Kiện toàn, xây dựng, củng cố đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở trường chính trị tỉnh bắc giang dưới ánh sáng tư tưởng hồ chí minh (Trang 97 - 101)

các hoạt động của nhà trường với nhiệm vụ xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể và các nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá của tỉnh và đất nước.

2.2.2. Kiện toàn, xây dựng, củng cố đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn chuyên môn

Chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên trong lĩnh vực lý luận chính trị. Đối với giảng viên giáo dục lý luận chính trị thì điều kiện tiên quyết là phải nắm vững và sâu sắc những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng; am hiểu tình hình kinh tế - xã hội của đất nước và quốc tế; có phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có phong cách nhà giáo và kỹ năng sư phạm tốt. Bên cạnh phẩm chất chính trị vững vàng, cần đề cao việc trau dồi đạo đức cách mạng trong sáng theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Những phẩm chất đạo đức của người làm công tác giáo dục lý luận chính trị là sự kết hợp giữa đạo đức cá nhân với đạo đức nghề nghiệp và đạo đức cách mạng được thể hiện là sự gắn bó, tâm huyết với công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học, cống hiến cho sự nghiệp giáo dục; lấy phê bình và tự phê bình để phát huy những mặt mạnh và khắc phục những hạn chế, khuyết điểm, là khiêm tốn học hỏi, trung thực, giản dị, tôn trọng, quý mến học viên…

Bên cạnh phẩm chất chính trị, kiến thức khoa học cũng là một điều kiện cơ bản để đội ngũ giảng viên hoàn thành nhiệm vụ của mình. Thực tế cho thấy, đội ngũ giảng viên giảng dạy lý luận ở trường chính trị tỉnh, kiến thức khoa học đòi hỏi ở hai mặt: một mặt phải có kiến thức nhất định về khoa học cơ bản, về

98

khoa học bổ trợ, mặt khác phải đạt trình độ nhuần nhuyễn về chuyên môn. Nếu không đảm bảo được tốt hai mặt trên thì chất lượng giảng dạy không đảm bảo. Đôi khi vì không có chuyên môn chuyên sâu, giảng viên đã cung cấp những kiến thức lý luận không đúng với những nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng.

Trước những đòi hỏi của tình hình, đối tượng đào tạo của trường Chính trị tỉnh luôn biến đổi. Học viên là những người thuộc nhiều độ tuổi khác nhau, trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng họ mong muốn được nâng cao trình độ lý luận chính trị để trở về phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ, để lãnh đạo, quản lý, và tự nhận thức và tu dưỡng bản thân. Trước những đòi hỏi của thực tiễn, mỗi cán bộ, giảng viên giảng dạy lý luận chính trị không chỉ trau dồi sâu kiến thức chuyên môn, mà còn phải không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết về khoa học xã hội và nhân văn, tích luỹ vốn sống, kinh nghiệm thực tiễn và thường xuyên cập nhật thông tin để làm phong phú nội dung bài giảng, lý luận gắn với thực tiễn được thể hiện thông qua bài giảng trên lớp. Các khoa, tổ bộ môn cần xây dựng kế hoạch cụ thể để thường xuyên tổ chức dự giờ, rút kinh nghiệm, giúp từng giảng viên không ngừng nâng cao, cập nhật kiến thức và làm mới bài giảng cả về nội dung, phương pháp sao cho phù hợp và có hiệu quả.

Việc truyền thụ kiến thức của giảng viên nên tránh tình trạng rập khuôn máy móc, không tạo sự hứng thú trong tiếp thu kiến thức của người học. Cùng với kiến thức lý luận, giảng viên giảng dạy lý luận chính trị phải đúc rút những kiến thức thực tế để chứng minh, lý giải những vấn đề của đời sống đặt ra. Giảng viên cần chuẩn bị nội dung giảng dạy thật kỹ nhằm tránh tình trạng nói lặp cái mình đã nói. Ngoài ra, khi lên lớp giảng viên cần quan sát học viên, thấu hiểu

99

cảm nhận của học viên trước cách truyền đạt của mình để điều chỉnh phương pháp sao cho phù hợp.

Bên cạnh đó, nhà trường còn phải chú ý đến việc rèn luyện phong cách cho giảng viên lý luận chính trị. Đó là tạo dựng hình ảnh của giảng viên lý luận vừa là một nhà giáo, vừa là một cán bộ có tác phong nghiêm túc, khiêm tốn, giản dị, gần gũi trong giao tiếp với học viên, trong cách chuyển tải nội dung giảng dạy. Đặc biệt là với đội ngũ giảng viên trẻ, ngoài sự nỗ lực của bản thân cá nhân, rất cần có sự giúp đỡ của đội ngũ cán bộ đi trước, của lãnh đạo trường trong việc giúp đỡ rèn luyện cán bộ, giảng viên. Khi giảng viên trẻ đã đủ điều kiện lên lớp, các khoa, tổ bộ môn, những người có kinh nghiệm giảng dạy cần hướng dẫn họ chuẩn bị nội dung, phương pháp giảng dạy, làm tốt từ khâu chuẩn bị bài giảng để khắc phục tình trạng: giảng viên mới được đào tạo bài bản, có lượng kiến thức nền tốt nhưng mới chỉ đáp ứng được việc chuyển tải kiến thức cơ bản như giáo trình cung cấp, chưa có những điểm nhấn cần thiết ở mỗi bài giảng; các vấn đề đưa ra rất lớn nhưng cách giải quyết chưa đầy đủ, sâu sắc, thiếu tính thuyết phục...

