Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ và tổ chức, quản lý tốt

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở trường chính trị tỉnh bắc giang dưới ánh sáng tư tưởng hồ chí minh (Trang 52 - 64)

Xây dựng đội ngũ cán bộ giảng viên và cán bộ quản lý

Để công tác giáo dục lý luận chính trị đạt kết quả cao, Hồ Chí Minh cho rằng trước hết phải quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác huấn luyện lý luận chính trị. Người đi huấn luyện lý luận phải được lựa chọn cẩn thận, phải là người thực sự mẫu mực về mọi mặt. Vì vậy, Hồ Chí Minh đòi hỏi người đi huấn luyện phải học thêm mãi thì mới làm được công việc huấn luyện của mình. Người khẳng định: “Không phải ai cũng huấn luyện được. Muốn huấn luyện thợ rèn, thợ nguội thì người huấn luyện phải thạo nghề rèn, nghề nguội. Người huấn luyện Đoàn thể phải làm kiểu mẫu về mọi mặt: tư tưởng, đạo đức, lề lối làm việc” [44, tr. 46]. Mỗi cử chỉ, hành vi, lời nói, việc làm của người đi giáo dục đều có tác động trực tiếp đến đối tượng được giáo dục về nhiều mặt, mỗi nội dung giáo dục lý luận chính trị đều thấm đượm quan điểm, tư tưởng, đường lối,

53

chủ trương, chính sách của Đảng, nếu những vấn đề đó thể hiện ở người đi giáo dục mơ hồ, hời hợt thì chất lượng giáo dục không cao. Do đó, Hồ Chí Minh luôn đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên phải thường xuyên học nữa, học mãi và những người đi giáo dục lại càng phải ghi nhớ và thực hành điều đó hơn ai hết.

Về tiêu chuẩn của đội ngũ cán bộ làm công tác giáo dục lý luận chính trị, Hồ Chí Minh cho rằng trước hết họ phải thực sự là những người có kiến thức lý luận tốt, có phẩm chất chính trị, vững vàng về tư tưởng, lập trường, phải trung thành tuyệt đối với chủ nghĩa Mác – Lênin, với lý tưởng giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp của Đảng. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ làm công tác giáo dục lý luận chính trị phải luôn giữ phẩm chất chính trị làm nòng cốt, xác định rõ mục đích, ý nghĩa công tác giáo dục lý luận với cách mạng, xây dựng ý thức trách nhiệm của mình với sự nghiệp. “Người huấn luyện phải học thêm mãi thì mới làm được công việc của mình…Người huấn luyện nào tự cho mình đã biết đủ cả rồi thì người đó dốt nhất” [44, tr. 46]. Do đó đội ngũ cán bộ này phải đủ cả về số lượng và chất lượng, hội đủ phẩm chất, yêu cầu của người chiến sĩ cách mạng, một nhà giáo dục, một nhà khoa học, một người cán bộ tuyên truyền có kiến thức toàn diện, chuyên sâu, có phương pháp giảng dạy phù hợp, hiệu quả. Lênin khuyên chúng ta “học, học nữa, học mãi”, mỗi người đều phải ghi nhớ và thực hành điều đó, những người huấn luyện càng phải ghi nhớ hơn ai hết. “Chỉ có những người cách mạng chân chính mới thu hái được những điều hiểu biết quý báu của các đời trước để lại” [44, tr. 46]. Có như vậy, người cán bộ làm công tác giảng dạy lý luận mới có sức thuyết phục và trở thành “kiểu mẫu về mọi mặt” tư tưởng, đạo đức, lề lối làm việc được.

Nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ làm công tác giáo dục lý luận chính trị là rất quan trọng, luôn được Hồ Chí Minh quan tâm. Trong

