Nâng cao nhận thức của nhà trường và học viên

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở trường chính trị tỉnh bắc giang dưới ánh sáng tư tưởng hồ chí minh (Trang 91 - 97)

Đây là vấn đề có ý nghĩa quan trọng hàng đầu để nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho hệ thống các trường chính trị tỉnh, trong đó có trường chính trị tỉnh Bắc Giang. Để chất lượng giáo dục lý luận chính trị đạt kết quả tốt, thì tất yếu phải dựa trên cơ sở nhận thức đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của giáo dục lý luận chính trị trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nếu nhận thức sai lạc, thiếu khoa học sẽ dẫn đến tình trạng tuyệt đối vai trò của giáo dục lý luận chính trị, hành chính hoá công tác giáo dục lý luận chính trị, sẽ dẫn đến chủ quan hoặc thụ động, thiếu kế hoạch trong công tác giáo dục lý luận chính trị và chất lượng sẽ thấp.

92

Giáo dục lý luận chính trị có nhiệm vụ xác lập thế giới quan, phương pháp luận khoa học cho đội ngũ cán bộ, đảng viên: kiên định lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, vai trò lãnh đạo của Đảng, quán triệt đường lối đổi mới, phát huy chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh…Giáo dục lý luận chính trị còn định hướng các giá trị đạo đức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên để hình thành những con người phát triển toàn diện, những nhân cách văn hoá, tận tâm, tận lực với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân. Vì vậy, phải tăng cường lập trường giai cấp và trình độ lý luận cho đội ngũ giảng viên, kết hợp đồng thời với việc xây dựng đội ngũ cán bộ giảng viên có trình độ chuyên môn chuyên sâu, có nghiệp vụ vững, có phẩm chất đạo đức cách mạng, nhiệt thành công tác, có khả năng và chủ động đấu tranh chống lại những quan điểm, luận điệu sai trái, chống phá cách mạng của các thế lực thù địch.

Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ giảng viên ở trường Chính trị tỉnh Bắc Giang là quá trình vừa tiến hành thường xuyên, liên tục, lâu dài, vừa cấp bách như Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Bồi dưỡng tư tưởng mới để đánh thắng tư tưởng cũ, đoạn tuyệt với con người cũ để trở thành con người mới không phải là một việc dễ dàng, không phải trong một lớp nghiên cứu vài tháng mà hoàn toàn thắng lợi” [45, tr. 148]

Vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, việc đội ngũ cán bộ giảng viên và các bộ phận của nhà trường cần phải nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục lý luận chính trị là một đòi hỏi cấp bách để tạo ra sự phát triển mới, để không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục mà vẫn giữ được ổn định. Nghị quyết Trung ương 5 (khoá X) về công tác tư tưởng, lý luận trước yêu cầu

93

mới đã khẳng định: “Cần đổi mới mạnh mẽ chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục lý luận chính trị, coi trọng chất lượng và tính hiệu quả. Tổ chức học tập một cách nghiêm túc có hệ thống chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chủ nghĩa yêu nước, truyền thống cách mạng của Đảng và của dân tộc”.

Để thực hiện tốt yêu cầu trên, cùng với nhà trường, cán bộ, đảng viên cũng phải nâng cao nhận thức vị trí, vai trò, tầm quan trọng của lý luận và việc học tập lý luận chính trị là một yêu cầu khách quan trong tình hình hiện nay. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Đảng muốn vững phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam”. Trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế, đời sống chính trị- xã hội có nhiều điều mới mẻ, lại diễn ra hết sức phức tạp và đa dạng, thời cơ và thách thức đan xen nhau, công tác giáo dục lý luận chính trị càng hết sức quan trọng. Trong mọi lĩnh vực hoạt động xã hội (kinh tế, văn hoá, khoa học…) đều chứa đựng yếu tố chính trị, nếu muốn giải quyết tốt các mặt của hoạt động xã hội một cách đúng đắn đòi hỏi phải có lý luận. Cán bộ, đảng viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý trong khi lãnh đạo và chỉ đạo hoạt động thực tiễn của mình lại càng đòi hỏi phải nắm vững lý luận. Kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta nhận thức sâu sắc về chủ nghĩa Mác – Lênin và xác định đó là nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hoạt động lãnh đạo của Đảng. Vì vậy, việc giáo dục lý luận chính trị, đặc biệt là giảng dạy chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay trong hệ thống các trường chính trị là một yêu cầu bức thiết, quan trọng, do đó việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục lý luận chính trị cho mỗi cán bộ về vấn đề này là một việc không thể không làm.

