Khái quát đặc điểm kinh tế xã hội và đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh hà tĩnh thực trạng và giải pháp (Trang 42)

7. Kết cấu đề tài luận văn

2.1. Khái quát đặc điểm kinh tế xã hội và đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã

cấp xã của tỉnh Hà Tĩnh

2.1.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Hà Tĩnh

Hà Tĩnh là tỉnh thuộc khu vực Bắc Miền Trung, phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Đông giáp biển đông dài 137km, phía Tây giáp nước Cộng hòa DCND Lào với biên giới dài 145km. Hà Tĩnh có 1 thành phố trực thuộc tỉnh, 1 thị xã và 10 huyện gồm: Thành phố Hà Tĩnh, Thị xã Hồng Lĩnh và các huyện: Nghi Xuân, Đức Thọ, Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Can Lộc, Thạch Hà, Lộc Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh và 262 xã, phường, thị trấn với 2.805 thôn, xóm, khối phố (235 xã, 15 phường, 12 thị trấn). Trong đó, xã loại 1: 21 xã, xã loại 2: 116 xã, xã loại 3: 125 xã

Tổng diện tích đất tự nhiên trên 6.000 km2. Trong đó có 3/4 diện tích đất

tự nhiên là đồi núi, địa hình phức tạp, hẹp và dốc từ tây sang đông, thời tiết khí hậu khắc nghiệt, mùa hè nóng, mùa đông lạnh, lượng mưa lớn, thường xuyên bị ảnh hưởng của bão lụt, hạn hán kéo dài; có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú bao gồm tài nguyên rừng, tài nguyên biển, tiềm năng lợi thế về thương mại du lịch và phát triển công nghiệp.

Về khoáng sản: Hà Tĩnh có mỏ quặng sắt Thạch Khê với trữ lượng khoảng 544 triệu tấn, hàm lượng sắt chiếm 62,15%. Ngoài ra, còn có nhiều mỏ quặng sắt ở Hương Khê, Can Lộc, Đức Thọ, Vũ Quang; quặng Mangan ở Phú Lộc, Thượng Lộc (Can Lộc), Đức Lập (Đức Thọ) và Kỳ Tây (Kỳ Anh), với tổng trữ lượng 136.433 tấn; quặng Titan ở các vùng ven biển Kỳ Anh, Cẩm Xuyên đã và đang được khai thác...

Về tài nguyên biển: Hà Tĩnh có bờ biển dài 137 km và trên 20 con sông tạo ra tiềm năng lớn trong việc phát triển toàn diện kinh tế biển. Dọc bờ biển có

36

4 cửa lạch lớn là cửa Hội, cửa Sót, cửa Nhượng và cửa Khẩu là những địa điểm thích hợp để xây dựng các cảng cá. Cảng nước sâu Vũng Áng - Sơn Dương có khả năng cho tàu có trọng tải từ 4,5 - 30 vạn tấn cập bến thuận lợi.

Về tài nguyên rừng: Tổng diện tích rừng tự nhiên 199.847 ha, trong đó rừng đặc dụng 60.000 ha, rừng phòng hộ 83.078 ha, rừng sản xuất 26.000 ha, trữ

lượng gỗ trên 21,13 triệu m3. Hà Tĩnh có Vườn Quốc gia Vũ Quang và Khu bảo

tồn thiên nhiên Kẽ Gỗ với thảm thực vật phong phú gồm 307 loài thực vật bậc cao, thuộc 236 chi, 99 họ với 10 loài quý hiếm.

Về thương mại, du lịch: Hà Tĩnh được Chính phủ khẳng định là một trọng điểm trong hệ thống du lịch Quốc gia, với các điểm du lịch đặc sắc về sinh thái, lịch sử - văn hoá. Theo thống kê sơ bộ, Hà Tĩnh có trên 400 di tích, trong đó 67 di tích đã được nhà nước xếp hạng Di tích Quốc gia. Hà Tĩnh còn có các khu nghỉ dưỡng Thiên Cầm, Xuân Thành, Đèo Con… tạo ra sức thu hút cho ngành du lịch phát triển.

