Các nguồn lực của Vietcombank Huế

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh huế (Trang 50 - 56)

4.1.2.1. Tình hình lao động

Lao động là một yếu tố được sử dụng hàng ngày trong các doanh nghiệp, là một yếu tố hết sức quan trọng quyết định tới quy mô và kết quả hoạt động kinh

39

doanh của doanh nghiệp. Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thì quản lý lao động là một trong những giải pháp quan trọng nhất. Hiện nay, trong công tác quản lý doanh nghiệp nói chung và công tác quản lý lao động nói riêng, Vietcombank Huế đã và đang từng bước đổi mới và không ngừng hoàn thiện để phù hợp với đặc biệt tình hình kinh doanh của chi nhánh.

Bảng 4.1: Tình hình lao động Vietcombank Huế qua 3 năm 2012-2104

ĐVT: Người

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2013/2012 2014/2013 SL % SL % SL % ± % ± % Tổng số lao động 166 100 175 100 181 100 9 5,4 6 3,4 1. Phân theo giới tính

- Lao động nam 54 32,5 59 33,7 62 34,3 5 9,3 3 5,1 - Lao động nữ 112 67,5 116 66,3 119 65,7 4 3,6 3 2,6 2. Phân theo trình độ - Sau đại học 2 1,2 3 1,7 17 9,4 1 50 14 566,7 - Đại học 155 93,4 162 92,6 155 85,6 7 4,5 -7 -4,5 - Cao đẳng, trung cấp 4 2,4 5 2,9 4 2,2 1 25 -1 -25 - Lao động phổ thông 5 3,0 5 2,9 5 2,8 0 0 0 0

Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự - Vietcombank Huế

Xuất phát từ thực tế về nguồn lao động của chi nhánh, để quản lý lực lượng lao động, giám đốc chi nhánh đã phân loại lao động theo các tiêu chí: giới tính, trình độ. Đây là hai tiêu chí cơ bản để phản ánh số lượng và chất lượng lao động của một đơn vị. Từ kết quả Bảng 4.1, cho thấy nhân sự của Vietcombank Huế có sự thay đổi qua 3 năm. Để đáp ứng nhu cầu công việc và phát triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, 2 năm trở lại đây đơn vị này đã tuyển thêm lực lượng lao động. Cụ thể là năm 2013 tăng thêm 9 lao động và năm 2014 bổ sung thêm 6 lao động, tương ứng với 5,4% và 3,4%.

40

Nhìn chung, cán bộ nhân viên của Vietcombank chi nhánh Huế đáp ứng cao yêu cầu công việc, trình độ đại học và trên đại học chiếm trên 90% nhân lực của đơn vị. Vietcombank ngày càng chú trọng đào tạo nguồn nhân lực của mình bằng các khóa học ngắn hạn cho nhân viên nên chất lượng nguồn nhân lực ngày một được cải thiện và nâng cao, năm 2014 trình độ đại học và trên đại học chiếm đến 95%. Trong cơ cấu lao động phân theo giới tính thì số lao động nữ luôn chiếm trên 65% nguồn lực. Trên thực tế cho thấy, số cán bộ nữ này chủ yếu tập trung ở bộ phận giao dịch, tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Điều này là do đặc thù kinh doanh dịch vụ của ngành Ngân hàng.

Xác định nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng, nên Lãnh đạo Vietcombank Huế đã thống nhất phương án lập kế hoạch phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cho mình. Thông qua các trường đại học ở Huế, các trung tâm đào tạo có chất lượng kết hợp với kế hoạch đào tạo ngắn hạn của chi nhánh, vì vậy toàn bộ lực lượng lao động của Vietcombank Huế hơn 150 người đều được đào tạo nghiệp vụ và kỹ năng chuyên nghiệp, qua đó xây dựng tốt văn hoá của Vietcombank Huế.

Hầu hết nhân viên của Vietcombank Huế đều có trình độ kiến thức cao và nhanh nhạy. Do đó, họ có khả năng tiếp cận nhanh với khoa học công nghệ và phát triển các nghiệp vụ chuyên môn. Có thể nói, đây là một trong những lợi thế để Vietcombank Huế phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Ngoài ra, hầu hết các nhân viên đều trong độ tuổi từ 25 - 35 tuổi nên phong cách làm việc rất năng đông, tạo điều kiện cho chi nhánh hoạt động ngày càng phát triển.

Hàng năm Vietcombank Huế trích 5% trên tổng lợi nhuận để lập quỹ đào tạo và phát triển nhân lực, không thể phủ nhận rằng nguồn nhân lực có chất lượng cao và có văn hoá doanh nghiệp đã giúp Vietcombank Huế khẳng định tên tuổi và thương hiệu Vietcombank trong thời gian qua, với slogan: “Chung niềm tin vững tương lai” nên tất cả các khách hàng hài lòng tuyệt đối với thái độ phục vụ tận tình, chu đáo và chuyên nghiệp của Vietcombank Huế.

