Thực trạng công tác giáo dục lý luận chính trị

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở trường chính trị tỉnh bắc giang dưới ánh sáng tư tưởng hồ chí minh (Trang 67 - 85)

Thực hiện sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ và Uỷ ban nhân dân tỉnh, trong 5 năm qua, Trường Chính trị tỉnh Bắc Giang đã phối hợp với các ngành, các cấp đẩy mạnh và đa dạng hoá các loại hình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng có sự chuyển biến mạnh mẽ và đạt được thành tích to lớn. Song bên cạnh đó cũng còn nhiều tồn tại, khó khăn cần được tháo gỡ. Thực trạng này được thể hiện trên những mặt chủ yếu sau:

Về thực hiện mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng: Theo Quyết định 184-QĐ/TW ngày 3/9/2008 của Ban Bí thư, Trường hiện nay bao gồm 4 khoa: Khoa lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Khoa Xây dựng Đảng; Khoa Dân vận; Khoa Nhà nước và Pháp luật. Các khoa đã đảm nhiệm tốt nội dung giáo dục lý luận chính trị trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đáp ứng được những yêu cầu cơ bản:

Về chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước: Được bồi dưỡng cập nhật thường xuyên để học viên có được bản lĩnh chính trị vững vàng, là cơ sở cho việc xử lý một cách tỉnh táo các tình huống phát sinh trong thực tiễn, vững vàng trước những tác động nhiều chiều của cuộc sống. Việc thường xuyên được học tập, quán triệt và cập nhật những nội dung quan trọng của các môn học và các văn kiện của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước giúp người cán bộ, đảng viên không chỉ giữ được lập trường chính trị, tư tưởng kiên trung, xử lý tốt công việc được giao, mà còn dành được sự tín nhiệm, tin yêu của nhân dân.

Về chuyên môn nghiệp vụ: được bồi dưỡng theo từng lĩnh vực, từng cương vị công tác theo yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong từng giai đoạn, giúp cán bộ

68

có năng lực tổ chức thực hiện nghị quyết, chỉ thị của các cấp uỷ Đảng, Hội đồng nhân dân các cấp và những quyết định, chính sách của chính quyền cấp trên.

Về năng lực thực tiễn: Công tác đào tạo, bồi dưỡng giúp cán bộ có kinh nghiệm và vốn sống thực tiễn, bổ sung cho vốn tri thức, lý luận và kiến thức chuyên môn được đào tạo trong nhà trường, giúp cán bộ ngày càng trưởng thành trong công tác của mình.

Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục lý luận chính trị ở trường chính trị tỉnh Bắc Giang không chỉ dừng lại ở việc phổ cập và đạt được những yêu cầu cơ bản trên, mà còn thông qua đó làm cơ sở cho việc xây dựng, củng cố, nâng cao tư duy khoa học, tầm nhìn chiến lược để đội ngũ cán bộ, đảng viên khi được đào tạo có thể xem xét và giải quyết các vấn đề trong lãnh đạo, quản lý. Đồng thời, mục tiêu giáo dục lý luận chính trị của nhà trường cũng chính là nhằm tạo ra một đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, có ý thức tổ chức kỷ luật, vững về chuyên môn nghiệp vụ…

Thông qua việc trang bị những kiến thức cơ bản về Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, về xây dựng Đảng, về công tác dân vận…các học viên không chỉ nâng cao niềm tin vào lý tưởng cộng sản, kiên định, trung thành với Đảng và với sự nghiệp đổi mới của đất nước, mà còn biết vận dụng một cách đúng đắn, sáng tạo những kiến thức lý luận vào thực tế cụ thể ở địa phương, đơn vị mình.

Trong giai đoạn hiện nay, để đáp ứng được yêu cầu công việc, đội ngũ cán bộ, công chức cần phải hội tụ được các tiêu chuẩn, điều kiện về phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, kinh nghiệm thực tiễn, kỹ năng nghề nghiệp, ngoại ngữ, tin học…Nhận thức rõ điều đó, trong thời gian qua, các cấp uỷ đảng, chính quyền, đoàn thể đã hết sức chú trọng thực hiện công tác đào tạo,

69

bồi dưỡng nói chung, đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị nói riêng cho đội ngũ cán bộ, công chức, nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở.