Về giao thông: Hà Tĩnh có hệ thống giao thông thuận lợi bao gồm: đường quốc lộ 1A, 8A, 12A, 15A, đường Hồ Chí Minh, đường ven biển, đường sắt; đường kết nối hành lang kinh tế Đông Tây, nước bạn Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan; có cảng nước sâu Vũng Áng và hệ thống cảng biển ven biển phục vụ đánh bắt thuỷ hải sản và phát triển kinh tế - xã hội.

Về dân số, lao động: Tổng dân số Hà Tĩnh có đến cuối năm 2013: 1.238.900 người; trong đó: nam chiếm 49,41%, nữ chiếm 50,49%; dân số khu vực thành thị 194.260 người (chiếm 15,68%), dân số khu vực nông thôn 1.046.400 người (chiếm 84,32%)

Dân số trong độ tuổi lao động: 824.000 người; trong đó: dân số từ 15-45 tuổi: 637.000 người, chiếm 77,32%; riêng lực lượng lao động trẻ dưới 30 tuổi có 392.000 người, chiếm 47,6%. Số lao động tham gia hoạt động kinh tế là 701.380 người, chiếm 56,61% dân số và 85,12% số người trong độ tuổi lao động. Tỷ lệ lao động ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp chiếm 53,7%; ngành Công nghiệp -

37

Xây dựng: 18,3%; ngành Thương mại - Dịch vụ: 28%. Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2013 đạt 41%. Bình quân mỗi năm có từ 12.000-14.000 người bước vào độ tuổi lao động, đây là nguồn nhân lực quan trọng để Hà Tĩnh thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

2.1.2. Những thành tựu kinh tế - xã hội những năm gần đây

Nền kinh tế phát triển toàn diện với tốc độ cao, tạo ra bước đột phá mới. GDP bình quân giai đoạn 2011-2013 đạt 14,8%, trong đó năm 2013 đạt 19,16%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ; năm 2013: Công nghiệp và Xây dựng 38,33%, dịch vụ 43,38%, Nông nghiệp 18,29%, dự kiến năm 2014 nông nghiệp còn 10%.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2011-2013 đạt trên 117 nghìn tỷ đồng, tăng 4,2 lần so với giai đoạn 2006-2010; riêng năm 2013 đạt trên 58 nghìn tỷ đồng, gấp 1,7 lần so với năm 2012 và 2,4 lần năm 2011.

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng nhanh, giai đoạn 2011-2013 đạt 12.585 tỷ đồng, tăng 2,4 lần so với giai đoạn 2006-2010; trong đó năm 2013 đạt 5.418 tỷ đồng, dự kiến năm 2014 thu ngân sách đạt trên 10.000 tỷ đồng. Kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn giai đoạn 2011-2013 tăng mạnh, bình quân đạt trên 3 tỷ USD/năm, trong đó xuất khẩu từ các doanh nghiệp địa phương năm 2013 đạt 121 triệu USD.

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050 do tư vấn nước ngoài xây dựng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Hệ thống quy hoạch các ngành, các địa phương, lĩnh vực quan trọng đang được xây dựng, rà soát và bổ sung, điều chỉnh đảm bảo phù hợp với Quy hoạch tổng thể.

Tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới tiếp tục được tập trung chỉ đạo quyết liệt, dần đi vào chiều sâu; chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu mùa vụ nông nghiệp; phát triển sản phẩm chủ lực; nhân rộng mô hình sản xuất; Được Ban Chỉ đạo TW đánh giá cao. Giá trị trên đơn vị diện tích canh tác đạt 62 triệu đồng/ha, tăng 18 triệu đồng/ha so với năm 2010.

38

Phát triển kinh tế biển và ven biển được quan tâm đẩy mạnh, đóng góp ngày càng lớn cho nền kinh tế của tỉnh. Trong đó, lĩnh vực nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản đạt khá và trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều địa phương; chế biến thủy hải sản tăng nhanh.

