Vai trò của các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và các cơ sở đào tạo

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh hà tĩnh thực trạng và giải pháp (Trang 55 - 59)

7. Kết cấu đề tài luận văn

2.3.2.Vai trò của các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và các cơ sở đào tạo

trong việc thực hiện chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức cấp xã

2.3.2.1. Vai trò của các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh

Hoạt động ĐTBD CBCC cấp xã trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã huy động được sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh vào cuộc một cách tích cực. Trong đó, nhiều ngành, đoàn thể đã xây dựng được chương trình, kế hoạch, đề án cụ thể và huy động, lồng ghép tối đa các nguồn lực phục vụ cho hoạt động ĐTBD CBCC cấp xã. Từ năm 2010-2013 đã huy động 12,5 tỷ đồng, để đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho 4.516 lượt CBCC cấp xã.

Trong đó, nhiều chương trình, kế hoạch, đề án của các sở, ngành, đoàn thể đã được triển khai thực hiện có hiệu quả như: Đề án đào tạo chuẩn hoá CBCC cấp xã (Sở Nội vụ); Đề án đào tạo cán bộ làm nghề công tác xã hội; (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội); Đề án phổ cập tin học cho đội ngũ CBCC cấp xã (Sở Thông tin và Truyền thông); Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nông thôn mới (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn); Kế hoạch đào tạo trưởng công an xã và Xã đội trưởng của Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh; Đề án nâng cao năng lực hoạt động của Hội LHPN tỉnh.

Ngoài sự tham gia tích cực của các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh một số chương trình dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh cũng đã tham gia có hiệu quả trong công tác ĐTBD CBCC cấp xã như: Dự án IMPP, Dự án ISDP, Dự án phát triển nông nghiệp đã tập huấn, bồi dưỡng cho 1.475 CBCC cấp xã.

49

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác ĐTBD CBCC của các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh vẫn còn một số bất cập, hạn chế đó là:

- Cơ chế phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương và các sơ sở đào tạo còn thiếu chặt chẽ, dẫn đến chống chéo, bất cập trong việc tuyển sinh, mở lớp, đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo và triển khai thực hiện nhiệm vụ ở cơ sở. Trong thực tế đã có nhiều cán bộ, công chức cấp mỗi năm được mời đi tập huấn 5-6 lần với cùng một nội dung hoặc cùng một thời điểm triệu tập tham gia nhiều lớp tập huấn của các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh tổ chức.

- Việc phân bổ nguồn kinh phí phục vụ công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ CBCC của các bộ, ngành trung ương không căn cứ vào tình hình thực tế của từng địa phương cụ thể. Vì vây, dẫn đến nhiều lĩnh vực, nhiều ngành rất cần được đào tạo, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ thì không được bố trí kinh phí; ngược lại có những ngành, những lĩnh vực không có nhu cầu đào tạo, tập huấn nhưng lại được cấp kinh phí, nên phải tổ chức thực hiện.

- Vai trò của cơ quan chủ trì, điều phối các hoạt động liên quan đến việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC cấp xã của Sở Nội vụ gần như đứng ngoài cuộc. Vì vậy dẫn đến việc ĐTBD CBCC cấp xã ở Hà Tĩnh đang triển khai theo kiểu mạnh ai người đó làm, không có một kế hoạch, lộ trình và thời gian thực hiện cụ thể. Hoạt động ĐTBD CBCC cấp xã thiếu hẳn vai trò quản lý, giám sát của cơ quan chuyên môn trong công tác tuyển sinh, mở lớp đến việc tổ chức đào tạo, sát hạch, thi, cấp bằng, chứng chỉ. Thậm chí một số chương trình ĐTBD cho đội ngũ CBCC cấp xã đã không phát huy hiệu quả, lãng phí nguồn lực ngân sách nhà nước, thậm chí còn để xẩy ra tiêu cực.

2.3.2.2. Vai trò của của các sở giáo dục, đào tạo

Hệ thống cơ sở giáo dục, đào tạo trên địa tỉnh đến nay đã có 37 đơn vị, trong đó có 23 đơn vị đã tham gia ĐTBD CBCC cấp xã. Từ năm 2010-2013, các đơn vị trên địa bàn tỉnh đã tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị cho hàng ngàn CBCC cấp xã. Cụ thể:

50

a). Trường Chính trị Trần phú

Đây là cơ sở được tỉnh giao nhiệm vụ chính về đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã trên 3 lĩnh lực: Lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, quản lý nhà nước. Đội ngũ giáo viên gồm có 40 người, trong đó 12/40 giảng viên có trình độ chuyên môn đại học; 28/40 giảng viên được đào tạo sau đại học; 18/40 giảng viên (45%) có trình độ cử nhân và cao cấp lý luận chính trị - hành chính; 12/40 giảng viên chính và tương đương (30%).

Quy mô đào tạo hàng năm của nhà trường trên 3.000 người. Trong đó: Đào tạo trung cấp chính trị: 1.000 người; bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo quản lý cho lãnh đạo các tổ chức đoàn thể cấp xã và công chức cấp xã: 1.500 người; liên kết đào tạo cao cấp chính trị: 100 người; liên kết đào tạo quản lý nhà nước hệ chuyên viên: 400 người, hệ chuyên viên chính: 100 người. Riêng năm 2013, trường tổ chức đào tạo chương trình xây dựng nông thôn mới cho 1.500 cán bộ công chức thuộc 262 xã, phường, thị trấn.