Theo thống kê của Ban Tổ chức Tỉnh uỷ, từ năm 2006 đến năm 2010, toàn tỉnh có 3.812 cán bộ đã được cử đi đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, trong đó 37 cán bộ được cử đi học tại Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, 503 cán bộ được cử đi học cao cấp lý luận và cử nhân chính trị, 3.272 cán bộ học trung cấp lý luận chính trị.

Để đảm bảo thực hiện tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, bên cạnh sự chỉ đạo sâu sát của các cấp uỷ đảng, Trường Chính trị tỉnh Bắc Giang đã chú trọng xây dựng kế hoạch cụ thể hàng năm, xây dựng chương trình giảng dạy sát với từng loại đối tượng tham gia học tập, tổ chức bồi dưỡng nâng cao cho đội ngũ giảng viên, đầu tư hiện đại hoá cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học. Tỉnh đã tăng cường chế độ chính sách cho đội ngũ giảng viên nhằm động viên, khuyến khích, nâng cao chất lượng dạy và học. Với sự quyết tâm đó, đội ngũ cán bộ, công chức về trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cũng như năng lực, kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý, điều hành công việc đã được nâng lên rõ rệt; có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm trong công tác. Những kết quả đó đã góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của cả hệ thống chính trị, đáp ứng yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá địa phương và đất nước.

Về đội ngũ giảng viên, công chức, viên chức: Để thực hiện được kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Trường, đội ngũ giáo viên, công chức, viên chức của Trường Chính trị tỉnh Bắc Giang trong những năm qua đã tăng cả về số

70

lượng và chất lượng. Chỉ so sánh riêng trong 2 năm (2009-2010) đã thể hiện rõ: Năm 2009, Trường có biên chế 51 người, giảng viên 35/51 người, số giảng viên là thạc sỹ và đang học cao học chiếm 54,2%. Năm 2010, Trường có biên chế là 60 người, 2/3 là cán bộ giảng dạy và nghiên cứu, 95% đội ngũ giảng viên là đảng viên, 85% giảng viên có trình độ trung cấp lý luận chính trị - hành chính, 90% giảng viên được xếp loại khá về chuyên môn trong đó 20% xếp loại giỏi.

Đội ngũ cán bộ, giảng viên có bản lĩnh chính trị, quan điểm và lập trường vững vàng, luôn phấn đấu vươn lên trong công tác, ý thức tổ chức kỷ luật tốt, luôn giữ vững phẩm chất cách mạng, lối sống giản dị và tận tuỵ trong công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần tích cực vào công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của tỉnh.

Để nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị, một trong những giải pháp hàng đầu, có tính đột phá là đổi mới phương pháp giảng dạy của đội ngũ giảng viên. Bởi vì sau khi đã xác định rõ mục đích, nội dung học tập thì kết quả nhận thức của học viên đạt được mức độ nào sẽ phụ thuộc vào phương pháp giảng dạy của giảng viên trên lớp. Việc giảng dạy của đội ngũ giảng viên có tạo nên hứng thú và gây sự chú ý tập trung học tập hay không, có làm cho học viên năng động, phát huy tư duy độc lập suy nghĩ, sáng tạo hay không, có biến kiến thức lý luận thành tình cảm, thái độ và hành động trong thực tiễn hay không... sẽ phụ thuộc vào sự sáng tạo của đội ngũ giảng viên trong việc vận dụng các phương pháp giảng dạy đối với từng tiết học, buổi học. Trong những năm vừa qua, đội ngũ giảng viên của Trường Chính trị tỉnh Bắc Giang đã có nhiều cố gắng tìm tòi cải tiến và áp dụng những phương pháp giảng dạy mới. Giảng viên có ý thức học tập, nghiên cứu, sưu tầm tài liệu, trau dồi kiến thức và kinh nghiệm để nâng cao chất lượng bài giảng. Thông qua từng bài giảng người giảng viên sẽ

71

đúc rút được kinh nghiệm cho bản thân mình, không chỉ cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ giảng dạy mà còn ngày một đổi mới và nâng cao chất lượng giảng dạy, được học viên tín nhiệm, góp phần nâng cao kết quả học tập của học viên và chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường.

