Hoàn thiện, đổi mới cơ chế phân cấp quản lý và điều hành ngân sách nhà nước các cấp

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tỉnh kiên giang giai đoạn 2015 2020 (Trang 80 - 81)

- Đánh giá kết quả chi so với dự toán chi NSĐP tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2010

3.4.6. Hoàn thiện, đổi mới cơ chế phân cấp quản lý và điều hành ngân sách nhà nước các cấp

nước các cấp

- Thực hiện theo quy trình: Quốc hội quyết định ngân sách Trung ương và phần trợ cấp cho ngân sách cấp dưới; HĐND các cấp quyết định ngân sách cấp mình, thay cho việc Quốc hội quyết định ngân sách Nhà nước, HĐND các cấp quyết định ngân sách cấp mình nhưng đã được Quốc hội quyết rồi. Vì các lý do: giảm được khó khăn trong khâu lập dự toán, đơn giản quá trình tổng hợp từ cơ sở sử dụng ngân sách đi lên, đồng thời tạo điều kiện cho các cấp chính quyền chủ động trong điều hành ngân sách phù hợp với tình hìnhthực tế của địa phương.

- Việc hoàn thiện phân cấp quản lý nguồn thu, cần thực hiện theo hướng từng bước xóa dần các khoản thu được phân chia theo tỷ lệ (%) cho từng cấp ngân sách,

73

đồng thời nâng dần các khoản thu cho từng cấp ngân sách được hưởng 100%, ổn

định lâu dài.

- Việc phân chia nhiệm vụ chi giữa các cấp Ngân sách phải được xây dựng trên cơ sở các căn cứ khoa học và ngày càng hợp lý hơn, từng bước xóa dần việc "co kéo" giữa Trung ương và địa phương trên cơ sở xác định nguồn thu và nhiệm vụ chi trong việc lập dự toán ngân sách hàng năm và cho cả thời kỳ ổn định có thể đến 5 năm. Việc xác định và áp dụng cơ chế bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới là cần thiết, nhưng cần thực hiện theo hướng xác định mức bổ sung những chỉ tiêu định lượng như: dân số trên địa bàn, mức thu nhập bình quân đầu người, trình độ dân trí, điều kiện phát triển, sức khỏe người dân, môi trường, vị trí địa lý, mức độ cung cấp các dịch vụ công cộng v.v...

- Theo quy định của Luật NSNN, về nguyên tắc, NSĐP được cân đối với tổng số chi không vượt quá tổng số thu; trường hợp tỉnh, TP trực thuộc TW có nhu cầu đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi NS cấp tỉnh bảo đảm, thuộc danh mục đầu tư trong kế hoạch 5 năm đã được HĐND cấp tỉnh quyết định, nhưng vượt quá khả năng cân đối của NS cấp tỉnh năm dự toán, thì được phép huy động vốn trong nước và phải cân đối NS cấp tỉnh hàng năm để chủ động trả hết nợ khi đến hạn. Mức dư nợ từ nguồn vốn huy động không vượt quá 30% vốn đầu tư XDCB trong nước hàng năm của NS cấp tỉnh (Hà Nội, TPHCM được quy định là 100%). Thực hiện quy định này đã tạo điều kiện cho tỉnh chủ động huy động thêm nguồn vốn cho đầu tư phát triển KT-XH ở ĐP. Tuy nhiên, việc giới hạn mức dư nợ từ nguồn vốn huy động không quá 30% vốn đầu tư XDCB trong nước hàng năm của NS cấp tỉnh có phần hạn chế, trong khi tỉnh Kiên Giang có nhu cầu huy động ở mức lớn hơn để phát triển KT - XH trên địa bàn và có khả năng trả nợ (nhu cầu vốn đầu tư trên huyện đảo Phú Quốc còn rất lớn và có khả năng cân đối hoàn trả từ nguồn thu tiền sử dụng dất của dự án).

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tỉnh kiên giang giai đoạn 2015 2020 (Trang 80 - 81)