Giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở trường chính trị tỉnh bắc giang dưới ánh sáng tư tưởng hồ chí minh (Trang 25 - 28)

Để thực hiện mục đích giáo dục lý luận chính trị, nội dung giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ là mối quan tâm thường xuyên của Hồ Chí Minh. Trong nhiều bài nói, bài viết Người đề cập khá nhiều vấn đề xác định nội dung giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ, như giáo dục những nguyên lý của chủ nghĩa Mác- Lênin, công tác xây dựng Đảng, đường lối, quan điểm của Đảng, chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước, đạo đức cách mạng, những kinh nghiệm của các nước và tình hình thế giới… tư tưởng cơ bản xuyên suốt của Người về nội dung giáo dục lý luận chính trị cho cán bộ ở 3 nội dung lớn, và nội dung đầu tiên giáo dục những nguyên lý chủ nghĩa Mác- Lênin cho cán bộ, đảng viên.

Người đã sớm xác định được vai trò quan trọng của chủ nghĩa Mác-Lênin đối với cách mạng Việt Nam. Ngay từ những năm đầu thế kỷ XX, đánh giá về vị trí của chủ nghĩa Mác –Lênin trong số các lý luận, các chủ nghĩa đang lan truyền

26

ở đầu thế kỷ, Hồ Chí Minh viết: “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin” [40, tr. 268]. Là chủ nghĩa chân chính nhất, vì chủ nghĩa Mác – Lênin là thế giới quan và phương pháp luận khoa học của giai cấp công nhân và các lực lượng cách mạng trong thời đại. Là chủ nghĩa chắc chắn nhất, vì chủ nghĩa Mác – Lênin là cẩm nang thần kỳ của tất cả các dân tộc bị áp bức và bóc lột đi tới thoát khỏi ách áp bức giai cấp, áp bức dân tộc. Là chủ nghĩa cách mạng nhất, vì chủ nghĩa Mác – Lênin đấu tranh nhằm mục tiêu giải phóng triệt để giai cấp vô sản, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới khỏi bóc lột, áp bức, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Do đó chủ nghĩa Mác – Lênin có vai trò to lớn và quan trọng, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Không có lý luận cách mệnh, thì không có cách mệnh vận động…chỉ có theo lý luận cách mệnh tiền phong, Đảng cách mệnh mới làm nổi trách nhiệm cách mệnh tiền phong” [40, tr. 258].

Thấm nhuần chủ nghĩa Mác – Lênin trong việc xác định rõ mục tiêu của cách mạng vô sản là độc lập dân tộc đi lên chủ nghĩa xã hội, Hồ Chí Minh đã cùng Đảng Cộng sản Việt Nam áp dụng những nguyên lý phổ biến đó vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam ngay từ buổi đầu thành lập. Sự đúng đắn của con đường này là nhân tố có ý nghĩa quyết định đối với thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong mấy thập kỷ qua.

Đối với Hồ Chí Minh, một quan điểm xuyên suốt nhất quán là cách mạng trước hết phải làm cho dân giác ngộ, phải giảng giải cho mọi người hiểu được chủ nghĩa Mác – Lênin, hiểu được đường lối chính sách của Đảng. Cho nên nói về công tác học tập và huấn luyện lý luận cho cán bộ, Người đã đặt câu hỏi: Huấn luyện gì? Và câu trả lời là huấn luyện lý luận Mác –Lênin: “Phải dạy lý

27

luận Mác – Lênin cho mọi người” [44, tr. 46], tài liệu để huấn luyện “trước hết phải lấy những tài liệu về chủ nghĩa Mác – Lênin làm gốc” [44, tr. 49].

Theo Người, mọi cán bộ, đảng viên “phải ra sức học tập chủ nghĩa Mác – Lênin, củng cố lập trường của giai cấp vô sản, cố gắng nắm vững những quy luật phát triển của cách mạng Việt Nam; phải luôn luôn nâng cao đạo đức cách mạng, kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, bồi dưỡng chủ nghĩa tập thể của giai cấp vô sản” [48, tr. 21]. Hiểu chủ nghĩa Mác – Lênin còn để phụng sự cho cách mạng, cho tổ quốc và nhân dân, nếu không hết lòng, hết sức phụng sự nhân dân, tự kiêu, tự đại, tự tư, tự lợi, như thế là trái với chủ nghĩa Mác – Lênin. Người đã nêu cách hiểu chủ nghĩa Mác – Lênin như sau: “Theo Bác, hiểu chủ nghĩa Mác – Lênin tức là cách mạng phân công cho việc gì, là chủ tịch nước hay nấu ăn, đều phải làm tròn nhiệm vụ. Không nên đào tạo ra những con người thuộc sách làu làu, cụ Mác nói thế này, cụ Lênin nói thế kia, nhưng nhiệm vụ của mình được giao quét nhà lại để cho nhà đầy rác” [32, tr. 192].

Hồ Chí Minh cũng đã nhiều lần nghiêm khắc phê phán thái độ lười, ngại học tập lý luận hoặc học không đến nơi đến chốn của một số cán bộ rồi rút cuộc là không hiểu gì về lý luận, không hiểu gì về chủ nghĩa Mác –Lênin. Nhiều lần Người lấy ví dụ để chứng minh: “Có một lần đi dự hội nghị về, Bác gặp một đoàn thanh niên và phụ nữ thôn quê ngồi nghỉ ở một đầu dốc. Bác hỏi họ đi đâu, thì họ bảo là đi dự lớp huấn luyện về…Bác hỏi:

Học có vui không? Vui lắm

Thế học những gì? Các Mác

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị ở trường chính trị tỉnh bắc giang dưới ánh sáng tư tưởng hồ chí minh (Trang 25 - 28)