Đổi mới nhận thức về tầm quan trọng của đào tạo, bồi dưỡng

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh hà tĩnh thực trạng và giải pháp (Trang 77 - 78)

7. Kết cấu đề tài luận văn

3.2.1.Đổi mới nhận thức về tầm quan trọng của đào tạo, bồi dưỡng

bộ, công chức cấp xã

3.2.1.1. Đối với lãnh đạo, quản lý các cấp

- Đổi mới nhận thức của lãnh đạo, quản lý các cấp để cán bộ lãnh đạo, quản lý có cái nhìn khách quan, khoa học và đánh giá đúng về vai trò, vị trí của chính quyền cơ sở và vai trò vị trí của bản thân mỗi một CBCC cấp xã, từ đó đưa ra các giải pháp thiết thực, cụ thể tác động đến các yếu tố cả bên trong lẫn bên ngoài để nâng cao năng lực đội ngũ CBCC.

- Đội ngũ lãnh đạo, quản lý các cấp phải xác định được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về ĐTBD CBCC cấp xã, trên cơ sở đó đề ra được kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp thực hiện. Đặc biệt là phân công, bố trí khoa học, hợp lý để CBCC tham gia các chương trình ĐTBD và để phát huy chuyên môn đào tạo.

- Đội ngũ lãnh đạo, quản lý các cấp không chỉ nắm vững kiến thức về khoa học, tổ chức mà phải thật sự quan tâm đến tâm tư, tình cảm của công chức để tạo môi trường làm việc tích cực, nhiệt huyết, hăng say công tác, chủ động sáng tạo, cống hiến, đoàn kết, hợp tác hoàn thành nhiệm vụ.

- Đội ngũ lãnh đạo, quản lý các cấp cần có nhãn quan chính trị sắc sảo, tinh tế, có tầm nhìn chiến lược, biết phát huy vai trò của tập thể và cá nhân trong tổ chức; đề ra được các chính sách khuyến khích học tập; biết khơi dậy và phát huy tinh thần học tập suốt đời; đồng thời làm cho mỗi CBCC nhận thấy việc tham gia các chương đào tạo, bồi dưỡng là sự nghiệp phát triển chung của cơ quan cũng chính là lý tưởng phấn đấu của chính mình từ chủ động xây dựng kế hoạch, tự giác học tập, tu dưỡng rèn luyện, nâng cao trình độ, năng lực công tác, xây dựng những giá trị về chuẩn mực cho công chức.

71

- Đội ngũ lãnh đạo, quản lý, nhất là người đứng đầu đơn vị phải thực sự làm gương và nêu gương; thực sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, nói đi đôi với làm. Phải thực sự công tâm, khách quan trong việc đánh giá, sử dụng CBCC; thường xuyên phát động các phong trào thi đua học tập nâng cao trình độ; có chính sách khen thưởng, động viên về vật chất, tinh thần đối với với những CBCC đạt thành tích cao trong học tập; đồng thời có chế tài xử lý nghiêm minh đối với CBCC không hoàn nghĩa vụ.

3.2.1.2. Đối với bản thân cán bộ, công chức cấp xã

- Nhận thức của CBCC cấp xã chính là yếu tố bên trong quyết định ý thức và hành động tự giác trong việc học tập, rèn luyện và nâng cao năng lực thực thi công vụ. Hơn ai hết CBCC là người hiểu rõ trình độ năng lực, điểm mạnh, điểm yếu của mình.

- CBCC xã phải chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; có nhận thức đúng đắn về yêu cầu nhiệm vụ của CBCC để từ đó tự giác học tập, tu dưỡng rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức.

- CBCC xã phải tự nổ lực, phấn đấu, chủ động học tập nâng cao trình độ, không những chỉ học tập tại cơ sở đào tạo mà phải học tập ngay tại nơi làm việc, học tập ngay trong các hoạt động thực thi công vụ hàng ngày.

- CBCC xã phải ý thức được việc không ngừng nổ lực học hỏi, trao đổi kinh nghiệm từ bạn bề, đồng nghiệp, tích luỹ kinh nghiệm từ thực tiễn công việc, tích cực tự tu dưỡng và rèn luyện bản thân để hoàn thiện mình

- CBCC xã không chỉ đơn thuần là chủ thể thực thi công vụ mà còn có nhiều vai trò khác nhau trong các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội, bảo đảm các quyền và nghĩa vụ của công dân, vì vậy càng đòi hỏi bản thân mỗi CBCC phải không ngừng nổ lực học tập, nâng cao trình độ về mọi mặt.

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh hà tĩnh thực trạng và giải pháp (Trang 77 - 78)