Một số kiến nghị, đề xuất

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh hà tĩnh thực trạng và giải pháp (Trang 95 - 105)

7. Kết cấu đề tài luận văn

3.3. Một số kiến nghị, đề xuất

3.3.1. Đối với Chính phủ

- Đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Nội vụ và các bộ, ngành liên quan tham mưu đề xuất Chính phủ phê duyệt Đề án ĐTBD CBCC cấp xã để thống nhất triển khai chung trên địa bàn cả nước;

- Đề nghị Chính phủ quan tâm bố trí đủ nguồn kinh phí để thực hiện Đề án ĐTBD CBCC cấp xã, nhất là chủ trương ĐTBD CBCC cấp xã đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, trình độ văn hoá vào năm 2015.

89

3.3.2. Đối với Bộ Nội vụ, các bộ, ngành Trung ương

- Đề nghị Bộ Nội vụ sữa đổi Thông tư số 06/2012/TT-BNV ngày 30/10/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể và nhiệm vụ của công chức xã phường thị trấn.Cụ thể:

+ Về trình độ chuyên môn: Thông tư 06/2012/TT-BNV chỉ quy định: Tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp trở lên và ngành nghề đào tạo phù hợp với từng chức danh đảm nhiệm. Vì cần phải cụ thể hoá ngành nghề đào tạo, trình độ đào tạo đối với từng chức danh công chức (một số chức danh công chức yêu cầu trình độ thạc sỹ, đại học, cao đẳng cũng cần được quy định rõ trong văn bản); nếu không quy định sẽ dẫn đến tình trạng CBCC đăng ký các ngành học không đúng với chuyên môn được giao, nhằm phổ cập bằng cấp như thời gian qua.

+ Về trình độ lý luận chính trị: Thông tư 06/2012/TT-BNV không quy định trình độ lý luận, trình độ quản lý nhà nước của CBCC. Đề nghị bổ sung hai tiêu chuẩn này vào văn bản. Riêng đối trình độ lý luận chính trị phải đạt từ sơ cấp trở lên, đối với chức danh lãnh đạo phải có trình độ trung cấp trở lên.

+ Đối với một số chức danh như: Công chức Lao động - Thương binh và Xã hội chưa quy định cụ thể trong Thông tư số 06/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ đề nghị bổ sung để các địa phương có căn cứ triển khai thực hiện.

+ Việc giảm một cấp về trình độ văn hoá, trình độ chuyên môn đối với công chức làm việc tại các xã thuộc khu vực miền núi, biên giới hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đề nghị nghiên cứu, xem xét lại. Vì nếu trình độ quá thấp sẽ không đáp ứng được yêu cầu xây dựng một nền hành chính hiện đại.

+ Về tuyển dụng: Đề nghị bổ sung chính sách ưu tiên tuyển dụng đối với sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy có bằng khá, giỏi trở lên về công tác tại xã thông qua hình thức xét tuyển mà không thi tuyển.

- Đề nghị Bộ Nội vụ chủ trì phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Hành chính Quốc gia và các bộ, ngành liên quan nghiên

90

cứu, bổ sung chương trình khung về ĐTBD CBCC cấp xã trên cơ sở đó hướng dẫn các cơ sở đào tạo áp dụng và thực hiện theo phân cấp.

- Đề nghị Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Nội vụ và các bộ, ngành, liên quan ban hành thông tư hướng dẫn xây dựng dự toán kinh phí ĐTBD CBCC cấp xã cho cả giai đoạn, kế hoạch hàng năm và tổng hợp, tham mưu trình Chính phủ bố trí nguồn kinh phí để triển khai thực hiện.

3.3.3. Đối với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Hà Tĩnh

- Đề nghị Tỉnh uỷ ban hành Nghị quyết về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Đề nghị HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2015-2020;

- Đề nghị UBND tỉnh:

+ Ban hành Đề án đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã giai đoạn 2015 – 2020 áp dụng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

+ Bố trí nguồn kinh phí thực hiện Đề án đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC cấp xã giai đoạn 2015 – 2020 và nguồn kinh phí bổ sung đào tạo đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, trình độ văn hoá của đội ngũ CBCC cấp xã vào năm 2015 theo Kết luận số 18/TBKL-TU của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ.

+ Bổ sung biên chế giáo viên cơ hữu và nguồn kinh phí đầu tư nâng cấp, mở rộng Trường Chính trị Trần Phú, các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện, đảm bảo đủ điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, trang thiết bị giảng dạy để đẩy nhanh lộ trình đào tạo đội ngũ CBCC cấp xã đạt chuẩn.

+ Ban hành quyết định sửa đổi, bổ sung một số chính sách về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã áp dụng trên địa bàn Hà Tĩnh.