54

Diễn văn khai mạc lớp lý luận khoá I trường Nguyễn Ái Quốc (7/9/1957), Người nhấn mạnh: “Trường đảng là một trường học để đào tạo những chiến sĩ tiên tiến phấn đấu cho sự nghiệp của giai cấp vô sản. Các đồng chí đều là cán bộ cốt cán của Đảng. Việc học tập lý luận của các đồng chí không phải nhằm biến các đồng chí thành những người lý luận suông, mà nhằm làm thế nào cho công tác của các đồng chí tốt hơn, nghĩa là các đồng chí phải học tập tinh thần của chủ nghĩa Mác – Lênin; học lập trường, quan điểm và phương pháp của chủ nghĩa Mác –Lênin để áp dụng lập trường, quan điểm và phương pháp ấy mà giải quyết cho tốt những vấn đề thực tế trong công tác cách mạng của chúng ta” [46, tr. 496]. Đây chính là luận điểm lớn được rút ra từ chính thực tiễn cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh. Tại lớp học chính trị đặc biệt ở Quảng Châu năm 1925 – 1927, Nguyễn Ái Quốc đã thực sự là một thầy giáo giảng dạy lý luận chính trị Mác – Lênin đầu tiên ở Việt Nam. Sử dụng có hiệu quả phương pháp giảng dạy tích cực, trong bài giảng có thảo luận, trao đổi, học viên suy nghĩ trả lời rồi sau đó Người tổng kết, chỉ dẫn. Cuối khoá học học viên được thực tập diễn thuyết nhằm trang bị cho học viên không những về kiến thức cơ bản mà còn được trang bị cả những kỹ năng thực hành của người cách mạng, có khả năng hoạt động cách mạng độc lập… Người đã trở thành hình mẫu lý tưởng của người thầy giáo, nhà tuyên truyền, huấn luyện lý luận cách mạng lỗi lạc, thể hiện tinh thần nghiêm túc, lý luận gắn thực tiễn giúp người học có phương pháp luận khoa học tiến bộ, định hướng đúng đắn cho hành động cách mạng.

Đối với người làm công tác giáo dục lý luận luôn phải trau dồi kiến thức chuyên môn, không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết một cách toàn diện, “phải nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do tư tưởng”. Đọc tài liệu thì phải đào sâu hiểu kỹ, không tin một cách mù quáng từng câu một trong sách, có vấn đề

55

chưa thông suốt thì mạnh dạn đề ra và thảo luận cho vỡ lẽ. Đối với bất kỳ vấn đề gì đều phải đặt câu hỏi “Vì sao?”, đều phải suy nghĩ kỹ càng xem nó có hợp với thực tế không, có thật là đúng không, tuyệt đối không nên nhắm mắt tuân theo sách vở một cách một chiều. Phải suy nghĩ chín chắn, phải bảo vệ chân lý, phải có nguyên tắc…không được ba phải, điều hoà.

Để người học hiểu vấn đề thì vai trò của người dạy phải tích cực, sáng tạo trong truyền thụ kiến thức, khắc phục những sai lầm về việc “ học mà không hiểu”, “lý thuyết suông”, “thầy đọc, trò chép”. Hồ Chí Minh đã phê phán phương pháp dạy và học một cách giáo điều, công thức, và Người đặt các vấn đề có tính định hướng cho việc dạy và học như dạy ai (đối tượng học), dạy để làm gì (mục tiêu), dạy cái gì (nội dung), dạy như thế nào (phương pháp). Cách dạy phô trương, không phù hợp với yêu cầu đặt ra chỉ là “phí công, phí của”.

Trong quá trình giảng dạy, người làm công tác giáo dục lý luận phải biết cách nói phù hợp với từng đối tượng “nói thì phải giản đơn, rõ ràng, thiết thực. Phải có đầu, có đuôi, sao cho ai cũng hiểu được, nhớ được. Chớ dùng những danh từ lạ, ít người hiểu. Chớ nói ra ngoài đề, chớ lắp đi lắp lại. Chớ nói quá một tiếng đồng hồ, vì nói dài thì người ta chán tai, không thích nghe nữa” [43, tr. 162]. Để khắc phục khuyết điểm đó, “trước khi nói phải viết một dàn bài rõ ràng, rồi cứ xem đó mà nói” [43, tr. 162], lễ độ trong khi nói đặc biệt khi giảng cho những người có tuổi nhiều hơn mình. Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ hạn chế này đặc biệt là ở thanh niên “thường những anh em thanh niên, đến nói trong một buổi mít tinh, mở miệng là “các đồng chí”. Ba tiếng đó không phải là vô phép, nhưng vì không hợp hoàn cảnh, nên chướng tai. Một hôm, tôi đến dự một cuộc mit ting, đã thấy một kinh nghiệm như vậy. Một cụ già đã nói với tôi: “Cụ Hồ là Chủ tịch cả nước, lại có

56

tuổi, thế mà cụ luôn luôn nói: Thưa các cụ, các ngài…Đằng này các cậu thanh niên bằng lứa tuổi cháu chúng mình, mà có ý luôn làm thầy chúng mình” [43, tr. 162].

Nói tóm lại trong công tác giáo dục lý luận chính trị, Hồ Chí Minh không chỉ quan tâm trang bị cho cán bộ, đảng viên những kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác – Lênin, về đạo đức cách mạng, mà còn đào tạo, huấn luyện cho công tác này một đội ngũ giảng viên đủ cả đức và tài, vừa hồng vừa chuyên để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng.