94

Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ bao gồm cả cán bộ, giảng viên nhà trường và học viên ở trường Chính trị tỉnh Bắc Giang hiện nay đòi hỏi trước hết phải có sự thống nhất cả nhận thức và hành động của mọi lực lượng tự giác tham gia vào quá trình này. Quá trình nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ phải luôn đặt trong trạng thái vận động, phát triển, gắn với thực tiễn. Tiến hành công tác giáo dục lý luận chính trị phù hợp với yêu cầu phát triển của tình hình nhiệm vụ cách mạng của đơn vị, phù hợp với kiến thức, trình độ mọi mặt của đội ngũ cán bộ, đặt trong sự tác động của các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, văn hoá của đất nước. Đặt vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở Trường Chính trị tỉnh Bắc Giang trong mối quan hệ với thực hiện việc đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị trong tình hình hiện nay của Đảng, trong việc tăng cường nhận thức lý luận chính trị đối với cán bộ, đảng viên theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (khoá X) của Đảng để nâng cao trách nhiệm, năng lực lãnh đạo, quản lý của cấp uỷ, tổ chức Đảng, trong đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn và những lực lượng tham gia vào quá trình này một cách thật nghiêm túc.

Bằng nhiều hình thức khác nhau, cần tăng cường giáo dục, quán triệt làm cho mọi cán bộ nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục lý luận chính trị, xây dựng đội ngũ cán bộ đó có ý thức thường xuyên học tập để nâng cao trình độ lý luận đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương và của đất nước. Đồng thời với việc ý thức thường xuyên học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị cho cán bộ, cần đấu tranh chống khuynh hướng đề cao tuyệt đối vai trò của nhà trường và tư tưởng thực dụng trong học tập lý luận chính trị hiện nay với suy nghĩ đi học để chuẩn hóa “tiêu chí đề bạt cán bộ”. Để tránh được

95

những hạn chế trên trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải đưa kết quả học tập lý luận chính trị thành một tiêu chuẩn để xếp loại học tập. Trong đánh giá sử dụng cán bộ thực sự coi trọng học vấn, lấy trình độ đích thực và mức độ hoàn thành nhiệm vụ của mỗi cán bộ để bố trí sử dụng, không nên chỉ căn cứ vào bằng cấp, có như vậy mới khuyến khích được cán bộ thường xuyên học tập và tu dưỡng rèn luyện.

Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục lý luận chính trị còn là yêu cầu của tự bản thân người giảng viên và học viên. Đứng trước yêu cầu và nhiệm vụ của thời kỳ mới, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, để dành được thắng lợi trong thời kỳ này đòi hỏi phải phát huy cao độ sự đoàn kết, thống nhất, phát huy tối đa thế mạnh của đơn vị, địa phương; thực hiện sáng tạo mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, đồng thời cũng cần có một đội ngũ cán bộ có đầy đủ bản lĩnh, năng lực chỉ đạo hoạt động thực tiễn, phẩm chất đạo đức tốt ở các ngành, các cấp, các địa phương. Do đó, việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có đủ năng lực, trình độ, đặc biệt là trình độ lý luận chính trị để có nhận thức đúng đắn đường lối của Đảng và vận dụng một cách có hiệu quả vào cuộc sống, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới là hết sức cần thiết. Trong điều kiện hiện nay, nền kinh tế thị trường có nhiều yếu tố phức tạp tác động ảnh hưởng đến sức mạnh của Đảng, đến phẩm chất của người cán bộ thiếu tu dưỡng bản thân…thì việc tăng cường giáo dục lý luận chính trị còn góp phần nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ. Trên tinh thần đó, Đảng ta xác định phải tăng cường giáo dục lý luận Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, coi việc học tập, nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị là nghĩa vụ bắt buộc đối với cán bộ, đảng viên, để giữ vững phẩm chất đạo đức của cán bộ, giữ vững niềm tin của

96

quần chúng đối với Đảng, là điều kiện cơ bản để đảm bảo sự thắng lợi của đường lối của Đảng thực hiện ở địa phương.

Thực hiện nhiệm vụ do Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh giao đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị cơ sở, Trường Chính trị tỉnh Bắc Giang đã có nhiều cố gắng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đặc biệt đảm bảo tốt công tác giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, giảng viên của nhà trường. Cùng với công tác đào tạo, bồi dưỡng, các hoạt động phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường từng bước đi vào nền nếp, có nhiều chuyển biến tích cực. Sự phối hợp với các ngành, các cấp về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ngày càng chặt chẽ và hiệu quả. Nhờ đó mà kết quả của công tác giáo dục lý luận chính trị nâng lên rõ rệt, đồng đều hơn.

Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, yêu cầu, nhiệm vụ của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ có chất lượng, hiệu quả công tác cao, đặt ra cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của nhà trường cũng phải đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả. Tiếp tục quán triệt và thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khoá X), Quyết định số 54 QĐ/TU của Tỉnh uỷ Bắc Giang về chế độ học tập lý luận chính trị trong Đảng, Quyết định số 147 QĐ/Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tăng cường công tác giáo dục lý luận chính trị trong Đảng bộ, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của Trường Chính trị tỉnh và các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện, Trường Chính trị tỉnh Bắc Giang cần tiếp tục thực hiện thành công một số Đề án nhằm nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các kiến thức về quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế, công tác xây dựng Đảng, chính quyền và vận động quần chúng…nội dung, chương trình giảng dạy đảm bảo tính khoa học,

97

thực tiễn và thiết thực, xây dựng nhà trường mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở trường chính trị tỉnh bắc giang dưới ánh sáng tư tưởng hồ chí minh (Trang 91 - 97)