Kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của tỉnh

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh hà tĩnh thực trạng và giải pháp (Trang 64)

7. Kết cấu đề tài luận văn

2.3.7.Kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của tỉnh

Hà Tĩnh giai đoạn 2010 - 2013

Xác định công tác ĐTBD CBCC cấp xã là nhiệm vụ hết sức quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lý điều hành và thực thi công vụ của đội ngũ CBCC các xã, phường, thị trấn, là nền tảng quyết định sự thành công của cải cách hành chính.

Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã triển khai đồng bộ các giải pháp về ĐTBD chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị cho CBCC cấp xã.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Kết luận số 18-KL/TU về một số chủ trương, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã, trong đó quy định cán bộ cấp xã khi tham gia giữ chức vụ lần đầu kể từ ngày 01/01/2013 trở đi phải có trình độ chuyên môn trung cấp chuyên nghiệp trở lên và đến hết năm 2015 phải có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên.

58

UBND tỉnh đã ban hành Quy chế tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn, trong đó quy định tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn đối với những người dự tuyển vào công chức ở tất cả các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh phải tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp trở lên.

2.3.7.1. Đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ

Giai đoạn 2010-2013, số CBCC cấp xã được đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ là: 9.436 lượt người. Trong đó: Bồi dưỡng ngắn hạn: 6.956 người, chiếm 73,72% tổng số; đào tạo sơ cấp: 1.073 người, chiếm 11,37%; trung cấp: 994 người, chiếm 10,0%; cao đẳng: 113 người, chiếm 1,2%, đại học: 339 người, chiếm 3,59%, thạc sỹ 11 người, chiếm 0,12%

Bảng 10: Kết quả đào tạo chuyên môn nghiệp vụ CBCC cấp xã

(Nguồn: Báo cáo công tác đào tạo bồi dưỡng CBCC cấp xã giai đoạn

2010-2014 - Sở Nội vụ Hà Tĩnh) ĐVT: Ngƣời Năm Số CBCC đƣợc đào tạo

Chia theo trình độ chuyên môn đào tạo BD ngắn hạn cấp Trung cấp Cao đẳng Đại học Thạc sỹ 2010 1.838 1.432 158 157 11 78 2 2011 2.160 1.662 189 198 19 86 6 2012 2.513 1.878 248 265 27 94 1 2013 2.925 1.984 478 324 56 81 2 Tổng cộng 9.436 6.956 1.073 944 113 339 11

Qua phân tích số liệu ở bảng 10, cho ta thấy số CBCC cấp xã được đào tạo trình độ sơ cấp và bồi đưỡng ngắn hạn chiếm tỷ lệ 84%; đào tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp chiếm 10%; số CBCC được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học và thạc sỹ chỉ chiếm 6% so với tổng số cán bộ công chức được đào tạo.

59

2.3.7.2. Đào tạo nghiệp vụ quản lý nhà nước

Giai đoạn 2010-2013, số CBCC cấp xã được đào tạo bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý nhà nước là: 2.284 lượt người. Trong đó: Bồi dưỡng ngắn hạn về nghiệp vụ quản lý nhà nước: 1.541 người; đào tạo nghiệp vụ quản lý nhà nước hệ cán sự: 564 người, hệ chuyên viên: 179 người.

Bảng 11: Kết quả đào tạo nghiệp vụ QLNN cho CBCC cấp xã

(Nguồn: Báo cáo công tác đào tạo bồi dưỡng CBCC cấp xã giai đoạn 2010-2014 - Sở Nội vụ Hà Tĩnh) ĐVT: Ngƣời Năm Tổng số CBCC được ĐTBD về QLNN Trong đó Bồi dưỡng nghiệp vụ QLNN Đào tạo nghiệp vụ QLNN hệ cán sự Đào tạo nghiệp vụ QLNN hệ chuyên viên 2010 327 227 97 3 2011 485 318 112 55 2012 699 484 168 47 2013 773 512 187 74 Tổng cộng 2.284 1.541 564 179

2.3.7.3. Đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị

Giai đoạn 2010-2013, số CBCC cấp xã được đào tạo bồi dưỡng về lý luận chính trị là: 12.406 lượt người. Trong đó: Bồi dưỡng ngắn hạn: 10.244 lượt người, chiếm 84,57% tổng số; đào tạo nghiệp sơ cấp chính trị: 616 người, chiếm 4,97%; trung cấp chính trị: 1.497 người, chiếm 12,07%, cao cấp chính trị: 31 người, chiếm 0,25%; cử nhân chính trị: 18 người, chiếm 0,15%.

