Đặc điểm địa lý tự nhiên

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tỉnh kiên giang giai đoạn 2015 2020 (Trang 44 - 46)

(Hệ thống ngân sách lồng ghép)

2.1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên

2T

Kiên Giang là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nằm ở phía Tây Nam của Việt Nam, kết nối với các nước Đông Nam Á (ASEAN), đặc biệt là Campuchia và Thái Lan bằng đường bộ, đường biển và đường hàng không. Tỉnh Kiên Giang có diện tích tự nhiên 6.348,53 km2, dân số 1.738.833 người. Phía Đông Bắc, giáp các tỉnh An Giang, Thành phố Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang; phía Nam, giáp

các tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu; phía Tây Nam, giáp vịnh Thái Lan với hơn 200 km bờ biển và các đảo; phía Bắc, giáp Campuchia, với đường biên giới dài 56,8 km. Tỉnh Kiên Giang có 05 quần đảo: An Thới, Thổ Châu, Nam Du, Bà Lụa và Hải Tặc. Đơn vị hành chính của tỉnh bao gồm: Thành phố Rạch Giá, thị xã Hà Tiên và 13 huyện: Kiên Lương, Giang Thành, Hòn Đất, Tân Hiệp, Châu Thành, Giồng Riềng, Gò Quao, An Biên, An Minh, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận, Kiên Hải và Phú Quốc. Thành phố Rạch Giá là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh.

2T

Địa hình tương đối bằng phẳng, thấp dần từ hướng Đông Bắc xuống Tây Nam, chia thành 4 vùng tiểu vùng địa hình: vùng tứ giác Long Xuyên, vùng Tây sông Hậu, vùng U Minh Thượng và vùng đảo và hải đảo.

2T

Tỉnh Kiên Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm, nhiệt độ trung bình từ 27,5 - 27,7 0C, số giờ nắng trong năm là 2.563 giờ, độ ẩm

trung bình 81 - 82%. Khí hậu chia làm 02 mùa rõ rệt mùa mưa và mùa khô; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Khí hậu, thời tiết khá thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

2T

Hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc, phân bố khắp địa bàn tỉnh, với tổng chiều dài 2.054,93 km. Toàn tỉnh có 3 con sông lớn chảy qua: sông Cái Lớn, sông Cái Bé và sông Giang Thành. Hệ thống kênh đào gồm kênh tiêu lũ và kênh cung cấp nước ngọt; trong đó kênh tiêu lũ gồm: kênh Vĩnh Tế; kênh T3; kênh Tri Tôn; kênh Ba Thê; kênh cung cấp nước ngọt gồm: kênh Cái Sắn; kênh Thốt Nốt; kênh Thị Đội…

37

2T

Tổng diện tích đất tự nhiên là 634.853 ha, chiếm 15,63% diện tích tự nhiên toàn vùng ĐBSCL. Trong đó: Đất nông nghiệp 576.452 ha, đất phi nông nghiệp 52.990 ha, đất chưa sử dụng 5.411 ha, đất có mặt nước ven biển 14.534 ha. Tài nguyên đất thích hợp cho phát triển sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp và nuôi trồng thủy, hải sản.

2T

Kiên Giang là một trong hai tỉnh có diện tích rừng lớn nhất vùng ĐBSCL.

Tổng diện tích đất lâm nghiệp là 91.288,87 ha, trong đó rừng sản xuất: 22.675,07 ha, rừng phòng hộ: 28.886,42 ha và rừng đặc dụng 39.727,38 ha. Rừng Kiên Giang có trên 140 loại động vật rừng quý hiếm, có giá trị bảo tồn và tham quan du lịch…

2T

Vùng biển Kiên Giang được xác định là ngư trường trọng điểm giàu tiềm năng, với nguồn tài nguyên đa dạng tạo cho Kiên Giang có thế mạnh về phát triển

kinh tế biển. Ngư trường khai thác rộng khoảng 63.290 kmP 2

P

, hơn 100 hòn đảo lớn nhỏ, nhiều cửa sông, kênh rạch đổ ra biển mang theo nguồn thức ăn phong phú, cung cấp cho các loài hải sản. Theo điều tra của viện nghiên cứu biển Việt Nam, trữ lượng

cá, tôm khoảng 500.000 tấn, hàng năm có thể khai thác trên 200.000 tấn. Vùng biển ở đây còn có nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao như: đồi mồi, hải sâm, bào ngư, trai ngọc,… Tỉnh có trên 12.250 phương tiện khai thác và thu mua hải sản, sản lượng đánh bắt hàng năm đạt trên 396.900 tấn. Kiên Giang còn có nhiều vùng nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp tập trung ở Hà Tiên, Kiên Lương, Hòn Đất, An Minh, Vĩnh Thuận,… diện tích trên 84.942 ha, sản lượng 39.605 tấn. Tỉnh còn khuyến khích nông dân mở rộng diện tích nuôi cá da trơn.Vì vậy thủy sản là ngành có lợi thế hơn hẳn so với các tỉnh thành khác trong khu vực.

2T

Kiên Giang được thiên nhiên ban tặng nhiều tiềm năng để phát triển du lịch tổng hợp, có đường bờ biển dài 200 km, nhiều hòn đảo thơ mộng và mang vẻ hoang

sơ như Kiên Hải, Phú Quốc và Thổ Chu, có nhiều bãi tắm đẹp; danh lam thắng cảnh

và di tích lịch sử đa dạng và hấp dẫn với tiềm năng du lịch là phong cảnh biển đẹp và sông nước hữu tình; sinh thái rừng ngập U Minh Thượng; sinh thái sông nước… có thể tạo ra nhiều sản phẩm du lịch đặc trưng như: du lịch lịch sử, du lịch văn hóa, lễ hội truyền thống. Đặc biệt, Kiên Giang còn có Khu dự trữ sinh quyển Thế giới với diện tích trên 1,1 triệu ha, hiện là khu dự trữ sinh quyển lớn nhất cả nước trong số 8 khu dự trữ sinh quyển của Việt Nam đã được UNESCO công nhận.

38

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tỉnh kiên giang giai đoạn 2015 2020 (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)