41

4.1.2.2. Tình hình tài sản nguồn vốn

Trong tổng tài sản của Ngân hàng thì có hai khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất là quan hệ tín dụng với khách hàng và quan hệ trong hệ thống. Quan hệ tín dụng với khách hàng cũng là hoạt động chủ yếu và cốt lõi của ngành Ngân hàng. Hai khoản mục này chiếm 90% tổng tài sản của Vietcombank Huế.

Ngân hàng đã làm tốt vai trò của mình, mở rộng hoạt động kinh doanh, tạo được tiềm tin cho khách hàng nên tài sản từ hoạt động tín dụng khách hàng có xu hướng tăng và tăng mạnh vào năm 2014 (tăng 19,3% so với năm 2013). Quan hệ trong hệ thống là khoản tiền mà Vietcombank Huế gửi Ngân hàng Vietcombank TW, khoản mục này tăng mạnh vào năm 2013, tăng 352.000 triệu đồng, tương ứng tăng 22,8% so với năm 2012. Sang năm 2014 khoản mục này giảm 9,5% so với cùng kì năm trước. Trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng thì vốn huy động từ khách hàng là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm trên 75% tổng nguồn vốn của Vietcombank. Việc sử dụng vốn của ngân hàng có liên quan đến các tổ chức kinh tế hay nhiều cá nhân trong xã hội. Chính vì vậy ngân hàng phải xem xét đến tình hình cân đối giữa tài sản và nguồn vốn, qua đó đánh giá ngân hàng có sử dụng hết năng lực cho vay từ số vốn huy động hay không. Nguồn vốn của Vietcombank Huế có xu hướng tăng qua 3 năm. Năm 2012, nguồn vốn huy động từ khách hàng đạt mức 2.519.000 triệu đồng, chiếm 75% tổng nguồn vốn của Vietcombank Huế. Năm 2013, nguồn vốn huy động từ khách hàng đã tăng lên 18,3% so với năm 2012. Năm 2014, khoản mục này tiếp tục tăng, nhưng tốc độ tăng trưởng thấp hơn năm trước, chỉ tăng thêm 4,3% so với năm 2013. Sự tăng trưởng liên tục của khoản mục nguồn vốn huy động từ khách hàng đã góp phần giúp cho tổng nguồn vốn của Vietcombank Huế liên tục tăng qua 3 năm. Nguồn vốn huy động tăng là nhờ Vietcombank Huế áp dụng chính sách lãi suất phù hợp. Lãi suất tiền gửi cho từng đối tượng khách hàng hấp dẫn 8% đối với tiền gửi có kỳ hạn đã thu hút lượng vốn lớn trên địa bàn. Đây chính là hiệu quả của công tác huy động vốn, quảng bá thương hiệu cũng như sự phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao của tập thể cán bộ công nhân viên Vietcombank Huế.

42

Bảng 4.2: Tình hình tài sản nguồn vốn của Vietcombank Huế qua 3 năm 2012 - 2014

(ĐVT: Triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2013/2012 2014/2013 Giá trị % Giá trị % Giá trị % ± % ± % A. TÀI SẢN 3.357.000 100 3.808.000 100 3.952.210 100 451.000 13,4 144.210 3,8

1. Tiền mặt 105.000 3,1 113.000 3,0 105.130 2,7 8.000 7,6 -7.870 -7,0

2. Tiền gửi tại NHNN 70.000 2,1 87.000 2,3 91.510 2,3 17.000 24,3 4.510 5,2

3. Tài sản cố định 17.000 0,5 25.000 0,7 29.890 0,8 8.000 47,1 4.890 19,6 4. Quan hệ tín dụng với KH 1.564.000 46,6 1.613.000 42,3 1.923.720 48,7 49.000 3,1 310.720 19,3 5. Quan hệ trong hệ thống 1.543.000 46,0 1.895.000 49,7 1.714.540 43,3 352.000 22,8 -180.460 -9,5 6. Sử dụng vốn khác 58.000 1,7 75.000 2,0 87.420 2,2 17.000 29,3 12.420 16,6 B. NGUỒN VỐN 3.357.000 100 3.808.000 100 3.952.210 100 451.000 13,4 144.210 3,8 1. Tiền gửi các TCTD 6.000 0,2 5.120 0,1 11.320 0,3 -880 -14,7 6.200 121,1 2. Vốn huy động từ KH 2.519.000 75,0 2.981.000 78,3 3.110.000 78,7 462.000 18,3 129.000 4,3 3. Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu 3.200 0,1 150 0,004 70 0,002 -3.050 -95,3 -80 -53,3

4. Vốn và các quỹ 150.000 4,5 213.730 5,6 224.820 5,7 63.730 42,5 11.090 5,2

5. Quan hệ trong hệ thống 482.000 14,3 318.000 8,4 275.000 6,9 -164.000 -34,0 -43.000 -13,5 6. Nguốn vốn khác 196.800 5,9 290.000 7,6 331.000 8,4 93.200 47,4 41.000 14,1

43

4.1.2.3. Tình hình huy động vốn qua 3 năm 2012 - 2014

Vốn huy động của NHTM là giá trị tiền tệ mà các NHTM huy động được trên thị trường thông qua nghiệp vụ tiền gửi, tiền vay và một số nguồn vốn khác. Bộ phận vốn huy động có ý nghĩa quyết định khả năng hoạt động của mỗi NHTM.