60

Bảng 12: Kết quả đào tạo lý luận chính trị cho CBCC cấp xã

(Nguồn: Báo cáo công tác đào tạo bồi dưỡng CBCC cấp xã giai đoạn

2010-2014 - Sở Nội vụ Hà Tĩnh) ĐVT: Ngƣời

Năm

Số CBCC đƣợc đào tạo LLCT

Chia theo trình độ đào tạo Bồi dƣỡng ngắn ngày cấp Sơ Trung cấp Cao cấp nhân Cử 2010 2.550 2.153 145 245 4 3 2011 3.098 2.546 168 372 6 6 2012 3.237 2.651 156 415 11 4 2013 3.521 2.894 147 465 10 5 Tổng cộng 12.406 10.244 616 1.497 31 18

Đánh giá chung: Công tác ĐTBD CBCC cấp xã trên địa bàn tỉnh đã đạt

được những kết quả đáng ghi nhận. Đội ngũ CBCC cấp xã sau khi được đào tạo, bồi dưỡng có bản lĩnh chính trị vững vàng, vận dụng đúng đắn các chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước vào tình hình thực tiễn; phát huy được trí tuệ, khả năng lãnh đạo, điều hành và tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ chính trị ở cơ sở.

Nhờ làm tốt công tác ĐTBD về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị cho đội ngũ CBCC cấp xã đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao trình độ chuyên môn và năng lực thực thi công vụ của đội ngũ CBCC, nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND, UBND cấp xã; tăng cường quan hệ phối hợp giữa chính quyền, mặt trận tổ quốc, đoàn thể các cấp, từng bước xây dựng chính quyền cơ sở ngày càng vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và quốc phòng an ninh trong tình hình mới.

61 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.4. Những hạn chế, khó khăn trong công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức cấp xã và nguyên nhân

2.4.1. Hạn chế, khó khăn

- Cấp ủy, chính quyền một số địa phương chưa quan tâm đúng mức đến công tác ĐTBD CBCC cấp xã; chưa coi đây là một nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể ở cơ sở.

- Công tác ĐTBD CBCC ở một số địa phương chưa căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ chuyên môn và chức danh công chức đảm nhận để xét cử hoặc chấp thuận cho CBCC tham gia các chương trình đào tạo phù hợp với chuyên môn được giao. Vì vậy, số CBCC sau đào tạo không phát huy được chuyên môn chiếm tỷ lệ khá cao, theo thống kê của Sở Nội vụ có hơn 60% CBCC cấp xã tham gia các ngành học trái với chuyên môn phụ trách. Điều này, dẫn đến việc CBCC cấp xã mặc dù được chuẩn hoá về bằng cấp, nhưng không nâng cao được trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ảnh hưởng đến việc thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về xây dựng nền hành chính hiện đại.

- Công tác xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch ĐTBD CBCC cấp xã chưa có sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả giữa các sở, ngành và chính quyền địa phương, dẫn đến việc tổ chức ĐTBD đội ngũ CBCC cấp xã không đạt kết quả, gây lãng phí nguồn lực ngân sách nhà nước. Mặt khác đôi khi còn gây áp lực cho chính quyền cơ sở trong việc phân công, bố trí CBCC tham gia các khoá đào tạo và thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao. Thậm chí có những cán bộ gần như suốt cả một năm chủ yếu là tham gia các chương trình đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng của các sở, ngành mở.

