Yêu cầu và nhiệm vụ mới của việc nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở trường chính trị tỉnh bắc giang dưới ánh sáng tư tưởng hồ chí minh (Trang 85 - 91)

lý luận chính trị

Bối cảnh và yêu cầu

Bắc Giang là tỉnh miền núi được tái lập từ tháng 1 năm 1997, tách từ tỉnh Hà Bắc cũ, tỉnh lỵ cách thủ đô Hà Nội hơn 50 km về phía Bắc, nằm giữa trung tâm giao lưu của vùng tam giác trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Bắc Giang có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường sông khá thuận lợi, nối liền các tỉnh trong khu vực. Tỉnh có địa bàn rộng, địa hình phức tạp, diện tích vùng núi chiếm 72%, vùng trung du chiếm 28% diện tích toàn tỉnh.

Đơn vị hành chính của tỉnh có 9 huyện, 1 thành phố, với 230 xã, phường, thị trấn, trong đó có 7 huyện miền núi, 172 xã miền núi. Dân số toàn tỉnh tính đến năm 2010 khoảng trên 1.5 triệu người, mật độ dân số bình quân khoảng 402 người/km2. Dân cư trong tỉnh phân bố không đều, dân số sống ở nông thôn chiếm tỷ lệ cao 94,7%. Toàn tỉnh có 16 dân tộc thiểu số sinh sống với 93.627 người.

Bắc Giang là vùng đất giàu truyền thống yêu nước và cách mạng với những địa danh đã ghi vào lịch sử dân tộc Việt Nam, như Xương Giang, Phồn Xương, Yên Thế…Nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Giang có truyền thống đoàn kết, dũng cảm trong chiến đấu, cần cù chịu khó, sáng tạo, tự lực, tự cường trong lao động sản xuất. Từ khi có Đảng lãnh đạo, nhân dân Bắc Giang đã sớm giác ngộ, đi theo Đảng làm cách mạng, đặc biệt có An toàn khu II (huyện Hiệp Hoà) là cơ sở cách mạng tin cậy của Đảng trong thời kỳ hoạt động cách mạng bí mật. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đến quốc Mỹ, nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Giang đã có nhiều đóng góp sức người, sức của, cùng với quân dân cả nước giành độc lập, tự do, thống nhất đất nước. Trong sự nghiệp xây

86

dựng chủ nghĩa xã hội, mà nhất là trong công cuộc đổi mới, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc tỉnh Bắc Giang luôn nỗ lực phấn đấu giành được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần cùng cả nước khắc phục khủng hoảng kinh tế - xã hội, đưa đất nước vững chắc tiến lên.

Bắc Giang cũng là vùng văn hoá dân gian đặc sắc với đầy đủ sự phong phú về ca dao, dân ca, tục ngữ, …còn lưu truyền cho đến ngày nay, là vùng đất có truyền thống hiếu học và khoa bảng, đã sản sinh và đóng góp nhiều nhân tài cho đất nước, là nơi sớm hình thành các làng nghề thủ công truyền thống, đặc sản nông nghiệp có giá trị như gốm Thổ Hà, rượu Làng Vân, Cam Bố Hạ…

Những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Đảng bộ tỉnh Bắc Giang đã lãnh đạo, động viên các tầng lớp nhân dân phát huy truyền thống đoàn kết và cách mạng của quê hương, thực hiện thắng lợi toàn diện các nhiệm vụ chính trị - kinh tế - xã hội mà Đại hội Đảng bộ lần thứ XVII đã đề ra.

Về kinh tế tăng trưởng khá, tiến trình công nghiệp hoá được đẩy mạnh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực. Tốc độ tăng trưởng bình quân 9%/ năm. Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển trong đó, các khu vực, các ngành, các địa phương đều có mức tăng khá. Tỉnh đã thành lập được 4 khu, 29 cụm công nghiệp, 15.000 hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp, 435 làng nghề trong đó có 33 làng nghề đạt tiêu chí làng nghề theo quy định.

Nông nghiệp phát triển khá toàn diện, cơ cấu nội ngành chuyển dịch tích cực, chương trình phát triển nông nghiệp hàng hoá được triển khai thực hiện có hiệu quả, phát triển thương hiệu một số vùng, sản phẩm hàng hoá như vải thiều Lục Ngạn, gà đồi Yên Thế…kinh tế trang trại phát triển mạnh, có nhiều mô hình cho thu nhập cao. Khu vực nông thôn được quan tâm đầu tư như kiên cố hoá giao thông, nâng cấp mạng điện hạ áp, trường học, bệnh viện…đời sống vật chất

87

và tinh thần của người dân khu vực nông thôn tiếp tục được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống còn 14,86%. Việc thí điểm xây dựng mô hình nông thôn mới được triển khai tích cực.

Thương mại, dịch vụ tăng trưởng bình quân 9,9%/năm, thu hút đầu tư tăng nhanh, doanh nghiệp, các thành phần kinh tế được quan tâm, tạo điều kiện phát triển, hạ tầng kinh tế xã hội tiếp tụcđược tăng cường…

Song song với quan tâm phát triển kinh tế, các lĩnh vực xã hội cũng có nhiều tiến bộ. Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học được tăng cường, tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 90%, trường đạt chuẩn quốc gia đạt 60%, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn tăng, xã hội hoá giáo dục được mở rộng, giáo dục nghề được quan tâm và đây cũng là một trong 5 trọng điểm để phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.

