Khái quát về Trường Chính trị tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở trường chính trị tỉnh bắc giang dưới ánh sáng tư tưởng hồ chí minh (Trang 64 - 67)

Khái quát lịch sử

Trường Chính trị tỉnh Bắc Giang ngày nay, có bề dày truyền thống 60 năm. Trải qua quá trình phát triển từ ngày mới thành lập, ở mỗi giai đoạn lịch sử Trường có tên gọi khác nhau, nhưng nhiệm vụ chính trị của Trường, chủ yếu là huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đảng viên trên địa bàn tỉnh về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; về quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong từng thời kỳ cách mạng của tỉnh.

Quyết định số 119 –QĐ/TU ngày 29/8/2001 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Bắc Giang đã lấy ngày 10/9/1951 là ngày truyền thống của Trường. Thời kỳ từ năm 1963 – 1996, do hợp nhất hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh thành tỉnh Hà Bắc, Trường mang tên Trường Đảng Nguyễn Văn Cừ. Sau khi tái lập tỉnh, ngày 5/4/1997, Tỉnh uỷ Bắc Giang đã ra Quyết định số 98-QĐ/TU thành lập Trường Chính trị tỉnh. Tính đến nay, tuy mới 15 năm tái lập, song được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, cùng với sự phấn đấu nỗ lực của cán bộ, giảng viên, Trường Chính trị tỉnh Bắc Giang đã đạt được những kết quả bước đầu đáng tự hào. Tuy nhiên, đứng trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới và

65

hội nhập của đất nước nói chung và Bắc Giang nói riêng, vấn đề không ngừng đổi mới, nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ của tỉnh đã trở thành nhiệm vụ thường xuyên, cấp bách, nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

Kế thừa, phát huy truyền thống vẻ vang của Trường, gần 60 năm qua và những kết quả đạt được sau 15 năm từ ngày tái thành lập, tập thể lãnh đạo, cán bộ, giảng viên của Trường được sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân Tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ của các học viện, trường ở Trung ương; các ban ngành, đoàn thể của tỉnh; các huyện uỷ, thành uỷ…Trường Chính trị tỉnh Bắc Giang đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển các mục tiêu kinh tế, xã hội của địa phương, góp phần xây dựng tỉnh Bắc Giang ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Trường Chính trị tỉnh Bắc Giang

Căn cứ Quyết định số 184 –QĐ/TW ngày 3/9/2008 của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Nghị định số 18/2010/NĐ – CP ngày 5/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng công chức; Quyết định số 486-QĐ/TU ngày 9/7/2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của Trường Chính trị tỉnh, Trường Chính trị có vị trí, chức năng, nhiệm vụ như sau:

Vị trí, chức năng: Trường Chính trị tỉnh là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tỉnh uỷ và Uỷ ban nhân dân Tỉnh, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và thường xuyên của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp cơ sở, cán bộ, công chức ở địa phương về lý luận chính trị - hành chính; đường lối, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính

66

sách và pháp luật của Nhà nước; kiến thức và chuyên môn, nghiệp vụ về công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân; kiến thức về pháp luật và quản lý nhà nước và một số lĩnh vực khác.

Nhiệm vụ: Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn và các đơn vị tương đương); trưởng, phó phòng, ban, ngành, đoàn thể cấp huyện và tương đương; trưởng, phó phòng của sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và tương đương; cán bộ dự nguồn các chức danh trên; cán bộ, công chức cấp cơ sở và một số đối tượng khác về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; về đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; về nghị quyết, chỉ thị của Đảng và Nhà nước và một số lĩnh vực khác. Đào tạo trung cấp lý luận chính trị - hành chính cho cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị cấp cơ sở; cán bộ, công chức, viên chức ở địa phương. Đào tạo tiền công vụ đối với công chức dự bị.

Mở lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, chuyên môn, nghiệp vụ cho các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý; cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ của các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân cấp cơ sở; đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã, cấp huyện. Bồi dưỡng các ngạch công chức.

Nhà trường phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Thành uỷ trực thuộc Trung ương hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy cho đội ngũ giảng viên của trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện. Tổ chức nghiên cứu khoa học phục vụ giảng dạy, học tập và tổng kết kinh nghiệm thực tiễn ở địa phương, cơ sở. Mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng ngoài các đối tượng đã nêu trên theo chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương.

67

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở trường chính trị tỉnh bắc giang dưới ánh sáng tư tưởng hồ chí minh (Trang 64 - 67)