Phát triển sản xuất công nghiệp theo hướng tập trung phát triển các cụm ngành chủ lực, trụ cột của tỉnh theo quy hoạch tổng thể; từng bước hình thành trung tâm công nghiệp của cả khu vực tại Khu kinh tế (KKT) Vũng Áng; tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy liên kết vùng, phát triển các ngành công nghiệp dịch vụ phụ trợ. Cơ cấu nội ngành chuyển dịch tích cực, giảm tỷ trọng khai khoáng, tăng tỷ trọng chế biến. Kết cấu hạ tầng và chính sách phát triển TTCN, làng nghề truyền thống được quan tâm khuyến khích, hỗ trợ đầu tư.

Các công trình dự án trọng điểm: Trung tâm nhiệt điện Vũng Áng, Dự án khu liên hợp gang thép và cảng nước sâu Sơn Dương, Hệ thống thủy lợi Ngàn Trươi-Cẩm Trang được triển khai đúng tiến độ. Khu kinh tế Vũng Áng và KKT cửa khẩu quốc tế Cầu Treo trở thành 2 khu kinh tế trọng điểm quốc gia, với tốc độ nhanh về giải phóng mặt bằng, xây dựng kết cấu hạ tầng, thu hút được nhiều dự án đầu tư lớn, mở ra cơ hội cho sự phát triển đột phá của tỉnh Hà Tĩnh và khu vực miền Trung cũng như hợp tác với Lào và Thái Lan.

Tại KKT Vũng Áng đang triển khai nhiều dự án trọng điểm, từng bước hình thành trung tâm công nghiệp vùng với cụm ngành trụ cột có ý nghĩa chiến lược quốc gia như: Khu liên hợp luyện thép 22 triệu tấn/năm; Trung tâm nhiệt điện 7.000 MW, cụm cảng nước sâu Vũng Áng - Sơn Dương công suất xếp dỡ hàng 30 triệu tấn/năm. Đặc biệt, Dự án Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương đang triển khai tại KKT Vũng Áng với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 gần 10 tỷ USD là dự án FDI lớn nhất Việt Nam tại thời điểm hiện nay.

KKT cửa khẩu quốc tế Cầu Treo là một trong 8 Khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm quốc gia; đầu mối nối Hà Tĩnh với Lào, Thái Lan, Myanma, giữa các tỉnh tiểu vùng sông Mê Kông và hành lang kinh tế Đông - Tây.

39

Hoạt động đối ngoại và xúc tiến đầu tư được tăng cường; vừa mở rộng đối tác và lĩnh vực hợp tác, đồng thời thúc đẩy phát triển chiều sâu các mối quan hệ hợp tác kinh tế đối ngoại đã có; tổ chức thành công các hội nghị xúc tiến đầu tư tại nước ngoài; chú trọng hợp tác toàn diện với Lào, Thái Lan, hợp tác phát triển hành lang kinh tế Đông - Tây; phát triển hoạt động kinh tế đối ngoại với các đối tác từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo. Môi trường đầu tư được cải thiện, thu hút đầu tư từ FDI tiếp tục tăng, là tỉnh đứng thứ 6 cả nước về thu hút FDI với vốn đăng ký đầu tư trên 16 tỷ USD.

Cải cách hành chính được đẩy mạnh tập trung cải cách thủ tục hành chính và sắp xếp tổ chức bộ máy; nhiều thủ tục hành chính được tinh giảm, rút ngắn hồ sơ và thời gian, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân; tổ chức bộ máy cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp được rà soát sắp xếp lại, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động. Bộ máy chính quyền các cấp từ tỉnh đến cơ sở được củng cố.

Các lĩnh vực văn hoá-xã hội được duy trì và phát triển, đạt nhiều kết quả tốt, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện; quốc phòng- an ninh bảo đảm, chính trị ổn định.

2.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Hà Tĩnh

2.2.1. Về số lượng cán bộ, công chức cấp xã

Tổng số CBCC cấp xã tính đến năm 2014 là 5.424 người, chiếm 58,1% tổng số CBCC toàn tỉnh (bình quân mỗi xã có 20,7 CBCC). Trong đó: CBCC là đảng viên: 4.858 người (chiếm 89,6% tổng số CBCC cấp xã); CBCC nữ: 1.415 người (chiếm 26,09%); CBCC là tôn giáo: 95 người (chiếm 1,75%).