Yêu cầu của Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh về thực hiện chương trình và phương pháp giảng dạy của giảng viên là: Đổi mới phương pháp giảng dạy nhưng không làm giảm tổng khối lượng kiến thức đã được kết cấu trong chương trình đào tạo. Phương pháp giảng dạy của giảng viên được đổi mới theo hướng vận dụng hệ thống các phương pháp giảng dạy hiện đại, nâng cao tính sáng tạo, chủ động và trách nhiệm của giảng viên trong giảng dạy; Phương pháp học tập của học viên được đổi mới theo hướng đề cao tính tích cực, chủ động, tự giác, tự nghiên cứu, gắn lý luận với thực tiễn, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo.

Kết quả điều tra xã hội học về phương pháp, kỹ năng giảng dạy của giảng viên tại trường Chính trị tỉnh Bắc Giang như sau:

Học viên đánh giá tốt: 141/200 (chiếm 70,5%) Học viên đánh giá khá: 46/200 (chiếm 23%)

Học viên đánh giá bình thường: 13/200 (chiếm 6,5%)

Học viên đánh giá kém: 0/200 ( 0% ) (Bảng 2.3)

Kết quả điều tra xã hội học về đánh giá về lòng nhiệt tình, trách nhiệm, tâm huyết với nghề của đội ngũ giảng viên Trường Chính trị tỉnh Bắc Giang như sau:

Học viên đánh giá tốt: 165/200 (chiếm 82,5%) Học viên đánh giá khá: 22/200 (chiếm 11%)

Học viên đánh giá bình thường: 13/200 (chiếm 6,5%)

72

Kết quả trên cho thấy phương pháp kỹ năng giảng dạy của đội ngũ giảng viên Trường Chính trị tỉnh được đánh giá rất cao. Không có giảng viên kém, 93,5% giảng viên được đánh giá ở mức độ khá, tốt. Đội ngũ giảng viên đều giảng dạy nhiệt tình, có trách nhiệm, được học viên đánh giá ở mức độ cao nhất.

Về công tác đào tạo, bồi dưỡng: Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Trường Chính trị tỉnh theo Quyết định số 184 –QĐ/TW ngày 3/9/2008 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, nội dung giáo dục lý luận chính trị là trọng tâm số một của trường. Theo đó mục tiêu giáo dục lý luận chính trị ở trường chính trị tỉnh không chỉ là phổ cập lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Việc trang bị những kiến thức cơ bản và có hệ thống về lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lý luận và thực tiễn nghiệp vụ và kinh nghiệm về xây dựng Đảng, về công tác dân vận... giúp cho học viên nâng cao niềm tin vào lý tưởng cộng sản, kiên định và trung thành với Đảng, với sự nghiệp đổi mới; hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học, biết vận dụng một cách đúng đắn và sáng tạo vào tình hình cụ thể tại địa phương, đơn vị của mình.

Về chất lượng giáo dục lý luận chính trị của nhà trường cũng đã thể hiện được yêu cầu toàn diện, vừa nâng cao tri thức lý luận, rèn luyện năng lực tư duy, xây dựng bản lĩnh chính trị, rèn luyện phẩm chất đạo đức, khả năng vận dụng vào thực tiễn, vừa nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý, năng lực tổ chức tập hợp, giáo dục, phát huy được sức mạnh tổng hợp của xã hội để hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, Chính quyền, nhân dân giao phó.

Kết quả điều tra về nhận thức của học viên khi tham gia học tập lý luận chính trị ở Trường Chính trị tỉnh Bắc Giang như sau:

73 Câu hỏi: Câu hỏi:

Học lý luận chính trị là nhu cầu thực sự của tôi: đã có 184/200 ý kiến cho là đúng (chiếm 92%), 6/200 (chiếm 3%) ý kiến cho là không đúng.

Học lý luận chính trị để nâng cao tri thức, kỹ năng liên quan tới công việc để làm việc tốt hơn: đã có 197/200 (chiếm 98,5%) ý kiến cho là đúng, 1/200 (chiếm 0,5%) ý kiến cho là không đúng.

