Gắn lý luận với thực tế, học đi đôi với hành

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở trường chính trị tỉnh bắc giang dưới ánh sáng tư tưởng hồ chí minh (Trang 40 - 48)

Trong giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh phương pháp lý luận gắn liền với công tác thực tế, học đi đôi với hành. Thấm nhuần quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh cũng đi đến khẳng định: sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trở thành một phương pháp trong hoạt động giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Có rất nhiều cách diễn đạt: lý luận đi đôi với thực tiễn, gắn lý luận với công tác thực tế, lý luận kết hợp với thực hành, lý luận phải liên hệ với thực tế, học phải đi đôi với hành…nhưng tựu

41

chung lại điều mà Người muốn nhấn mạnh đó chính là sự thống nhất giữa lý luận, thực tiễn và nêu lên mối quan hệ biện chứng giữa chúng. Người coi đây là phương pháp nòng cốt, bản lề để lý luận thực sự hiện thực hoá được mục tiêu, lý tưởng cách mạng. Theo Hồ Chí Minh, lý luận chỉ có thể biến thành hành động cách mạng khi nó bám sát vào thực tiễn, phản ánh nhu cầu của thực tiễn. Khi định nghĩa về lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, Người nêu rõ mối quan hệ biện chứng giữa lý luận, thực tiễn và lý luận chỉ trở thành lý luận chân chính khi gắn với thực tiễn bởi “lý luận là đem thực tế trong lịch sử, trong kinh nghiệm, trong các cuộc tranh đấu, xem xét, so sánh thật kỹ lưỡng, rõ ràng, làm thành kết luận. Rồi lại đem nó chứng minh với thực tế. Đó là lý luận chân chính” [43, tr. 233].

Theo Hồ Chí Minh, giáo dục lý luận luôn gắn với thực tiễn không chỉ xuất phát từ mục tiêu giáo dục, huấn luyện cho cán bộ, đảng viên mà điều quan trọng là học tập lý luận Mác –Lênin còn để nâng cao trình độ văn hoá, khoa học và góp phần củng cố đạo đức cách mạng, giữ vững lập trường, nâng cao sự hiểu biết và trình độ chính trị để cán bộ, đảng viên làm tốt công tác Đảng giao phó. Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn còn là cơ sở để khắc phục bệnh giáo điều, đồng thời là một nguyên tắc của hệ thống lý luận Mác – Lênin: “Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mà quáng, lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông” [46, tr. 496].

Rõ ràng Hồ Chí Minh đã chỉ ra sự tác động qua lại, sự phụ thuộc và bổ sung lẫn nhau giữa lý luận và thực tiễn, theo Người, lý luận phải xuất phát dựa trên cơ sở của thực tiễn, phản ánh đúng thực tiễn, không được thoát ly xa rời thực tiễn. Còn thực tiễn phải có lý luận soi đường, định hướng, chỉ đạo. Vì vậy,

42

thực tiễn là nền tảng của lý luận, làm phong phú lý luận, kiểm tra sự đúng đắn của lý luận.

Xuất phát từ lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, về lý luận, Hồ Chí Minh nhận thức được rằng lý luận được hiểu là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người, là tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong quá trình lịch sử. “Lý luận là khoa học về các quy luật phát triển của tự nhiên và xã hội, khoa học về cách mạng của quần chúng bị áp bức và bóc lột, khoa học về thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở tất cả các nước, khoa học về xây dựng chủ nghĩa cộng sản” [46, tr. 497].

Tiếp thu quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, người thầy của cách mạng đã khẳng định: không có lý luận cách mạng thì không có cách mạng vận động…chỉ có theo lý luận cách mạng tiền phong, đảng cách mạng mới làm nổi trách nhiệm cách mạng tiền phong, Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trò của lý luận vào việc trang bị lý luận cho cán bộ: coi lý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ hướng cho chúng ta trong công việc thực tế. Không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi. Hơn ai hết Hồ Chí Minh thấm thía điều này qua thực tế cách mạng Việt Nam những năm 1930, Người đã chỉ ra hậu quả nghiêm trọng của việc thiếu lý luận soi đường. Trở về nước Nga sau những ngày tháng bị giam cầm ở nhà tù đế quốc Anh tại Hương Cảng, trong bức thư gửi Ban Phương Đông Quốc tế Cộng sản ngày 16 tháng 1 năm 1935, Người xót xa thừa nhận: “Các đồng chí của chúng tôi rất dũng cảm và hăng hái. Các đồng chí ấy công tác rất tận tuỵ. Nhưng vì thiếu kiến thức lý luận, buộc các đồng chí phải mò mẫm từng bước, luôn vấp váp vì thiếu thốn như vậy. Tất nhiên các đồng chí sẽ được giáo dục rèn luyện trong đấu tranh và trong công tác hàng ngày. Nhưng có thể tránh được biết bao bế tắc, sai lầm và biết bao thất bại đau đớn, nếu chúng ta có thể

