Tăng cường công tác quản lý về công tác đào tạo, bồi dưỡng và

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh hà tĩnh thực trạng và giải pháp (Trang 86 - 89)

7. Kết cấu đề tài luận văn

3.2.4.Tăng cường công tác quản lý về công tác đào tạo, bồi dưỡng và

bổ sung chức năng, nhiệm vụ cho các cơ sở đào tạo đầu mối

3.2.4.1. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã

- Sở Nội vụ tiếp tục tham mưu đề xuất UBND tỉnh tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo đối các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và UBND các huyện, thành phố, thị xã về ĐTBD CBCC cấp xã theo Thông báo kết luận số 18/TBKT- TU ngày 26/2/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và hướng dẫn số 1206/UBND- NC ngày 22/4/2014 của UBND tỉnh.

80

- Các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã hàng năm có trách nhiệm xây dựng kế hoạch ĐTBD CBCC cấp xã thuộc lĩnh vực của ngành, địa phương gửi về Sở Nội vụ tổng hợp báo cáo UBND tỉnh trình Bộ Nội vụ và các bộ, ngành trung ương phê duyệt, nhằm đảm bảo thống nhất việc triển khai kế hoạch ĐTBD CBCC cấp xã về một đầu mối.

- Tăng cường sự phối hợp giữa các sở, ngành, địa phương với trường Đại học Hà Tĩnh, trường Chính trị Trần Phú và các cơ sở đào tạo khác nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên của các trường; đồng thời tạo sự chủ động cho các sở, ngành, địa phương trong việc mở lớp, giám sát quá trình thực hiện và nâng cao chất lượng đào tạo.

3.2.4.2. Bổ sung chức năng, nhiệm vụ cho các cơ sở đào tạo đầu mối

- Bổ sung chức năng, nhiệm vụ về đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho trường Chính trị Trần Phú, trường Đại học Hà Tĩnh và các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện về ĐTBD CBCC cấp xã.

- Mở rộng liên kết, hợp tác với các học viện, viện nghiên cứu, các trường đại học có uy tín trong cả nước nhằm thu hút các giảng viên, chuyên gia giỏi tham gia vào công tác ĐTBD CBCC cấp xã trên địa bàn tỉnh

3.2.4.3. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ sở đào tạo

- UBND tỉnh cần quan tâm bố trí đủ nguồn kinh phí theo kế hoạch phê duyệt để đẩy nhanh tiến độ xây dựng Trường Chính trị tỉnh Hà Tĩnh, đặc biệt tập trung ưu tiên nguồn kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống giảng đường, phòng đào tạo, hội thảo. Đầu tư nâng cấp thư viện, ký túc xá, nhà ăn để phục vụ công tác nghiên cứu tài liệu, ăn nghỉ, sinh hoạt của các học viên.

Hiện nay, hệ thống phòng học chỉ đáp ứng được ½ quy mô đào tạo, dẫn đến nhà trường phải thực hiện đào tạo 3 ca /ngày. Mặt khác theo kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và UBND tỉnh về đào tạo chuẩn hoá đội ngũ CBCC cấp xã giai đoạn 2013-2015, Trường Chính trị Trần Phú được giao mở hàng trăm lớp ĐTBD cho đội ngũ CBCC cấp xã vì vậy đẩy nhanh tiến độ đầu tư, hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy là hết sức cần bách.

81

- Tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy cho các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện nhằm đảm bảo cho các trung tâm có đủ điều kiện cơ sở vật chất phục vụ nhiệm vụ ĐTBD CBCC theo kế hoạch được giao. Đối với các Trung tâm có quy mô quá bé và không đáp ứng được yêu cầu về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên cần tiến hành rà soát sắp xếp, sáp nhập để nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động.