+ Ban hành tiêu chuẩn, quy định cụ thể đối với CBCC xã, phường, thị trấn áp dụng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, để thống nhất việc quản lý, đào tạo, bố trí sử dụng có hiệu quả đội ngũ CBCC cấp xã..

91

- Ban hành cơ chế, chính sách và huy động tổng hợp các nguồn lực trong nước và hợp tác quốc tế để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ ĐTBD CBCC cấp xã theo kế hoạch đề ra.

3.3.4. Đối với UBND cấp huyện và cấp xã

- Ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC cấp xã của địa phương và bố trí nguồn kinh phí thực hiện.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quá trình tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC cấp xã tại địa bàn cơ sở.

3.3.5. Đối với các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh

- Tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm; đổi mới phương pháp giảng dạy và bổ sung, cập nhật kiến thức mới, bổ sung, hoàn thiện giáo trình, giáo án giảng dạy.

- Hợp tác với các cơ sở đào tạo uy tín trong cả nước và đội ngũ giảng viên thỉnh giảng đang công tác ở cấp bộ, ngành trung ương về tham gia giảng dạy tại địa phương để học viên có cơ hội tiếp cận với thông tin mới và bổ sung kỹ năng tác nghiệp, xử lý tình huống trong quá trình thực thi công vụ.

92

KẾT LUẬN

Sự nghiệp đổi mới đặt ra những yêu cầu cấp bách về việc cải cách bộ máy nhà nước, cải cách nền hành chính nhà nước trong đó vai trò quyết định thuộc về yếu tố con người, về phẩm chất, năng lực và trình độ của đội ngũ CBCC nói chung và đội ngũ CBCC cấp xã nói riêng. Thực tế những năm tiến hành công cuộc đổi mới toàn đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo càng chứng minh sâu sắc vai trò quan trọng của đội ngũ CBCC cấp xã.

Hệ thống chính trị cấp xã và đội ngũ CBCC cấp xã là cầu nối trực tiếp giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, là nơi tổ chức thực hiện mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, biến chúng thành hoạt động thực tế của nhân dân. Phẩm chất chính trị, trình độ năng lực, trí tuệ của đội ngũ CBCC nói chung và CBCC cấp xã là yếu tố làm nên sức mạnh ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa. Vì thế không ngừng nâng cao năng lực, trình độ cho đội ngũ CBCC cơ sở là một yêu cầu bức thiết trong giai đoạn hiện nay.

Thực tế cho thấy, trong mọi điều kiện và hoàn cảnh của đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn chú trọng tới cấp xã, từng bước quan tâm xây dựng, đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với đội ngũ CBCC cấp xã theo hướng không ngừng nâng cao vị thế, cũng như chính sách đãi ngộ, cải thiện đời sống của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã để đội ngũ CBCC cấp xã yên tâm công tác, có điều kiện hoàn thành nhiệm vụ. Đảng và Nhà nước coi công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong xây dựng và củng cố chính quyền nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Trước yêu cầu của giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì vấn đề cấp thiết đặt ra là phải đổi mới công tác ĐTBD để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận, năng lực quản lý nhà nước cho CBCC cấp xã. Song, nhìn chung công tác

93

ĐTBD CBCC cấp xã của tỉnh hiện nay vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Chất lượng ĐTBD còn nhiều bất cập. Một trong những nhiệm vụ quan trọng trong những năm trước mắt đối với công tác ĐTBD là phải nâng cao kiến thức, năng lực quản lý, điều hành và thực thi công vụ của đội ngũ CBCC cấp xã đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Bên cạnh việc ĐTBD đáp ứng các tiêu chuẩn nghiệp vụ đối với từng ngạch, chức danh CBCC, cần thực hiện việc ĐTBD dựa trên năng lực thực hiện công việc nhằm tăng cường nâng cao năng lực làm việc thực tế và ĐTBD cán bộ nguồn để hình thành đội ngũ chuyên gia đầu ngành về các lĩnh vực quản lý nhà nước, có trình độ và năng lực tham gia hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã hội.

Tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp đối với công tác ĐTBD CBCC cấp xã; hoàn thiện công tác quy hoạch cán bộ và đề án đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBCC cấp xã giai đoạn 2015- 2020; ban hành tiêu chuẩn CBCC các xã, phường, thị trấn áp dụng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2015-2020; tăng cường công tác quản lý, bổ sung chức năng, nhiệm vụ cho các cơ sở đào tạo đầu mối; bổ sung nguồn kinh phí cho công tác ĐTBD CBCC cấp xã; đổi mới nội dung, chương trình đào tạo; Sửa đổi, bổ sung chính sách hỗ trợ ĐTBD CBCC cấp xã; thực hiện tốt công tác xét tuyển, lựa chọn CBCC cấp xã tham gia các khoá ĐTBD do các cơ quan đơn vị đề nghị; tăng cường công tác quản lý, sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã sau đào tạo và đặc biệt là phân công các sở, ngành, địa phương tổ chức thực hiện.