43

cung cấp cho các đồng chí ấy những kiến thức tối cần thiết về lý luận soi đường, tạo điều kiện dễ dàng cho các đồng chí ấy tiến hành công tác” [41, tr. 86].

Nhận rõ sự non kém về lý luận của cán bộ, đảng viên, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới việc nâng cao trình độ lý luận cho cán bộ, đảng viên, Người đã viết thư gửi Quốc tế Cộng sản yêu cầu xuất bản các cuốn sách về lý luận để phục vụ cho việc học tập lý luận của cán bộ, đảng viên.

Hồ Chí Minh còn phê phán bệnh khinh lý luận, kém lý luận hay lý luận suông. “Có kinh nghiệm mà không có lý luận, cũng như một mắt sáng, một mắt mờ” [43, tr. 234]. Người thường lấy ví dụ: nếu một người kém lý luận nên khi gặp mọi việc không biết xem xét cho rõ, cân nhắc cho đúng, xử trí cho khéo. Không biết nhận rõ điều kiện hoàn cảnh khách quan, ý mình nghĩ thế nào làm thế ấy thì kết quả thường thất bại. Hay mỗi khi Đảng đề ra đường lối, chủ trương, chính sách gì thì phải phân tích rõ bối cảnh lịch sử, yêu cầu, nhiệm vụ đề ra, căn cứ sát vào tính tương quan lực lượng, tức là dựa chắc vào lý luận để đưa ra chính sách đúng đắn, đưa phong trào cách mạng tiến lên. Ví dụ như nắm vững lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về sức mạnh tổng hợp, về chiến tranh nhân dân đề ra đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh. Vì vậy, Người yêu cầu: “Mỗi cán bộ, mỗi đảng viên phải học lý luận, phải đem lý luận áp dụng vào công việc thực tế. Phải chữa cái bệnh kém lý luận, khinh lý luận và lý luận suông” [43, tr. 235].

Lý luận gắn liền với thực tiễn. Thực tiễn theo chủ nghĩa Mác – Lênin được hiểu là toàn bộ hoạt động vật chất cảm tính có tính lịch sử xã hội, có mục đích nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội. Là hoạt động cơ bản của con người nhằm sản xuất ra của cải vật chất hoặc cải tạo xã hội, tức là những hoạt động làm biến đổi các thể chế xã hội, trong xã hội có giai cấp thì điển hình là cuộc đấu tranh giai

44

cấp mà đỉnh cao của nó là cách mạng xã hội. Đề cao vai trò của lý luận, Hồ Chí Minh cũng đánh giá cao vai trò của thực tiễn, yêu cầu cán bộ phải có thực tiễn, liên hệ thực tiễn. “Chúng ta là những người cán bộ cách mạng, thực tế của chúng ta là những vấn đề mà cách mạng đề ra cho chúng ta phải giải quyết. Thực tế bao gồm rất rộng, nó bao gồm kinh nghiệm, công tác và tư tưởng của cá nhân, chính sách, đường lối của Đảng, kinh nghiệm lịch sử của Đảng cho đến các vấn đề trong nước và thế giới. Trong khi học tập, đó là những thực tế mà chúng ta cần liên hệ” [46, tr. 497]. Vì vậy trong công tác lý luận phải chú trọng đi sâu vào thực tiễn, thường xuyên coi trọng khâu tổng kết đánh giá kinh nghiệm.