Với quy mô đào tạo hàng năm từ 3.000-3.500 người, trong khi đó đội ngũ giáo viên của trường chỉ có 40 người, đa số là giáo viên trẻ mới vào ngành, kinh nghiệm giảng dạy, kinh nghiệm thực tiễn còn ít. Hệ thống các phòng học được đầu tư từ năm 1993 đã xuống cấp; trang thiết bị dạy học như: máy chiếu, loa, âm thanh, ánh sáng chưa đáp ứng được yêu cầu. Đây là những khó khăn đang đặt ra cho nhà trường trong việc nâng cao chất lượng đào tạo.

b). Các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện

Trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh hiện có 12 trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện, là đầu mối giữ vị trí quan trọng để ĐTBD CBCC cấp xã. Hệ thống trung tâm cấp huyện có 205 CBGV, trong đó: 88 cán bộ, 117 giáo viên. Tổng số phòng học của 12 trung tâm cấp huyện: 94 phòng, trong đó: Phòng học đạt chuẩn 16 phòng (chiếm tỷ lệ 17%); phòng học chưa đạt chuẩn: 16 phòng; số phòng học xuống cấp không sử dụng được 31 phòng.

51

Hàng năm các Trung tâm cấp huyện thực hiện đào tạo bồi dưỡng về lý luận chính trị, công tác quản lý nhà nước và chuyên môn, nghiệp vụ cho khoảng 22.500 người. Trong đó: Đào tạo sơ cấp, trung cấp chính trị: 2.000 người; bồi dưỡng nhiệm vụ quốc phòng, an ninh: 1.500 người; bồi dưỡng nghiệp vụ công tác đảng, mặt trận, đoàn thể, tôn giáo: 19.300 người; bồi dưỡng nghiệp vụ báo cáo viên: 500 người. Ngoài ra, hàng năm các trung tâm cấp huyện còn tham gia bồi dưỡng kết nạp đảng mới cho 10.000 đối tượng.

- So với yêu cầu, nhiệm vụ được giao thì lực lượng giáo viên của các trung tâm cấp huyện chưa đáp ứng yêu cầu. Đến nay, hệ thống Trung tâm ở cấp huyện mới có 117 giáo viên. Trong đó đội ngũ giáo viên trẻ: 48 người, đa số mới tuyển dụng nên chưa có kinh nghiệm giảng dạy; đối với đội ngũ giáo viên có kinh nghiệm thì đã lớn tuổi và không đạt chuẩn bằng cấp.

- Về điều kiện cơ sở vật chất của các trung cấp huyện chủ yếu là tận dụng cơ sở vật chất của các đơn vị khác để lại, đa số là nhà cấp 4. Trong số 63 phòng học của 12 trung tâm chỉ có 16 phòng đạt chuẩn, 47 phòng chưa đạt chuẩn. Số phòng học còn thiếu so với quy mô đào tạo: 31 phòng.

c). Trường Đại học Hà Tĩnh và các cơ sở giáo dục, đào tạo khác

Hàng năm, bên cạnh việc tổ chức tuyển sinh đào tạo các hệ chính quy, tập trung, trường Đại học Hà Tĩnh và các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn đã phối hợp với các sở, ngành, địa phương mở nhiều lớp đào tạo kế toán, luật, địa chính, văn hoá thể thao, văn phòng - thống kê, nông nghiệp, chăn nuôi thú ý, an ninh quốc phòng cho CBCC cấp xã. Từ năm 2010 đến năm 2013 đã tổ chức ĐTBD cho 1.794 CBCC cấp xã. Trong đó: Hệ đại học: 78 người, hệ cao đẳng: 65 người, hệ trung cấp: 259 người, hệ sơ cấp: 523 người, tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ: 869 người. Cụ thể:

52

Bảng 08: Kết quả đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức cấp xã của các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

(Nguồn: Báo cáo công tác đào tạo bồi dưỡng CBCC cấp xã giai đoạn

2010-2014 - Sở Nội vụ Hà Tĩnh) ĐVT: Ngƣời

TT NỘI DUNG ĐÀO TẠO Cộng Chia theo các năm

2010 2011 2012 2013 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

I ĐÀO TẠO CHUYÊN MÔN 1.794 265 433 482 614

1 Đại học 78 14 19 26 19 2 Cao đẳng 65 9 16 21 19 3 Trung cấp 259 36 78 61 84 4 Sơ cấp 523 78 106 123 216 5 Tập huấn nghiệp vụ 869 128 214 251 276 II

ĐÀO TẠO TIN HỌC, NGOẠI

NGỮ 3.239 525 750 869 1.095

1 Đào tạo ngoại ngũ 862 69 172 254 367

2 Đào tạo tin học 2.377 456 578 615 728

Tổng cộng (I+II) 5.033 790 1.183 1.351 1.709

- Mặc dù hệ thống cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên của trường Đại học Hà Tĩnh và các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ ĐTBD CBCC cấp xã theo quy định, nhưng tỷ lệ CBCC cấp xã được đào tạo tại các cơ sở của tỉnh mới đạt dưới 20%.

- Sự phối hợp giữa cơ sở đào tạo của tỉnh với các sở, ngành, đoàn thể, các huyện, thành phố, thị xã chưa đạt kết quả. Chưa khai thác và phát huy tối đa điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên hiện có.

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh hà tĩnh thực trạng và giải pháp (Trang 55 - 59)