Học lý luận chính trị để mở rộng tầm hiểu biết: có 194/200 (chiếm 97%) ý kiến cho là đúng, 1/200 (chiếm 0,5%) ý kiến cho là không đúng.

Các môn học lý luận chính trị gây được nhiều hứng thú: có 139/200 (chiếm

69,5%) ý kiến cho là đúng, 14/200 (chiếm 7%) ý kiến cho là không đúng (Bảng 2.1)

Những số liệu nêu trên cho thấy, học viên trường chính trị tỉnh Bắc Giang đã có sự nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của quá trình tham gia học tập lý luận chính trị. Điều này giúp cho họ có hứng thú, nâng cao tính tích cực, tự giác và chủ động tham gia học tập lý luận chính trị tại Trường Chính trị tỉnh Bắc Giang. Nếu không có nhận thức đúng về tầm quan trọng khi tham gia học tập lý luận chính trị tại trường thì học viên không thể học tập nghiêm túc, khó xác định được mục đích phấn đấu và kết quả học tập sẽ không cao. Đặc biệt đối với học viên là cán bộ, công chức nếu họ không nhận thức một cách đúng đắn, thì sẽ không tự hoàn thiện được bản thân mình và đáp ứng được yêu cầu công tác, phụng sự nền công vụ của nhân dân, vì nhân dân. Vì vậy, có thể khẳng định rằng việc tham gia học tập lý luận chính trị tại trường Chính trị tỉnh là hết sức cần thiết. Về nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng, về chất lượng đào tạo, bồi dưỡng được nâng lên rõ rệt. Đa số cán bộ, công chức qua đào tạo đã phát huy được vai trò lãnh đạo, quản lý, sử dụng kiến thức, kỹ năng được trang bị để vận

74

dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể ở địa phương, đơn vị để giải quyết có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và chăm lo đời sống nhân dân, xoá đói, giảm nghèo…Nhiều đồng chí sau đào tạo được bố trí, bổ nhiệm vào các chức vụ trong cơ quan Đảng, chính quyền, đoàn thể ở các cấp, các ngành.

Về đối tượng đào tạo, bồi dưỡng của trường: Theo Hướng dẫn số 07 TC/TW ngày 28/7/1995 của Ban Tổ chức Trung ương đối tượng đào tạo, bồi dưỡng của Trường Chính trị tỉnh gồm những cán bộ đương chức và dự nguồn cho các chức danh: bí thư, phó bí thư đảng uỷ, chi uỷ cơ sở, chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân, trưởng các đoàn thể, trưởng các ngành cấp xã, phường và tương đương. Các đồng chí là trưởng, phó ban cơ quan đảng, trưởng, phó phòng, trưởng, phó đoàn thể, chuyên viên, cán sự hành chính trong bộ máy chính quyền, bộ máy đảng, đoàn thể cấp huyện, quận, thị và trưởng phó phòng trực thuộc ban ngành tỉnh, thành phố, giám đốc, phó giám đốc, bí thư, phó bí thư đảng uỷ, trưởng phó các đoàn thể ở công ty, doanh nghiệp, bệnh viện, trường học trực thuộc, chuyên viên, cán sự hành chính trong bộ máy đảng, bộ máy chính quyền và đoàn thể ở tỉnh, thành phố.

Căn cứ vào đối tượng đào tạo trên, nhà trường xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho từng năm:

Về công tác đào tạo

- Lớp trung cấp lý luận chính trị và lý luận chính trị hành chính Trung cấp hành chính

Trung cấp luật

Trung cấp ngành, công tác phụ nữ

- Lớp đại học: Kinh tế chính trị, kế toán doanh nghiệp, hành chính - Lớp cao cấp lý luận – hành chính

75

Về công tác bồi dưỡng

Nội dung chương trình chú trọng bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng, công tác tuyên giáo, công tác kiểm tra Đảng, công tác Hội Phụ nữ cơ sở, Hội Nông dân cơ sở, Hội Chữ thập đỏ, Hội Người cao tuổi, bồi dưỡng kiến thức quản lý

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở trường chính trị tỉnh bắc giang dưới ánh sáng tư tưởng hồ chí minh (Trang 67 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)