Quan phân tích số liệu ở bảng 01 dưới đây ta thấy. Từ năm 2009 đến năm 2014, đội ngũ CBCC cấp xã của tỉnh Hà Tĩnh đã được bổ sung 757 người. Tuy vậy, về cơ cấu tỷ lệ nữ/nam của đội ngũ CBCC cấp xã còn có sự chênh lệch lớn và có xu hướng giảm qua các năm. Cụ thể: Năm 2009 tỷ lệ CBCC nữ chiếm 29,91% tổng số, đến năm 2014 tỷ lệ CBCC nữ giảm còn 26,09%. Số lượng đảng viên mặc dù có tăng, nhưng về cơ cấu tỷ lệ đã giảm từ 95,67% năm 2009 xuống còn 89,56% năm 2014.

40

Bảng 01. CBCC cấp xã chia theo đảng viên, tôn giáo và giới tính

(Nguồn: Báo cáo công tác đào tạo bồi dưỡng CBCC cấp xã giai đoạn 2010-2014 - Sở Nội vụ Hà Tĩnh)

ĐVT: Ngƣời

Năm Tổng

số

Chia theo các nhóm

Đảng viên Tôn giáo Nữ

SL TL% SL TL% SL TL% 2009 4.667 4.465 95,67 64 1,3713 1396 29,91 2010 4.721 4.509 95,51 65 1,3768 1405 29,76 2011 5.012 4.523 90,24 69 1,3767 1407 28,07 2012 5.132 4.670 91,00 73 1,4224 1408 27,44 2013 5.523 4.728 85,61 82 1,4847 1410 25,53 2014 5.424 4.858 89,56 95 1,7515 1415 26,09

2.2.2. Về độ tuổi của cán bộ, công chức cấp xã

Đội ngũ CBCC cấp xã ngày càng được trẻ hoá, nếu như năm 2009 tỷ lệ CBCC từ 51 tuổi trở lên chiến 51,79% so với tổng số CBCC cấp xã, đến năm 2014 tỷ này đã giảm xuống còn 27,93%. Cơ cấu độ tuổi của CBCC cấp xã của tỉnh Hà Tĩnh tính đến năm 2014 được phân bố như sau:

- Dưới 30 tuổi: 904 người, chiếm tỷ lệ 16,7%;

- Từ 31 đến 40 tuổi: 1.473 người, chiếm tỷ lệ 27,2%; - Từ 41 đến 50 tuổi: 1.532 người, chiếm tỷ lệ 28,2%; - Từ 51 đến 60 tuổi: 1.432 người, chiếm tỷ lệ 26,4%; - Trên 60 tuổi: 83 người, chiếm tỷ lệ 1,53%.

41

Bảng 02. Cán bộ công chức cấp xã chia theo độ tuổi

(Nguồn: Báo cáo công tác đào tạo bồi dưỡng CBCC cấp xã giai đoạn 2010-2014 - Sở Nội vụ Hà Tĩnh)

ĐVT: Ngƣời

Năm Tổng số

Chia theo độ tuổi

< 30 tuổi Từ 31 đến 40 tuổi Từ 41 đến 50 tuổi Từ 51 đến 60 tuổi > 60 tuổi

SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 2009 4667 530 11,4 858 18,4 862 18,5 2329 49,9 88 1,89 2010 4721 933 19,8 896 19,0 908 19,2 1909 40,4 75 1,59 2011 5012 1184 23,6 1089 21,7 1012 20,2 1665 33,2 62 1,24 2012 5132 1060 20,7 1132 22,1 1352 26,3 1509 29,4 79 1,54 2013 5523 1133 20,5 1325 24,0 1495 27,1 1490 27,0 80 1,45 2014 5424 904 16,7 1473 27,2 1532 28,2 1432 26,4 83 1,53

Với cơ cấu độ tuổi của đội ngũ CBCC cấp xã như hiện nay cho phép phát huy kinh nghiệm của đội ngũ CBCC đi trước, vừa đảm bảo sự năng động, sáng tạo của đội ngũ cán bộ trẻ, vừa đảm nguồn cán bộ kế cận.