Để có thể đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, công tác giáo dục chính trị tư tưởng của các cấp ủy Đảng ở Bắc Giang đã có bước đổi mới nhằm nâng cao năng lực, sức chiến đấu của các tổ chức Đảng, kịp thời phổ biến, quán triệt các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chủ động đấu tranh chống lại các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của các thế lực thù địch. Công tác chính trị tư tưởng đã gắn kết tốt hơn việc xây dựng kế hoạch, chương trình hành động thực hiện nghị quyết với việc tổ chức triển khai các nhiệm vụ của địa phương, đơn vị, tăng cường tuyên truyền, giáo dục, cổ vũ, động viên cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu và tự giác, tích cực thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương. Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên gắn liền với việc thường xuyên nắm tình hình tư tưởng, kịp thời định hướng dư luận xã hội. Nhìn chung, đại bộ phận

88

cán bộ, đảng viên và nhân dân yên tâm, phấn khởi, tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới, vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý, điều hành của chính quyền và bước đường đi lên của địa phương.

Chính quyền các cấp được củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Công tác dân vận, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân tiếp tục được đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân.

Bước vào giai đoạn mới, trước những yêu cầu và nhiệm vụ mới của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang; thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ XVII, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh phấn đấu đưa Bắc Giang vượt qua tình trạng chậm phát triển trước năm 2015 và trở thành tỉnh trung bình khá trong khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc về chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người và chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế. Phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế, giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm an sinh xã hội và cải thiện đời sống nhân dân. Phát huy dân chủ, tăng cường kỷ cương pháp luật, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở. Bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững sự ổn định chính trị - xã hội.

Đặc biệt, nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã chú trọng đến việc phải đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng. Thường xuyên quan tâm giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đổi mới, nâng cao hiệu quả triển khai các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, trước những vấn đề xã hội phức tạp có định hướng và biệp pháp giáo dục chính trị tư tưởng phù hợp. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ về

89

cả đức và tài, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trước mắt và lâu dài của cả hệ thống chính trị, trong đó chú trọng bồi dưỡng nâng cao bản lĩnh chính trị, kiến thức lý luận, năng lực điều hành, quản lý của đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp. Kiên quyết thay thế những cán bộ năng lực, phẩm chất đạo đức kém, vi phạm kỷ luật...

Như vậy trước yêu cầu, nhiệm vụ mới của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang, thực hiện nghị quyết XVII của Đảng bộ tỉnh Bắc Giang về công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đó cũng chính là cơ sở thực tiễn cho việc đề ra nhiệm vụ và các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, công chức của tỉnh mà Trường Chính trị tỉnh Bắc Giang cần thực hiện.

Nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị

Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên và công chức là một trong những nội dung quan trọng của hệ thống các trường chính trị. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác giáo dục lý luận chính trị trong các trường chính trị hiện nay nói chung và trường Chính trị tỉnh Bắc Giang nói riêng, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị, đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn là một vấn đề quan trọng và cần thiết.

Sự nghiệp đổi mới toàn diện theo định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta đang đứng trước nhiều thuận lợi và cũng nhiều thách thức. Thực tế đó đặt ra yêu cầu phải không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ, đảng viên, không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học lý luận chính trị. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định phải đổi mới công tác giáo dục lý luận chính trị trong giai đoạn hiện nay trên tinh thần “đổi mới mạnh mẽ nội dung, hình thức, biện pháp giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tuyên truyền sâu rộng đường lối, chủ trương của Đảng,

90

chính sách, pháp luật của Nhà nước; bồi dưỡng lòng yêu nước, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tăng cường giáo dục phẩm chất đạo đức cách mạng trong toàn Đảng, toàn dân, đặc biệt đối với thế hệ trẻ”. Đây là nhiệm vụ của tác giáo dục lý luận chính trị của Đảng nói chung và cũng là những nhiệm vụ mới, đáp ứng yêu cầu của tình mới ở các trường chính trị trước yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.

Quán triệt và thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức có kiến thức lý luận cơ bản, có phẩm chất chính trị vững vàng, có ý thức tổ chức kỷ luật, gương mẫu trong đạo đức và lối sống, đảm bảo có đủ trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ của tỉnh nhiều kỳ cũng đã khẳng định: Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng, kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; chống mọi thủ đoạn xuyên tạc về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; giữ vững sự thống nhất về chính trị, củng cố niềm tin trong nhân dân đối với sự nghiệp xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa...

Theo đó, trường Chính trị tỉnh Bắc Giang đã xác định rõ mục tiêu và nhiệm vụ của công tác giáo dục lý luận chính trị. Trên cơ sở các chương trình hành động của Tỉnh uỷ và Uỷ ban nhân dân tỉnh về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị, Trường Chính trị tỉnh chủ động phối hợp với các cơ quan, ban, ngành chức năng xây dựng kế hoạch

91

hàng năm, xây dựng và đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các kiến thức về quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế, công tác xây dựng Đảng. Mục đích là các cán bộ cơ sở được đào tạo, bồi dưỡng phải nắm vững những nguyên lý cơ bản về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, hiểu và vận dụng đường lối, chủ trương của Đảng vào thực hiện một cách có hiệu quả, nghiêm chỉnh chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Trên cơ sở phát huy những thành tích đã đạt được và khắc phục những tồn tại, dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác giáo dục lý luận chính trị, Trường Chính trị tỉnh Bắc Giang trong những năm tới cần thực hiện một số giải pháp sau nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục lý luận chính trị của nhà trường.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở trường chính trị tỉnh bắc giang dưới ánh sáng tư tưởng hồ chí minh (Trang 85 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)