Theo Hồ Chí Minh, điều có ý nghĩa quyết định của công tác giáo dục lý luận là phải xây dựng được nội dung, phương pháp xuất phát từ tình hình cụ thể của đất nước, đặc điểm về kinh tế, chính trị, văn hoá, lịch sử của dân tộc. Đây cũng là câu trả lời vì sao, Nguyễn Ái Quốc lựa chọn chủ nghĩa Mác – Lênin, gắn con đường giải phóng dân tộc ta với con đường cách mạng vô sản. Tức là lý luận Mác – Lênin phù hợp với đặc điểm, lực lượng cách mạng, yêu cầu lịch sử của xã hội Việt Nam. Công tác giáo dục lý luận chính trị còn phải phù hợp với trình độ, yêu cầu, nhiệm vụ của người học. Người nhắc nhở cán bộ, đảng viên khi học tập lý luận không phải là học thuộc lòng từng câu, từng chữ, vận dụng một cách máy móc kinh nghiệm của các nước, mà học lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin để phân tích và giải quyết các vấn đề cụ thể của cách mạng nước ta, cho phù hợp với điều kiện đặc biệt của nước ta. Vận dụng sáng tạo lý luận vào thực tiễn là tiêu chí hàng đầu trong công tác giáo dục lý luận chính trị theo tư tưởng Hồ Chí Minh đồng thời hàm chứa yêu cầu bổ sung, phát triển lý luận bằng chính thực tiễn cách mạng phong phú của nước ta. Người luôn đòi hỏi: “Khi vận dụng thì bổ sung,

45

làm phong phú thêm lý luận bằng những kết luận mới rút ra từ trong thực tiễn cách mạng của ta” [46, tr. 496-497].

Lý luận gắn với thực tế là một trong những phương pháp quan trọng để xây dựng nội dung trong giáo dục lý luận chính trị, Hồ Chí Minh nhấn mạnh “học tập chủ nghĩa Mác – Lênin là học tập cái tinh thần xử trí mọi việc, đối với mọi người và đối với bản thân mình; là học tập những chân lý phổ biến của chủ nghĩa Mác – Lênin để áp dụng một cách sáng tạo vào hoàn cảnh thực tế của nước ta. Học để mà làm, lý luận đi đôi với thực tế” [47, tr. 292]. Người luôn phê phán lối giáo dục chỉ đem lý luận khô khan, tầm chương trích cú, giáo điều, sách vở, lý luận suông, vô ích, không soi sáng và chỉ đạo thực tiễn, “học thuộc lòng một số sách vở về chủ nghĩa Mác – Lênin. Họ tự cho mình là hiểu biết về chủ nghĩa Mác – Lênin hơn ai hết. Song khi gặp việc thực tế, thì hoặc là máy móc, hoặc là lúng túng. Lời nói và việc làm của họ không nhất trí. Họ học sách vở Mác – Lênin nhưng không học tư tưởng Mác – Lênin. Học để trang sức, chứ không phải để vận dụng vào công việc cách mạng” [47, tr. 292]. Người uốn nắn một bộ phận cán bộ, đảng viên có biểu hiện sao nhãng việc học lý luận và học tập lý luận một cách hình thức thiếu tính thực tế. Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Người phê phán lối dạy chính trị không sát hợp, ví dụ như huấn luyện cho cán bộ trong các cơ quan hành chính mà không đụng đến công việc hành chính. Còn dạy chính trị thì mênh mông mà không thiết thực, không liên hệ thực tế, học rồi không dùng được.

Từ quan niệm về lý luận và thực tế trên, Hồ Chí Minh khẳng định lý luận liên hệ với thực tế nghĩa là dùng lý luận đã học để phân tích những thắng lợi và thất bại trong công tác, những mặt đúng, những mặt sai trong tư tưởng, phân tích một cách toàn diện để tìm ra nguồn gốc đúng sai về lập trường tư tưởng và

46

phương pháp của mình, làm như thế là tổng kết để làm cho nhận thức, lập trường tư tưởng của cán bộ được nâng cao và có kết quả hơn. Muốn thực hiện phương pháp lý luận liên hệ với thực tế trong học tập lý luận, Hồ Chí Minh đòi hỏi mỗi người, đặc biệt là những cán bộ, đảng viên của Đảng: “Phải có thái độ học tập đúng, phải khiêm tốn thật thà, kiêu ngạo, tự phụ, tự mãn là kẻ thù số một của học tập. Phải tự nguyện, tự giác xem công tác học tập là nhiệm vụ mà người cán bộ phải hoàn thành cho được. Phải nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do tư tưởng. Phải bảo vệ chân lý, phải có tính nguyên tắc, không được ba phải, điều hoà. Phải đoàn kết, phải đề cao phê bình và tự phê bình” [46, tr. 499-500].