2.2.3. Về chất lượng của đội ngũ CBCC cấp xã

2.2.3.1. Trình độ văn hóa

Trình độ văn hóa của đội ngũ CBCC cấp xã từng bước được chuẩn hoá theo quy định. Tính đến năm 2014 tỷ lệ CBCC có trình độ văn hoá THPT trở lên chiếm 94,16%, tỷ lệ này năm 2009 là 80,72%.

Tuy vậy, đến nay đội ngũ CBCC cấp xã vẫn còn 318 người có trình độ văn hoá từ THCS trở xuống, chiếm 5,85% tổng số CBCC cấp xã, trong đó vẫn còn 01 CBCC có trình độ tiểu học.

42

Bảng 03. Trình độ văn hóa của cán bộ, công chức cấp xã

(Nguồn: Báo cáo công tác đào tạo bồi dưỡng CBCC cấp xã giai đoạn

2010-2014 - Sở Nội vụ Hà Tĩnh) ĐVT: Ngƣời Năm Tổng số Trình độ văn hóa Tiểu học THCS THPT SL TL % SL TL% SL TL% 2009 4.667 1 0,021 900 19,28 3767 80,72 2010 4.721 1 0,021 897 19,00 3824 81,00 2011 5.012 1 0,020 652 13,01 4360 86,99 2012 5.132 1 0,019 496 9,66 4636 90,34 2013 5.523 1 0,018 403 7,30 5120 92,70 2014 5.424 1 0,018 317 5,84 5107 94,16 2.2.3.2. Trình độ chuyên môn

Tính đến năm 2014, đội ngũ CBCC cấp xã có 1.985 người có trình độ đại học, chiếm 36,6% so với tổng số, tăng 26% so với năm 2009; trình độ cao đẳng và trung cấp: 2.085 người, chiếm 38,48% và tăng 5,2% so với năm 2009. Cơ cấu trình độ chuyên môn của đội ngũ CBCC cấp xã được thể hiện qua bảng 04.

Bảng 04. Trình độ chuyên môn cán bộ, công chức cấp xã

(Nguồn: Báo cáo công tác đào tạo bồi dưỡng CBCC cấp xã giai đoạn

2010-2014 - Sở Nội vụ Hà Tĩnh) ĐVT: Ngƣời

Năm Tổng số

Trình độ chuyên môn Chƣa qua

đào tạo Trung cấp Cao đẳng Đại học Thạc sỹ

SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% 2009 4.667 2.614 56,0 1522 32,6 31 0,66 500 10,7 0 0 2010 4.721 2.490 52,7 1569 33,2 56 1,19 604 12,8 2 0 2011 5.012 2.306 46,0 1602 32,0 98 1,96 998 19,9 8 0,2 2012 5.132 2.308 45,0 1708 33,3 101 1,97 1006 19,6 9 0,2 2013 5.523 1.953 35,4 1803 32,6 104 1,88 1652 29,9 11 0,2 2014 5.424 1.340 24,7 1967 36,3 118 2,18 1985 36,6 14 0,3

43

Qua số liệu phân tích ở bảng 04, ta thấy mặc dù trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ CBCC đã được nâng lên qua các năm, nhưng đến nay, số CBCC chưa qua đào tạo và số CBCC có trình độ từ sơ cấp trở xuống là: 1.340 người, chiếm 24,7% so với tổng số. Tỷ lệ CBCC có trình độ cao đẳng và trung cấp có tăng, nhưng tốc độ tăng chậm. Vì vậy để thực hiện chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đến năm 2015, 100% CBCC cấp xã đạt chuẩn trình độ từ trung cấp trở lên sẽ là nhiệm vụ hết sức khó khăn.

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh hà tĩnh thực trạng và giải pháp (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)