Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh hà tĩnh thực trạng và giải pháp (Trang 53 - 55)

7. Kết cấu đề tài luận văn

2.3.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp

về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã

Quán triệt Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn và các chỉ thị, nghị quyết của Bộ Chính trị, Ban bí thư, các nghị định, quyết định của Chính phủ về ĐTBD CBCC cấp xã; Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành các chỉ thị, nghị quyết, chương trình, đề án, các cơ chế chính sách và các giải pháp thực hiện cụ thể. Chỉ đạo các sở, ngành, địa phương rà soát, đánh giá chất lượng đội ngũ nguồn CBCC ở xã, phường, thị trấn để tham

47

mưu UBND tỉnh trình HĐND thông qua kế hoạch, chỉ tiêu, kinh phí đào tạo đội ngũ cán bộ công chức các cấp. Cụ thể:

- Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 19/8/2009 về nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn; Nghị quyết số 05/NQ-TU ngày 15/11/2011 về phát triển giáo dục - đào tạo đến năm 2015 và định hướng những năm tiếp theo;

- HĐND tỉnh khóa XV, kỳ họp thứ 18 đã ban hành Nghị quyết số 131/2010/NQ-HĐND ngày 13/10/2010 về chức danh, số lượng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; số lượng, chức danh, chế độ phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố.

- Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Kết luận số 18-KL/TU Ngày 26/02/2013 về một số chủ trương, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã. UBND tỉnh ban hành Quyết định số 14/2011/QĐ-UBND ngày 21/6/2011, Quyết định số 64/2012/QĐ-UBND ngày 14/12/2012, Quyết định số 15/2014/QĐ- UBND ngày 25/3/2014 quy định chính sách tạm thời khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng, thu hút, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao

Trên cơ sở các chủ trương, chính sách của tỉnh, các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, các huyện uỷ, thành uỷ, thị uỷ, HĐND, UBND các cấp đã có các giải pháp cụ thể để triển khai thực hiện đến xã, phường, thị trấn.

Với các giải pháp của tỉnh đã tác động tích cực đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã và đẩy nhanh lộ trình thực hiện chủ trương của trung ương và kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về xây dựng đội ngũ CBCC cấp xã đạt chuẩn về văn hoá, chuyên môn, lý luận chính trị.

Bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các chương trình, đề án về ĐTBD CBCC cấp xã ở Hà Tĩnh vẫn còn một số tồn tại, hạn chế cần tập trung khắc phục, bổ cứu đó là:

- Mặc dù Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, nhưng các huyện uỷ, thành uỷ, HĐND, UBND cấp huyện chưa thật sự vào cuộc, chưa tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và bố trí nguồn lực thực hiện; chưa

48

xây dựng được các kế hoạch, đề án về ĐTBD CBCC tại địa phương; thậm chí còn có tư tưởng xem đây là công việc của tỉnh, của cấp trên.

- Các văn bản chỉ đạo về công tác cán bộ công chức được ban hành tương đối nhiều, nhưng hệ thống văn bản chỉ đạo về ĐTBD CBCC cấp xã thiếu, đến nay Hà Tĩnh vẫn chưa có Nghị quyết chuyên đề của Tỉnh uỷ, HĐND về công tác ĐTBD CBCC cấp xã; UBND tỉnh chưa xây dựng được Đề án, kế hoạch ĐTBD CBCC cấp xã cho cả giai đoạn.

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh hà tĩnh thực trạng và giải pháp (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)