Tổ chức, quản lý giáo dục lý luận chính trị

Vấn đề tổ chức, quản lý giáo dục lý luận chính trị là một trong những nội dung rất được Hồ Chí Minh chú ý, Người đã đưa ra một số luận điểm, quan điểm của mình rất rõ ràng về vấn đề này.

Trước hết tổ chức, quản lý giáo dục lý luận chính trị phải chặt chẽ, sâu sát, tỉ mỉ và chu đáo. Theo Hồ Chí Minh, muốn huấn luyện lý luận chính trị thì phải có tổ chức, quản lý đào tạo phải hết sức chặt chẽ, phải tổ chức thành trường lớp đào tạo, đây là một trong những trọng trách nặng nề vì đối tượng chính của công tác này là con người, cụ thể là đội ngũ cán bộ. Người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý công tác giáo dục này là Đảng, Đoàn thể và nhân dân. Người đã nói “huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”, “Đảng phải nuôi dạy cán bộ, như người làm vườn vun trồng những cây cối quý báu” [43, tr. 269, 273]. Đảng và Chính phủ phải tổ chức mở các lớp, trường đào tạo cán bộ, vì vậy việc tổ chức, quản lý chặt chẽ, sâu sát, tỉ mỉ, chu đáo còn biểu hiện ngay ở khâu lựa chọn đối tượng đào tạo, không phải bất kỳ ai, bất cứ đối tượng nào cũng đủ tiêu chí để được đào tạo trở thành người cán bộ. Trước những nhiệm vụ cách mạng của mỗi giai đoạn, Hồ Chí Minh đều định hướng việc tổ chức, quản lý công tác giảng dạy và học tập lý luận một cách phù hợp. Ở thời điểm những năm trước khi thành lập Đảng Cộng

57

sản Việt Nam, cần đẩy mạnh việc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin vào trong nước, chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản, trong điều kiện cách mạng còn trong trứng nước, những lớp học chính trị đặc biệt ở Quảng Châu được Người tổ chức theo quy mô nhỏ, thời gian ngắn. Song do có sự chuẩn bị công phu, chu đáo, từ khâu tuyển đối tượng học, đến chuẩn bị nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy…phù hợp, lớp học đó đã đạt được những kết quả có ý nghĩa, đào tạo được một lớp cán bộ cộng sản tiền bối của cách mạng Việt Nam. Sau vụ phản biến năm 1927, lớp học chính trị đặc biệt này không được duy trì. Song từ mô hình tổ chức giáo dục lý luận mà Hồ Chí Minh đã thực hiện, đội ngũ cán bộ tiền bối đã ra sức tổ chức các lớp học chính trị ở Bản Đáy (Hồng Kông) để phục vụ trực tiếp cho phong trào “vô sản hoá” ở trong nước. Cho đến năm 1945, chính quyền đã về tay nhân dân, Hồ Chí Minh tiếp tục trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng các mô hình đào tạo lý luận chính trị theo cấp học, bậc học cho phù hợp với đặc điểm đối tượng, yêu cầu đào tạo cán bộ với phương pháp giảng dạy hiệu quả để phục vụ cho sự nghiệp “kháng chiến, kiến quốc”. Trước yêu cầu đào tạo cán bộ phục vụ cho công cuộc kháng chiến đang đi vào giai đoạn quyết liệt, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định thành lập trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương năm 1949, khai sinh hệ thống các trường chính trị trên phạm vi cả nước. Trong suốt cuộc kháng chiến, hệ thống các trường chính trị đã có những đóng góp tích cực đối với việc đào tạo đội ngũ cán bộ phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

Việc tổ chức, quản lý giáo dục lý luận chính trị phải phù hợp, đáp ứng đúng yêu cầu, hoàn cảnh, nhiệm vụ đặt ra. Ở mỗi giai đoạn, gắn với điều kiện lịch sử của đất nước, việc tổ chức, quản lý giáo dục lý luận chính trị theo Hồ Chí Minh phải phù hợp, các hình thức tổ chức, quản lý giáo dục lý luận phải dựa trên