Đây cũng là nhiệm vụ hết sức cấp bách, vì hiện nay hệ thống cơ sở vật chất của đa số các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện chủ yếu tận dụng hệ thống nhà cấp 4 của các ngành, đoàn thể để làm phòng đào tạo. Do diện tích phòng học chật hẹp và xuống cấp nên các trung tâm cấp huyện phải chia tách lớp học mới đủ chổ cho các học viên tham gia, điều này làm thiếu đội ngũ giảng viên và tăng chi phí đào tạo cho các trung tâm.

3.2.4.4. Bổ sung biên chế, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên

- Rà soát, đánh giá lại đội ngũ cán bộ, giáo viên của các cơ sở đào tạo được giao nhiệm vụ ĐTBD CBCC cấp xã để thực hiện các giải pháp điều chỉnh, bố trí sử dụng hợp lý, hiệu quả đội ngũ cán bộ, giáo viên hiện có. Trước mắt cần tiến hành sắp xếp, cắt giảm và tái cấu trúc lại đội ngũ cán bộ làm công tác hành chính, để có biên chế bố trí giảng viên cơ hữu (tỷ lệ cán bộ hành chính chiếm hơn 60% tổng số cán bộ, giáo viên của các cơ sở đào tạo).

- Bổ sung đủ biên chế cán bộ, giáo viên cho Trường chính trị Trần Phú và các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện theo quy mô đào tạo hiện có, nhiệm vụ ĐTBD CBCC được giao theo kế hoạch của tỉnh.

- Thực hiện điều chỉnh, sắp xếp lại đội ngũ giáo viên giữa các phòng khoa, bộ môn để đảm bảo cân đối trong công tác giảng dạy, tránh tình trạng có giảng viên phải đứng lớp vượt quá thời gian quy định, có giáo viên không được bố trí giảng vì không có chuyên môn theo mã ngành đào tạo.

- Trên cơ sở quy định tiêu chuẩn chung của Nhà nước về công tác cán bộ, công chức, UBND tỉnh cần sớm ban hành hệ thống các tiêu chuẩn về tuyển chọn,

82

đào tạo, bồi dưỡng và bổ nhiệm cán bộ, giáo viên tại các cơ sở được giao nhiệm vụ ĐTBD đội ngũ CBCC các cấp.

- Đổi mới công tác tuyển dụng cán bộ, giáo viên theo hình thức thi tuyển, đảm bảo công khai, công bằng, dân chủ trên cơ sở tiêu chuẩn quy định. Đồng thời ban hành chính sách thu hút sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, những người có học vị thạc sỹ, tiến sĩ tham gia giảng dạy ở các cơ sở ĐTBD CBCC. Trong quá trình tuyển chọn cần quan tâm quá trình học tập trưởng thành của đối tượng dự tuyển và kết quả công tác ở các cơ quan, đơn vị trước.

- Tiếp tục đổi mới công tác ĐTBD đội ngũ cán bộ, giảng viên đáp ứng ba yêu cầu: “vững vàng về lý luận, nhuần nhuyễn về phương pháp, sâu sát về thực tiễn”. Trên cơ sở quy hoạch ĐTBD cán bộ, giáo viên được phê duyệt, cần ưu tiên bố trí giảng viên đi đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ. Mặt khác, cần có kế hoạch bố trí cho đội ngũ giảng viên đi thực tế ở cơ sở, tổng kết thực tiễn.

- Đổi mới công tác đánh giá, bố trí sử dụng cán bộ, giáo viên. Quá trình đánh giá phải được tiến hành theo một quy trình công khai dân chủ, đảm bảo công bằng, khách quan. Đồng thời thường xuyên quan tâm, tạo môi trường thuận lợi để cán bộ, giảng viên cống hiến và trưởng thành.

- Tăng cường trao đổi thông tin, tổ chức hội thảo chia sẽ kinh nghiệm giữa giáo viên cơ hữu và giáo viên thính giảng. Tạo điều kiện cho giáo viên thính giảng được tham gia các khoá đào tạo về kỹ năng sư phạm.

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh hà tĩnh thực trạng và giải pháp (Trang 86 - 89)