Hạn chế, khó khăn

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh hà tĩnh thực trạng và giải pháp (Trang 68 - 70)

7. Kết cấu đề tài luận văn

2.4.1. Hạn chế, khó khăn

- Cấp ủy, chính quyền một số địa phương chưa quan tâm đúng mức đến công tác ĐTBD CBCC cấp xã; chưa coi đây là một nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng để nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể ở cơ sở.

- Công tác ĐTBD CBCC ở một số địa phương chưa căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ chuyên môn và chức danh công chức đảm nhận để xét cử hoặc chấp thuận cho CBCC tham gia các chương trình đào tạo phù hợp với chuyên môn được giao. Vì vậy, số CBCC sau đào tạo không phát huy được chuyên môn chiếm tỷ lệ khá cao, theo thống kê của Sở Nội vụ có hơn 60% CBCC cấp xã tham gia các ngành học trái với chuyên môn phụ trách. Điều này, dẫn đến việc CBCC cấp xã mặc dù được chuẩn hoá về bằng cấp, nhưng không nâng cao được trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ảnh hưởng đến việc thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về xây dựng nền hành chính hiện đại.

- Công tác xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch ĐTBD CBCC cấp xã chưa có sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả giữa các sở, ngành và chính quyền địa phương, dẫn đến việc tổ chức ĐTBD đội ngũ CBCC cấp xã không đạt kết quả, gây lãng phí nguồn lực ngân sách nhà nước. Mặt khác đôi khi còn gây áp lực cho chính quyền cơ sở trong việc phân công, bố trí CBCC tham gia các khoá đào tạo và thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao. Thậm chí có những cán bộ gần như suốt cả một năm chủ yếu là tham gia các chương trình đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng của các sở, ngành mở.

- Công tác quy hoạch, ĐTBD CBCC cấp xã ở một số địa phương chưa có chính sách ưu tiên đối với cán bộ có năng lực, cán bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đi đào tạo trước, các đối tượng còn lại đi đào tạo sau; đặc biệt là công tác đào tạo đội ngũ CBCC kế cận nhiều địa phương quan tâm chưa đúng mức, do vậy

62

chưa lựa chọn được những CBCC có đủ đức, đủ tài đưa vào diện quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng. Qua khảo sát tại các địa phương cho thấy đa số cán bộ có năng lực, tâm huyết thì được giao nhiều việc, nên không có điều kiện để tham gia các chương trình đào tạo, trong khi đó cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ thì được giao ít việc và có điều kiện tham gia các chương trình đào tạo. Vì vậy khi xem xét, bổ nhiệm các chức danh ở địa phương thì cán bộ có năng lực lại không có đủ bằng cấp, cán bộ có năng lực bình thường thì có đầy đủ bằng cấp nên được thường được xem xét, cân nhắc, bổ nhiệm.

- Các chính sách khuyến khích về đào tạo, bồi dưỡng, thu hút sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao trong các cơ quan hành chính nhà nước mới tập trung hỗ trợ, khuyến khích nhóm đối tượng là CBCC cấp tỉnh và cấp huyện; chưa có chính sách hỗ trợ, khuyến khích nhóm đối tượng là CBCC cấp xã, dẫn đến làm mất công bằng giữa các đối tượng thụ hưởng. Mặt khác, chính sách hiện hành chưa thật sự khuyến khích người học tự tham gia các chương trình đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

- Đội ngũ giáo viên giảng dạy tại Trường chính trị Trần Phú và các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện chủ yếu được tuyển chọn từ những sinh viên mới tốt nghiệp, mặc dù được đào tạo chuyên sâu về chuyên môn nhưng chưa có kinh nghiệm thực tiễn nên việc truyền đạt kiến thức và giảng dạy gặp nhiều khó khăn. Theo số liệu của Sở Nội vụ, Trường Chính trị Trần phú có đến 45% sinh viên mới ra tham gia công tác giảng dạy, còn tại các Trung tâm bồi dưỡng Chính trị cấp huyện là: 52%. Việc bố trí giáo viên giảng dạy và cán bộ hành chính trong các cơ sở đào tạo còn bất hợp lý, số cán bộ hành chính chiếm hơn 60% tổng số cán bộ, giáo viên của các cơ sở đào tạo.

- Cơ sở vật chất mặc dù đã được đầu tư, nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Tại Trường Chính trị Trần Phú hệ thống phòng học của mới chỉ đáp ứng được ½ quy mô đào tạo; tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp

63

huyện hệ thống cơ sở đào tạo của chủ yêu là tận dụng các dãy nhà cấp 4 của các tổ chức đoàn thể để lại; diện tích phòng học chật hẹp và xuống cấp. Trong khi đó theo kế hoạch chuẩn hoá đội ngũ CBCC cấp xã đến năm 2015, Hà Tĩnh mở hàng trăm lớp ĐTBD cho đội ngũ CBCC cấp xã.

- Hệ thống giáo trình chưa được cập nhật, đổi mới đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Kiến thức Tin học văn phòng rất cần thiết cho cán bộ cơ sở nhưng không được đưa vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng. Qua khảo sát thực tế cho thấy một thực trạng chung của các cơ sở đạo tạo hiện nay là thiên về giảng dạy những vấn đề thuộc lý luận chung, chưa đi sâu vào giảng dạy kỹ năng thực hành và nghiệp vụ quản lý nhà nước cho đội ngũ CBCC ở cơ sở.

- Công tác giám sát, đánh giá chất lượng đào tạo chưa được thực hiện thường xuyên, đúng mức; nhất là đối với công tác bồi dưỡng CBCC của các sở, ngành với khối lượng kinh phí thực hiện hàng năm là rất lớn, nhưng không có cơ quan, đơn vị nào đứng ra giám sát, quản lý. Công tác thanh tra chuyên môn còn gặp khó khăn vì thiếu văn bản hướng dẫn cụ thể.

Một phần của tài liệu Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn tỉnh hà tĩnh thực trạng và giải pháp (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)