58

nguyên tắc tinh thần, thái độ học tập tốt đối với người học, coi việc học tập nâng cao trình độ lý luận cũng là nhiệm vụ cách mạng cần phải phấn đấu hoàn thành tốt. Hình thức tổ chức, quản lý giáo dục lý luận phải đúng yêu cầu, đáp ứng hoàn cảnh hiện tại và theo chiến lược phát triển trong tương lai. Những người được tổ chức huấn luyện là để cung cấp cho các ngành công tác, “các ngành công tác như là người tiêu thụ hàng. Ban huấn luyện như người làm ra hàng. Làm ra hàng phải đúng với yêu cầu của người tiêu thụ. Nếu người ta cần nhiều xe mà mình làm ra nhiều bình tích thì hàng ế” [44, tr. 48]. Người còn lấy ví dụ như trong hoàn cảnh đất nước đang tiến hành kháng chiến, nhu cầu đào tạo cán bộ rất lớn mà ta chỉ chú trọng mở lớp đào tạo cán bộ hành chính thì như vậy là không thiết thực, tổ chức, quản lý giáo dục lý luận không phải chỉ đáp ứng yêu cầu hoàn cảnh, nhiệm vụ đặt ra, không chỉ là sử dụng họ, sắp xếp công việc cho họ mà còn nhằm góp phần sử dụng đúng người, đúng việc, phát huy tối đa hiệu quả đào tạo, tránh lãng phí. Người nhấn mạnh: “Phải tích cực đào tạo và sử dụng cán bộ. Vì sao? Có khi đào tạo mà không sử dụng được, ví dụ: có mấy cháu thanh niên đi học 5 năm ở nước ngoài về, ta không biết dùng làm gì. Thế là nước anh em mất công đào tạo, các cháu mất năm năm đi học, cho nên phải đào tạo và sử dụng tốt” [50, tr. 22]. Rõ ràng căn cứ từ thực tiễn, từ nhu cầu, nhiệm vụ cách mạng để định hướng cho tổ chức, quản lý công tác giáo dục lý luận là một điều rất quan trọng, trên nguyên tắc lấy học viên là trung tâm, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, trong tổ chức, quản lý công tác giáo dục lý luận chính trị, Hồ Chí Minh đã nêu các yêu cầu về học tập lý luận cho cán bộ, đảng viên, thanh niên là việc đào tạo phải phù hợp, đáp ứng đúng yêu cầu, hoàn cảnh, nhiệm vụ đặt ra ở mỗi thời kỳ cách mạng khác nhau.

59

Xuất phát từ quan điểm “huấn luyện cốt thiết thực, chu đáo hơn tham nhiều. Việc cốt yếu là phải làm cho người học hiểu thấu vấn đề” [44, tr. 47]. Tổ chức huấn luyện phải bám sát cả yêu cầu số lượng và chất lượng, lấy chất lượng đào tạo làm chính, lấy hiệu quả là thước đo đánh giá kết quả đào tạo mà không phải dựa vào số lượng cán bộ được đào tạo. Vì vậy, Hồ Chí Minh quan tâm đến cách thức tổ chức lớp “lớp đông quá thì dạy và học ít kết quả vì trình độ lý luận của người học chênh lệch, nên thu nhận không đều. Trình độ công tác thực tế của người học cũng khác nhau, nên chương trình không sát” [44, tr. 52], cho nên một khuyết điểm cần sửa chữa ngay trong việc huấn luyện đó là “ tham làm nhiều mà không chu đáo, không biết “quý hồ tinh, bất quý hồ đa”. Rõ ràng nhất là trong việc mở lớp huấn luyện: một là lớp quá đông, hai là mở lớp lung tung. Người căn dặn: mở lớp nào ra lớp nấy. Lựa chọn người dạy và người học cho cẩn thận. Đừng mở lớp lung tung” [44, tr. 52]. Người phê phán việc mở lớp lung tung, chồng chéo lẫn nhau, tốn sức, tốn tiền của của Đảng, Nhà nước và nội dung rời rạc không đâu vào đâu. Người cho rằng, “vì mở nhiều lớp nên thiếu người giảng. Thiếu người giảng thì học viên đâm chán nản. Thiếu người giảng thì phải đi “bắt phu”, vì thế đến giảng khi nào cũng hấp tấp, lướt qua lớp này một chút, lớp khác một chút như “chuồn chuồn đạp nước”, dạy không được chu đáo. Thiếu người giảng thì thường khi lại phải “bịt lỗ”, người “bịt lỗ” năng lực kém, nói sai, có hại cho học sinh, nghĩa là có hại cho Đoàn thể. Rốt cuộc chỉ tốn gạo mà học thì học táp nhoang” [44, tr. 52]. Các lớp huấn luyện phải được tổ chức thường xuyên, chương trình, giáo trình phải có tính hệ thống theo từng mức độ, từ thấp đến cao, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp. Sắp xếp thời gian và bài học phải cho

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở trường chính trị tỉnh bắc giang dưới ánh sáng tư tưởng hồ chí minh (Trang 52 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)