- Công tác quy hoạch, ĐTBD CBCC cấp xã ở một số địa phương chưa có chính sách ưu tiên đối với cán bộ có năng lực, cán bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đi đào tạo trước, các đối tượng còn lại đi đào tạo sau; đặc biệt là công tác đào tạo đội ngũ CBCC kế cận nhiều địa phương quan tâm chưa đúng mức, do vậy

62

chưa lựa chọn được những CBCC có đủ đức, đủ tài đưa vào diện quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng. Qua khảo sát tại các địa phương cho thấy đa số cán bộ có năng lực, tâm huyết thì được giao nhiều việc, nên không có điều kiện để tham gia các chương trình đào tạo, trong khi đó cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ thì được giao ít việc và có điều kiện tham gia các chương trình đào tạo. Vì vậy khi xem xét, bổ nhiệm các chức danh ở địa phương thì cán bộ có năng lực lại không có đủ bằng cấp, cán bộ có năng lực bình thường thì có đầy đủ bằng cấp nên được thường được xem xét, cân nhắc, bổ nhiệm.

- Các chính sách khuyến khích về đào tạo, bồi dưỡng, thu hút sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao trong các cơ quan hành chính nhà nước mới tập trung hỗ trợ, khuyến khích nhóm đối tượng là CBCC cấp tỉnh và cấp huyện; chưa có chính sách hỗ trợ, khuyến khích nhóm đối tượng là CBCC cấp xã, dẫn đến làm mất công bằng giữa các đối tượng thụ hưởng. Mặt khác, chính sách hiện hành chưa thật sự khuyến khích người học tự tham gia các chương trình đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

- Đội ngũ giáo viên giảng dạy tại Trường chính trị Trần Phú và các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện chủ yếu được tuyển chọn từ những sinh viên mới tốt nghiệp, mặc dù được đào tạo chuyên sâu về chuyên môn nhưng chưa có kinh nghiệm thực tiễn nên việc truyền đạt kiến thức và giảng dạy gặp nhiều khó khăn. Theo số liệu của Sở Nội vụ, Trường Chính trị Trần phú có đến 45% sinh viên mới ra tham gia công tác giảng dạy, còn tại các Trung tâm bồi dưỡng Chính trị cấp huyện là: 52%. Việc bố trí giáo viên giảng dạy và cán bộ hành chính trong các cơ sở đào tạo còn bất hợp lý, số cán bộ hành chính chiếm hơn 60% tổng số cán bộ, giáo viên của các cơ sở đào tạo.

- Cơ sở vật chất mặc dù đã được đầu tư, nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Tại Trường Chính trị Trần Phú hệ thống phòng học của mới chỉ đáp ứng được ½ quy mô đào tạo; tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp

63

huyện hệ thống cơ sở đào tạo của chủ yêu là tận dụng các dãy nhà cấp 4 của các tổ chức đoàn thể để lại; diện tích phòng học chật hẹp và xuống cấp. Trong khi đó theo kế hoạch chuẩn hoá đội ngũ CBCC cấp xã đến năm 2015, Hà Tĩnh mở hàng trăm lớp ĐTBD cho đội ngũ CBCC cấp xã.

- Hệ thống giáo trình chưa được cập nhật, đổi mới đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Kiến thức Tin học văn phòng rất cần thiết cho cán bộ cơ sở nhưng không được đưa vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng. Qua khảo sát thực tế cho thấy một thực trạng chung của các cơ sở đạo tạo hiện nay là thiên về giảng dạy những vấn đề thuộc lý luận chung, chưa đi sâu vào giảng dạy kỹ năng thực hành và nghiệp vụ quản lý nhà nước cho đội ngũ CBCC ở cơ sở.

- Công tác giám sát, đánh giá chất lượng đào tạo chưa được thực hiện thường xuyên, đúng mức; nhất là đối với công tác bồi dưỡng CBCC của các sở, ngành với khối lượng kinh phí thực hiện hàng năm là rất lớn, nhưng không có cơ quan, đơn vị nào đứng ra giám sát, quản lý. Công tác thanh tra chuyên môn còn gặp khó khăn vì thiếu văn bản hướng dẫn cụ thể.

2.4.2. Nguyên nhân

- Công tác quán triệt, triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về ĐTBD CBCC ở một số địa phương thiếu nghiêm túc; chưa làm cho CBCC hiểu một đầy đủ dẫn đến một số CBCC lợi dụng chủ trương chuẩn hoá trình độ để phổ cập bằng cấp, mà không quan tâm năng lực làm việc.