94

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2002), Nghị quyết Hội nghị

lần thứ 5 khoá IX về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn.

2. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh (2011), Nghị quyết số

05/NQ-TU ngày 15/11/2011 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và Nghị quyết số 20/2011/NQ-HĐND ngày 16/12/2011 HĐND tỉnh ban hành chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo đến năm 2015 và định hướng những năm tiếp theo.

3. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh (2009), Nghị quyết số 09-

NQ/TU ngày 19/8/2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh (khoá XVI) về nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn;

4. Ban Thường vụ Tỉnh ủy (2013), Kết luận số 18-KL/TU Ngày

26/02/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về một số chủ trương, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã. Công văn số 1206/UBND-NC1 ngày 22/4/2013 của UBND tỉnh về việc hướng dẫn thực hiện Kết luận số 18- KL/TU.

5. Bộ Nội vụ (2004), Quyết định số 04/2004/QĐ- BNV ngày

16/01/2004 của Bộ Nội vụ quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với CBCC xã, phường, thị trấn.

6. Bộ Nội vụ (2005), Báo cáo Tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định

74/2001/QĐ - TTg và Phương hướng thực hiện Quyết định 40/2006/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch ĐTBD CBCC giai đoạn 2006 - 2010.

7. Bộ Nội vụ (2005), Báo cáo về kế hoạch đổi mới nội dung chương

95

8. Bộ Nội vụ (2012), Quyết định số 294/QĐ-BNV ngày 3/4/2012

của Bộ Nội vụ ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2012-2015.

9. TS. Ngô Thành Can (8/2003), Giải pháp nâng cao hiệu quả công

tác ĐTBD CBCC, Tạp chí Quản lý nhà nước.

10. TS. Ngô Thành Can (10/2003), Quản lý công tác ĐTBD CBCC,

Tạp chí Quản lý nhà nước.

11. Chính phủ (2004), Quyết định số 03/2004/QĐ-TTg ngày

7/1/2004 phê duyệt định hướng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp xã, phường, thị trấn đến năm 2010.

12. Chính phủ (2009), Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009

của chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức xã, thị trấn, và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.

13. Chính phủ (2010), Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 12/3/2010

của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức.

14. Chính phủ (2010), Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010

của Chính phủ quy định về miễn , giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dung học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010- 2011 đến năm học 2014-2015.

15. Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh, Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ khoá XVI

và XVI.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn

quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1992), Nghị quyết Hội nghị Trung

ương 3 (khóa VII), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ

96

19. PGS. TS. Nguyễn Trọng Điều (1997), Một số vấn đề cơ bản của

công tác quản lý nhà nước về ĐTBD cán bộ công chức nhà nước, Tạp chí Quản lý nhà nước.

20. PGS. TS. Nguyễn Trọng Điều (2007), Về chế độ công vụ Việt

Nam, NXB Chính trị Quốc gia.

21. Tô Tử Hạ (1998), Công vụ công chức và những vấn đề xây dựng

đội ngũ cán bộ công chức hiện nay, NXB Chính trị quốc gia.

22. TS. Nguyễn Thị Hồng Hải (8/2011), Huấn luyện công chức để

nâng cao hiệu quả thực thi công vụ, Tạp chí Quản lý nhà nước.

23. TS. Nguyễn Ngọc Hiến (2001), Các giải pháp thúc đẩy cải cách

hành chính ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia.

24. Học viện Hành chính Quốc gia (2003), Kỷ yếu Hội thảo“Nâng

cao chất lượng đào tạo toàn quốc lần thứ IV”.

25. Học viện hành chính quốc gia (2005), Giáo trình luật hành chính

và tài phán hành chính, NXB. Giáo dục, Hà nội.

26. Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (2010), Nghị quyết số

131/2010/NQ-HĐND ngày 13/10/2010 của HĐND tỉnh khóa XV về chức danh, số lượng cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; số lượng, chức danh, chế độ phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, thôn, tổ dân phố.

27. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 5, NXB Chính trị QG, Hà

Nội.

28. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 6, NXB Chính trị quốc gia,

Hà Nội.

29. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 7, NXB. Chính trị Quốc gia,

Hà Nội.

30. Quốc hội XII(2008), Luật Cán bộ, công chức.

31. Sở Nội vụ Hà Tĩnh, (2009, 2010, 2011, 2012, 2013), Báo cáo

97

32. Lê Hanh Thông (1997), Hồ Chí Minh với công tác đào tạo, bồi

dưỡng cán bộ-vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề cán bộ và công tác cán bộ trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh hà tĩnh thực trạng và giải pháp (Trang 95 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)