừa, góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ và tăng uy tín quốc gia bằng việc phát huy tác dụng của sản phẩm dịch vụ trong tương lai của các công trình đầu tư.
Tín dụng là công cụ để thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội theo ngành, theo lĩnh vực, theo địa phương. Bằng việc phân tích,
24
đánh giá khả năng phát triển của các đối tượng kinh tế, khu vực kinh tế, kết hợp với nguồn tín dụng các quyết định đầu tư đúng đắn sẽ khai thác được khả năng tiềm tàng về tài nguyên, lao động… để tăng cường năng lực sản xuất,cung cấp ngày càng nhiều sản phẩm cho xã hội, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Nâng cao chất lượng tín dụng là góp phần tăng hỉệu quả sản xuất xã hội, đảm bảo sự phát triển cân đối giữa các ngành các vùng trong cả nước, ổn định và phát triển nền kinh tế.
Chất lượng tín dụng góp phần lành mạnh hóa quan hệ tín dụng: hoạt động tín dụng được mở rộng với các thủ tục đơn giản, thuận tiện, đảm bảo nguyên tắc tín dụng góp phần cho vay đúng các đối tượng cần thiết, giảm thiểu và xóa bỏ tình trạng cho vay nặng lãi chủ yếu hiện nay ở khu vực nông thôn và miền núi xa xôi.
Với những vai trò quan trọng đó, để hoạt động tín dụng có chất lượng thì sự nỗ lực của riêng bản thân các NHTM thôi là vẫn chưa đủ. Sự ổn định của nền kinh tế với các cơ chế chính sách phù hợp, sự phối hợp nhịp nhàng và có hiệu quả giữa các cấp các ngành là điều cần thiết.
Đối với mỗi NHTM: Chất lượng tín dụng là yếu tố hàng đầu quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng đó vì:
- Chất lượng tín dụng làm tăng khả năng cung cấp dịch vụ của các NHTM do tạo thêm nguồn vốn từ việc tăng vòng quay vốn tín dụng và thu hút được nhiều khách hàng, bởi lẽ sự phong phú và chất lượng của các sản phẩm dịch vụ tạo ra mọt hình ảnh, uy tín cho ngân hàng tạo ra những khách hàng trung thành với ngân hàng.
- Chất lượng tín dụng gia tăng khả năng sinh lời của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng do giảm được sự chậm trễ, giảm chi phí nghiệp vụ, chi phí quản lý, các chi phí thiệt hại do không thu hồi được vốn đã cho vay và yêu cầu kiểm tra tối thiểu.
- Chất lượng tín dụng cải thiện tình hình tài chính của ngân hàng, tạo thế mạnh của ngân hàng trong cạnh tranh.
- Chất lượng tín dụng tạo thuận lợi cho sự tồn tại lâu dài của ngân hàng bởi vì chất lượng tín dụng cho phép ngân hàng có những khách hàng trung thành và những khoản lợi nhuận để bổ sung vào vốn đầu tư.
25
- Chất lượng tín dụng củng cố mối quan hệ xã hội của ngân hàng bằng những điều kiện lao động tốt nhất.
Trước sức ép của cạnh tranh, trước yêu cầu của hội nhập kinh tế với mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội và sự phát triển vững mạnh của hệ thống ngân hàng, việc không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng là sự cần thiết khách quan.