- Hệ thống văn bản pháp quy về đào tạo CBCC cấp xã chưa được ban hành đầy đủ, đồng bộ và kịp thời. Các quy định của pháp luật về ĐTBD CBCC cấp xã chưa hợp lý. Theo qui định tại Điểm e, Khoản 2, Điều 2 Thông tư số 01/2012/TT-BVN của Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn: "Sau khi được tuyển dụng phải hoàn thành lớp đào tạo, bồi dưỡng quản ý hành chính nhà nước và lớp đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị đối với công chức xã hiện đảm nhiệm".

64

Nhưng tại các qui định cụ thể về tiêu chuẩn công chức, không qui định công chức chuyên môn phải có trình độ lý luận chính trị, trình độ quản lý hành chính nhà nước với các yêu cầu cụ thể ở trình độ nào dẫn đến việc thực hiện qui định không thống nhất, hiệu quả.

- Chưa có văn bản quy phạm pháp luật quy định về ĐTBD CBCC cấp xã và chưa có quy định cụ thể về trình độ lý luận chính trị, trình độ quản lý nhà nước, ngành nghề đào tạo phù hợp với từng chức danh công chức cấp xã;

- Một số chức danh lãnh đạo chủ chốt ở cấp xã thường xuyên thay đổi (do chuyển công tác) nên việc lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành việc thực hiện công tác ĐTBD CBCC ở địa phương còn hạn chế; thậm chí nhiều cán bộ lãnh đạo khi được điều động, bổ nhiệm vào vị trí chủ trì đã không sử dụng công tác quy hoạch về ĐTBD của tập thể lãnh đạo tiền nhiệm xây dựng;

- Một số cơ sở giáo dục chỉ quan tâm đến việc huy động các nguồn lực xây dựng cơ sở vât chất mà không quan tâm đến việc đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và kết quả đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho học viên. Công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra còn nhiều bất cập, có nơi phát sinh tiêu cực, ảnh hưởng đến uy tín của hệ thống chính trị.

- Nguồn kinh phí ngân sách địa phương cấp cho công tác ĐTBD CBCC cấp xã chưa đáp ứng được yêu cầu và phụ thuộc vào nguồn ngân sách trung ương (gần 80% nguồn kinh phí do ngân sách trung ương cấp). Trong khi đó việc giải ngân nguồn kinh phí này quá chậm, thông thường đến giữa năm, hoặc quý III hàng năm mới được trung ương cấp kinh phí. Vì vậy, gây khó khăn cho địa phương trong việc triển khai thực hiện, nhiều khi phải đua với tiến độ giải ngân mà chưa chú trọng đến chất lượng và hiệu quả đào tạo.

65

Tiểu kết chƣơng 2

Đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cơ sở ở tỉnh Hà Tĩnh có những đóng góp rất lớn trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Nhưng nhìn chung vẫn chưa ngang tầm với yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân. Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã còn bất cập về trình độ chuyên môn, cơ cấu ngành đào tạo và kỹ năng, kinh nghiệm quản lý nhà nước; tư tưởng bảo thủ, ỷ lại, ngại tiếp thu cái mới, kém năng động, sáng tạo vẫn còn tồn tại trong một bộ phận không nhỏ của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã; một số cán bộ có biểu hiện dao động, cơ hội, bè phái, sách nhiễu nhân dân... đã làm giảm uy tín và hiệu quả quản lý nhà nước của hệ thống chính quyền cơ sở.

Thực trạng trên đây của CBCC cấp xã là có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân chủ yếu là: Chưa xây dựng được đề án có tính chiến lược về cán bộ, nhất là tạo nguồn cán bộ chủ chốt ở cơ sở, chưa chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng quản lý nhà nước cho cán bộ, công chức.

66

CHƢƠNG 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ Ở (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TỈNH HÀ TĨNH

3.1. Quan điểm nâng cao chất lƣợng đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, công chức cấp xã

3.1.1. Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhằm

xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở tỉnh Hà Tĩnh trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại

- Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có lòng yêu nước sâu sắc, kiên định

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh hà tĩnh thực trạng và giải pháp (Trang 64)