Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá, cấp bằng, chứng chỉ

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh hà tĩnh thực trạng và giải pháp (Trang 62 - 63)

7. Kết cấu đề tài luận văn

2.3.5.Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá, cấp bằng, chứng chỉ

Trên cơ sở quy định của Chính Phủ, Bộ Nội vụ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh về nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng, BGH các nhà trường đã ban hành các văn bản để tổ chức thực hiện như: Hướng dẫn công tác thi, kiểm tra, viết tiểu luận cuối khóa, hướng dẫn việc tổ chức cho học viên nghiên cứu thực tế cuối học phần, cuối khóa học…

Chỉ đạo Phòng Đào tạo thực hiện tốt công quản lý, theo dõi việc thực hiện chương trình tại các lớp. Giám sát chặt chẽ công tác thi, kiểm tra, chấm thi, kiểm tra, viết tiểu luận cuối khóa, chấm tiểu luận cuối khóa nhằm đánh giá thực chất chất lượng học tập của học viên. Kịp thời tham mưu xây dựng các quy định, quy chế sửa đổi bổ sung nhằm quản lý có hiệu quả chất lượng đào tạo, bồi dưỡng.

Phối hợp với cấp ủy, chính quyền các cấp, các sở ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh tổ chức tốt việc đánh giá chất lượng sau đào tạo. Qua đó, có cơ sở xây dựng hệ thống giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng sát với yêu cầu thực tế, phù hợp với chức danh, vị trí công tác của học viên và đáp ứng được nhiệm vụ chính trị của cấp ủy các địa phương, đơn vị.

Nhìn chung các nhà trường đã chủ động quản lý chặt chẽ từ khâu tuyển sinh đến việc xét tốt nghiệp, cử giáo viên chủ nhiệm lớp; duy trì thường xuyên, nghiêm túc công tác giao ban chủ nhiệm và đánh giá tiến độ đào tạo qua các phiên giao ban định kỳ; tăng cường công tác phối hợp trong quản lý học viên giữa các tổ chức và cá nhân có liên quan. Để đảm bảo sự phối hợp trong quản lý học viên, Nhà trường đã khâu nối với các địa phương, đơn vị thành lập ban chỉ đạo lớp học với mục đích nâng cao chất lượng quản lý, cung cấp thông tin kịp thời về tinh thần, thái độ học tập và quá trình thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao tại mỗi địa phương của học viên nhằm đánh giá khách quan, toàn diện kết quả đào tạo của từng khóa học.

56

Tuy nhiên công tác đánh giá chất lượng sau đào tạo, bồi dưỡng vẫn chưa được thực hiện thường xuyên, đúng mức. Công tác thanh tra chuyên môn của Hiệu trưởng còn gặp khó khăn vì thiếu văn bản hướng dẫn cụ thể.

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh hà tĩnh thực trạng và giải pháp (Trang 62 - 63)