Một trong những nhân tố để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên của nhà trường là cần phải tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu khoa học tốt, để thiết thực phục vụ cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị. Tăng cường công tác định hướng nghiên cứu khoa học thiết thực sát với chức năng, nhiệm vụ của trường, chú trọng nghiên cứu, phân tích, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận, thực tiễn sát với nội dung, chương trình, mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của trường. Phát huy vai trò tham mưu của phòng Nghiên cứu khoa học – Thông tin – Tư liệu và Hội đồng khoa học để định hướng các hoạt động nghiên cứu khoa học và các vấn đề liên quan đến hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ

100

của trường. Tăng cường trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học như trung tâm tư liệu, thư viện, trang bị máy tính, nối mạng internet…hỗ trợ kinh phí cho hoạt động khoa học phù hợp với tình hình thực tế, tạo điều kiện để hoạt động này ngày càng phát triển. Biên tập và xuất bản các công trình khoa học làm tài liệu tham khảo. Các đề án, dự án khoa học đã được nghiệm thu cần được xem xét biên tập để xuất bản thành tài liệu tham khảo, phổ biến ứng dụng rộng rãi. Đưa các kết quả nghiên cứu khoa học đã đạt được để làm tiêu chuẩn bình xét thi đua cho cán bộ, giảng viên, tiếp tục đưa vào tiêu chuẩn thực hiện đề tài khoa học của giảng viên hàng năm để xét khen thưởng và công nhận các danh hiệu thi đua lao động tiên tiến, giảng viên giỏi, chiến sĩ thi đua. Ngoài ra cần có chế độ khen thưởng riêng đối với những đồng chí có thành tích tốt trong công tác nghiên cứu khoa học.

Công việc này còn được tiến hành từng bước thông qua việc nâng cao chất lượng các bài viết tham gia các đề tài nghiên cứu cấp khoa, cấp trường; các bài đăng trên tạp chí và đề tài ở cấp cao hơn của giảng viên. Đây là giải pháp hữu hiệu giúp cán bộ, giảng viên nhất là giảng viên trẻ làm quen với nhiều dạng viết, phong cách viết, từ đó đào tạo đội ngũ giảng viên có chất lượng cao. Nhà trường cần phải xây dựng tiêu chuẩn, quy định một năm mỗi cán bộ, giảng viên phải có số lượng bài nhất định được đăng tải, xem đó như là một tiêu chí để đánh giá chất lượng công tác chuyên môn của từng cán bộ giảng dạy, nghiên cứu…Việc xây dựng đội ngũ cán bộ có khả năng nghiên cứu khoa học không những đóng góp chung vào thành tựu nghiên cứu chung của nhà trường, mà còn là một trong những giải pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy lý luận chính trị, nâng cao tính ứng dụng của lý luận vào thực tiễn.

101

Nhà trường cần tiếp tục thực hiện việc rà soát, đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn, tiếp tục duy trì có cải tiến việc lấy ý kiến học viên và giáo viên chủ nhiệm để phân loại giảng viên. Trên cơ sở đó, những ai không có đủ điều kiện đứng lớp thì có thể bố trí công việc khác phù hợp. Xây dựng chế độ đãi ngộ, chính sách đối với giáo viên lý luận để họ tận tâm với nghề dạy học lý luận.

Nhà trường cần có chiến lược và mạnh dạn tạo nguồn, quy hoạch, đào tạo đội ngũ cán bộ, giảng viên từ những sinh viên đã tốt nghiệp đại học các chuyên ngành phù hợp, để bổ sung thêm đội ngũ giảng viên và cán bộ của nhà trường đủ về số lượng và đồng bộ về chuyên ngành đào tạo, góp phần làm cho các khoa của trường đủ sức hoàn thành nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng trong những năm tới.

Xây dựng đội ngũ giảng viên kiêm chức là những đồng chí lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các ban ngành, chuyên gia có khả năng và điều kiện tham gia giảng dạy chuyên sâu ở những bài, chuyên đề thuộc lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ cụ thể. Đây là biện pháp lâu dài để phát huy trí tuệ và sử dụng mọi tài năng giảng dạy trong tỉnh cho Trường Chính trị.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở trường chính trị tỉnh bắc giang dưới ánh sáng tư tưởng hồ chí minh (Trang 97 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)