Tổng nguồn vốn huy động tính đến 31/12/2014 đạt 3.110 triệu đồng tăng 129 triệu đồng tương đương 4,3% so với năm 2013. Tốc độ tăng trưởng của Ngân hàng đang có dấu hiệu chậm lại, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn năm 2013 chỉ 4,3% giảm nhiều so với giai đoạn 2012 - 2013 là 18,3%.

Bảng 4.3: Tình hình huy động vốn Vietcombank Huế qua 3 năm 2012-2014

(ĐVT: Tỷ đồng)

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2013/2012 2014/2013

Giá trị % Giá trị % Giá trị % ± % ± % Nguốn vốn huy động 2.519 100,0 2.981 100,0 3.009 100,0 462 18,3 129 4,3 Theo loại tiền (tỷ đồng)

VND 2.041 81,0 2.318 77,8 2.620 87,1 277 13,6 390 16,8 Ngoại tệ (quy VND) 478 19,0 663 22,2 389 12,9 185 38,7 -261 -39,4

Theo tính chất tiền gửi (tỷ đồng)

Tổ chức kinh tế 943 37,4 575 19,3 1.094 36,4 -368 -64 556 96,7 Tiền gửi dân cư 1.576 62,6 2.406 80,7 1.915 63,6 830 52,7 -427 -17,7

Theo kỳ hạn (tỷ đồng)

Không kỳ hạn 358 14,2 424 14,2 508 16,9 66 18,4 101 23,8 Dưới 12 tháng 1.976 78,4 2.181 73,2 2.005 66,6 205 10,4 -109 -5,0 12 tháng trở lên 185 7,4 376 12,6 496 16,5 191 103,2 137 36,4

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Vietcombank Huế 2012, 2013,2014

Nguồn vốn huy động theo loại tiền VND có sự tăng trưởng qua 3 năm, nhưng ngoại tệ thì có xu hướng giảm vào năm 2014, tỷ trọng USD trong tổng nguồn vốn huy động năm 2014 là 14,8% thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng vốn ngoại tệ so với 2013 là 28,6%.

44

Đến cuối 2014, nhiều NHTM đang dư thừa ngoại tệ khi các doanh nghiệp vẫn khá thờ ơ với việc vay vốn ngoại tệ, nhu cầu mua ngoại tệ của doanh nghiệp khi đến hạn thanh toán cũng giảm, làm cho lãi suất huy động USD tiếp tục giảm. Bên cạnh đó, thị trường ngoại hối về cơ bản ổn định, thanh khoản ngoại tệ của hệ thống cải thiện, sau khi NHNN thực hiện đồng bộ các biện pháp thì tỷ giá đã ổn định trở lại. Tâm lý găm giữ ngoại tệ được đẩy lùi một bước, hoạt động của thị trường tự do bị thu hẹp, tình trạng đô la hóa giảm, lòng tin vào đồng Việt Nam được nâng cao, giúp cho tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ/tổng tiền gửi tiếp tục giảm.

Thành phần vốn huy động từ khách hàng bao gồm tiền gửi của tổ chức kinh tế và tiền gửi tiết kiệm của dân cư. Trong đó: tỷ lệ tiền gửi của tổ chức kinh tế từ 35% - 40%; của tiết kiệm từ 60% - 65%. Riêng đối với năm 2013, tiền gửi từ các tổ chức kinh tế giảm mạnh xuống còn 19,3%, nguồn vốn huy động của Ngân hàng chủ yếu từ tiền tiết kiệm của dân cư, chiếm đến 80,7%.

Cơ cấu huy động vốn qua các năm có tỷ trọng huy động vốn kỳ hạn dưới 12 tháng khá cao trên 65% tổng nguồn vốn huy động nhưng năm 2014 huy động vốn ngắn hạn dưới 12 tháng giảm 109 tỷ đồng tương đương với 5% so với năm trước. Với hình thức gửi có kỳ hạn khách hàng luôn được mức lãi suất cao hơn so với không kỳ hạn nên hình thức này luôn được người dân ưu tiên lựa chọn, cụ thể là trên 80% tiền gửi thuộc nhóm tiền gửi có kỳ hạn. Trong nhóm tiền gửi có kỳ hạn, khách hàng ưu tiên lựa chọn gửi ngắn hạn (dưới 12 tháng) nhiều hơn dài hạn, vì đa phần nguồn vốn huy động từ ngân hàng là từ tiết kiệm dân cư, khách hàng gửi từ khoản tiết kiệm của mình nên họ lựa chọn ngắn hạn để dễ dàng rút tiền khi cần thiết đáp ứng nhu cầu cuộc sống mà không bị mất hoàn toàn số lãi vì rút trước thời hạn đăng ký.

4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUẾ

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam chi nhánh huế (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)