Nhóm giải pháp về hoạt động

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh huế (Trang 97 - 100)

5.2.3.1. Xây dựng và thực hiện chính sách tín dụng phù hợp

Việc xây dựng được chính sách tín dụng đúng đắn là nền tảng của việc quản lý danh mục cho vay lành mạnh và là phương tiện số 1 để hướng dẫn các hoạt động cho vay đi một cách nhất quán với định hướng chiến lược của ngân hàng.

Thông qua đó, có thể xác định được mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng và vạch ra các chuẩn mực trong cơ cấu danh mục cho vay, các tiêu chuẩn thẩm định tín dụng thận trọng, thẩm quyền phê duyệt tín dụng cá nhân và quản lý tập trung.

Chính sách tín dụng phải được viết thành văn bản và được Giám đốc phê duyệt, trên cơ sở:

- Cần rõ ràng và không quá hạn chế;

- Chỉ rõ trách nhiệm của những cán bộ tham gia vào quy trình cho vay;

- Phải được xem xét lại theo định kỳ và chỉnh sửa cho phù hợp với những thay đổi bên ngoài và nội tại ngân hàng;

- Cần được công bố và truyền đạt rõ ràng tới cấp quản lý và CBTD; - Phải được bộ máy quản lý thực hiện, giám sát và tuyên truyền; - Phải xác định được một quy trình cho các trường hợp ngoại lệ; - Phải được hỗ trợ bởi quy trình, quy chế cụ thể và chi tiết.

5.2.3.2. Xây dựng văn hoá tín dụng

Văn hoá tín dụng của một ngân hàng là tập hợp các giá trị, niềm tin và hành vi liên quan đến tín dụng. Đó là những gì được làm và làm như thế nào?

Các giá trị và hành vi được khuyến khích sẽ trở thành chuẩn mực và được ưu tiên hơn cả các chính sách và quy trình tín dụng bằng văn bản. Nó là cơ sở và động lực để thúc đẩy CBTD phát triển và cống hiến, vì:

86

- Văn hoá tín dụng có ảnh hưởng mạnh đến việc quản lý tín dụng và rủi ro tín dụng của một ngân hàng;

- Văn hoá tín dụng, chính sách tín dụng và thông lệ tín dụng cần phải liên hệ chặt chẽ với nhau.

5.2.3.3. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định

Trên cơ sở phân tích 6 “C”cơ bản khi cho vay:

- Tư cách (Character - các phẩm chất, uy tín, tính trung thực và ý thức trả nợ của bên vay;

- Khả năng (Capacity - yếu tố kinh doanh: doanh thu, lợi nhuận, hiệu quả hoạt động, khả năng trả nợ;

- Vốn (Capital) - nền tảng tài sản, khả năng và mong muốn đầu tư;

- Lưu chuyển tiền tệ (Cash flow) - dòng tiền thu vào từ hoạt động kinh doanh, trả nợ, trả lãi cho chủ nợ và chủ sở hữu;

- Tài sản thế chấp (Collateral) - giá trị và chất lượng, tính sở hữu, tính chất dễ quản lý, dễ bán;

- Các điều kiện khác (Conditions) - các điều kiện chính trị, kinh tế… khả năng khoản vay bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi về luật và các quy định khác.

5.2.3.4. Tăng cường công tác giám sát tiền vay

Giám sát chặt chẽ qúa trình sử dụng tiền vay của khách hàng được coi là một biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng hoạt động cho vay. Việc giám sát sẽ giúp ngân hàng kiểm soát được hành vi của người vay vốn, đảm bảo đồng vốn được sử dụng hiệu quả và đúng mục đích. Nếu việc giám sát không chặt chẽ tạo ra lỗ hổng cho người vay sử dụng sai mục đích, làm phát sinh rủi ro tín dụng.

Việc giám sát tiền vay hiện nay ở Vietcombank Huế mới tập trung chủ yếu ở việc xem xét các báo cáo tài chính mới nhất, một số giấy tờ hoá đơn liên quan... định kỳ cán bộ tín dụng đến cơ sở để kiểm tra; tuy nhiên việc giám sát như vậy sẽ

87

không phát hiện kịp thời các biến cố xảy ra của đối tượng đi vay, nhất là tính trung thực của các báo cáo tài chính mà người đi vay đưa ra. Vì vậy, công tác giám sát tiền vay cần phải được quan tâm thực hiện theo hướng:

- Thời gian kiểm tra: ngoài việc kiểm tra định kỳ đã thống nhất nên tăng cường kiểm tra bất thường;

- Tổ chức quá trình kiểm soát cẩn thận và nghiêm túc để đảm bảo đánh giá, xem xét được tất cả những đặc tính quan trọng nhất đối với mỗi khoản vay bao gồm: đánh giá quá trình thanh toán của khách hàng; đánh giá chất lượng và tình trạng của tài sản thế chấp; đánh giá sự thay đổi trong tình hình tài chính của người vay và sự thay đổi trong các dự báo, đánh giá những yếu tố làm tăng giảm nhu cầu vay vốn của người vay;

- Kiểm soát và theo dõi thường xuyên những khoản cho vay lớn bởi việc không tuân thủ hợp đồng tín dụng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình tài chính của Ngân hàng;

- Tiến hành theo dõi thường xuyên hơn đối với những khoản cho vay có vấn đề; Nếu trong trường hợp tốc độ phát triển của nền kinh tế suy giảm hay các ngành chiếm tỷ trọng lớn trong danh mục cho vay phải đối mặt với các vấn đề lớn như sự xuất hiện đối thủ cạnh tranh mới hay sự thay đổi công nghệ tạo ra nhu cầu mới thì ngân hàng nên tăng cường các biện pháp kiểm soát các khoản vay.

5.2.3.5. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ

Công tác kiểm tra nội bộ tại Vietcombank Huế còn rất nhiều bất cập, những vấn đề phát hiện thường là những sai phạm đã phát sinh, do đó bị hạn chế tác dụng trong việc phát hiện, ngăn ngừa và quản lý rủi ro.

Cần phải tăng cường nhân sự đủ năng lực và kinh nghiệm hoạt động cho vay cho Phòng kiểm tra nội bộ và sửa đổi mô hình tổ chức từ trực thuộc Giám đốc sang trực thuộc Hội đồng quản trị để đảm bảo tính độc lập, minh bạch trong công tác kiểm tra, giám sát và báo cáo, kiến nghị.

88

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh huế (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)