Xuất phát từ quan điểm lý luận và thực tiễn có mối quan hệ biện chứng, không tách rời nhau. Hồ Chí Minh cho rằng nếu chỉ chú ý đào tạo mà không coi trọng thực tiễn, gắn liền với thực tiễn, hoặc chỉ chú trọng thực tiễn mà không trang bị lý luận thì cũng chưa đạt. Người yêu cầu trong công tác giáo dục đào tạo phải gắn liền lý luận với thực tiễn làm sao để người cán bộ sau khi được giáo dục, đào tạo, tiếp thu lý luận có thể vận dụng sáng tạo nhằm giải quyết tốt công việc thực tế, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Chỉ khi nào kết hợp được hai yếu tố trên thì quá trình giáo dục mới đạt yêu cầu, mục đích đề ra, hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng giao phó. “Người biết lý luận mà không thực hành thì cũng vô ích. Học lý luận không phải để nói mép, nhưng biết lý luận mà không thực hành là lý luận suông. Học là để áp dụng vào việc làm. Làm mà không có lý luận thì không khác gì đi mò trong đêm tối, vừa chậm chạp, vừa hay vấp váp. Có lý luận mới hiểu được mọi việc trong xã hội, trong phong trào để chủ trương cho đúng, làm cho đúng” [44, tr. 47]. “Lý luận cốt để áp dụng vào công việc thực tế, lý luận mà không áp dụng vào thực tế là lý luận suông. Dù xem được hàng ngàn hàng vạn quyển lý luận, nếu không biết đem ra thực hành, thì khác nào một cái hòm đựng

47

sách. Xem nhiều sách để mà loè, để làm ra ta đây, thế không phải là biết lý luận. Những anh em đó cần phải ra sức thực hành mới là người biết lý luận” [43, tr. 234]. Khi học tập lý luận thì nhằm mục đích học để vận dụng chứ không phải học lý luận vì lý luận, hoặc vì tạo cho mình một cái vốn lý luận để sau này đưa ra mặc cả với Đảng. Tất cả những động cơ học tập không đúng đắn đều phải trừ cho sạch.

Từ thực tế lịch sử Việt Nam, có thể lấy dẫn chứng cụ thể ở những năm 1928, dưới sự chỉ đạo của Nguyễn Ái Quốc, phong trào vô sản hoá đã được thực hiện, đưa hội viên Hội Việt Nam cách mạng thanh niên vào hoạt động thực tiễn trong các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ, đồn điền…sống và lao động cùng công nhân với mục đích để họ tự rèn luyện mình, truyền bá lý luận Mác – Lênin, kết quả nhờ phong trào này mà cán bộ hội đã trưởng thành trong hoạt động cách mạng. Từ những kiến thức lý luận được vận dụng vào công việc thực tế đã giúp cho cán bộ trưởng thành về chính trị, tư tưởng, góp phần vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng.

Hồ Chí Minh nêu rõ: “Những bệnh duy tâm, máy móc, mạo hiểm, chủ quan… đều vì tách rời lý luận với thực hành mà có. Chủ nghĩa Mác – Lênin kiên quyết chống những sai lầm ấy” [44, tr. 255]. Người chứng minh rằng ở nơi nào và khi nào có sự kết hợp đúng đắn giữa lý luận và thực tiễn, ở nơi đó và khi đó cách mạng sẽ giành thắng lợi, phong trào phát triển, ngược lại thì phong trào sẽ gặp khó khăn, thậm chí tổn thất, cách mạng lâm vào thoái trào bằng những điển hình thực tế như những sai lầm trong cải cách ruộng đất, chỉnh đốn tổ chức, xây dựng kinh tế…Bởi vậy nên trong giáo dục lý luận chính trị để đào tạo những chiến sĩ tiên phong cho cách mạng thì “việc học tập lý luận của các đồng chí không phải nhằm biến các đồng chí thành những người lý luận suông, mà nhằm làm thế nào cho công tác của các đồng chí tốt hơn, nghĩa là các đồng chí phải học tập tư tưởng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở trường chính trị tỉnh bắc giang dưới ánh sáng tư tưởng hồ chí minh (Trang 40 - 48)