Họ ấp úng. Không ạ” [44, tr. 49].
Qua câu chuyện trên, Hồ chí Minh muốn giáo dục chủ nghĩa Mác không chỉ là cho người học hiểu, tự giác ngộ, không chỉ thuần tuý là nâng cao về mặt nhận thức mà còn muốn giúp cho người cán bộ có tư tưởng và lập trường vững chắc. Tư tưởng và lập trường ở đây không gì khác là tư tưởng và lập trường của giai cấp công nhân mà chủ nghĩa Mác - Lênin đã khái quát, Hồ Chí Minh chỉ rõ “có học tập lý luận Mác – Lênin mới củng cố được đạo đức cách mạng, giữ vững lập trường, nâng cao sự hiểu biết và trình độ chính trị, mới làm được tốt công tác Đảng giao phó cho mình” [47, tr. 292].
Chủ nghĩa Mác – Lênin còn là lý trí, là tình cảm nữa: “Hiểu chủ nghĩa Mác – Lênin là phải sống với nhau có tình có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác – Lênin được” [50, tr. 554].
Vì nhiệm vụ cách mạng mà mỗi cán bộ phải không ngừng học tập nâng cao trình độ kiến thức về mọi mặt, thường xuyên học tập nâng cao trình độ lý luận Mác – Lênin, nắm vững đường lối, chính sách của Đảng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mỗi cán bộ, đảng viên, lười học tập có nghĩa là thiếu trách nhiệm, thiếu nhiệt tình cách mạng đối với việc hoàn thành sứ mệnh lịch sử của Đảng.
Từ nhận thức, “lý luận là đem thực tế trong lịch sử, trong kinh nghiệm, trong các cuộc tranh đấu, xem xét, so sánh thật kỹ lưỡng rõ ràng, làm thành kết luận. Rồi lại đem nó chứng minh với thực tế. Đó là lý luận chân chính. Lý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng ta trong công việc thực tế” [43, tr. 233]; “Lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người, là tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong quá trình lịch sử” [46, tr. 497], Hồ Chí Minh đã đi đến khái quát về lý luận Mác – Lênin là: “Lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin là sự tổng kết kinh nghiệm của phong trào công
29
nhân từ trước đến nay của tất cả các nước. Nó là “Khoa học về các quy luật phát triển của tự nhiên và xã hội; khoa học về cách mạng của quần chúng bị áp bức và bị bóc lột; khoa học về thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở tất cả các nước; khoa học về xây dựng chủ nghĩa cộng sản” [46, tr. 497].
Giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh kết luận: “Chủ nghĩa Mác rất cao, rất rộng. Những người cách mạng phải học tập chủ nghĩa Mác. Nhưng có thể nói một cách tóm tắt là chủ nghĩa Mác dạy chúng ta phải tuyệt đối trung thành với Đảng, phải hết lòng hết sức phục vụ giai cấp công nhân. Mác dạy chúng ta: vô sản tất cả các nước đoàn kết lại!, Lênin người học trò thiên tài của Mác bổ sung thêm: Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại!. Hai khẩu hiệu đó là những ngọn cờ vĩ đại dẫn giai cấp vô sản và dân tộc bị áp bức đến thắng lợi hoàn toàn” [32, tr. 173]. “Chủ nghĩa Lênin đối với chúng ta, những người cách mạng và nhân dân Việt Nam, không những là cái “cẩm nang” thần kỳ, không những là cái kim chỉ nam, mà còn là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản” [48, tr. 128]. Có thể nói kiên trì chủ nghĩa Mác – Lênin là vấn đề có tính nguyên tắc số một đối với Hồ Chí Minh và với Đảng ta. Trung thành với chủ nghĩa Mác – Lênin là nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin, đồng thời vận dụng một cách đúng đắn, phù hợp vào điều kiện nước ta, góp phần phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin một cách sáng tạo, chủ nghĩa Mác – Lênin đã trở thành nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho cách mạng Việt Nam.