(Hệ thống ngân sách lồng ghép)
1.4.1.1. Khái niệm hiệu quả
2T Khi bàn luận về tính hiệu quả chung của nền kinh tế, kinh tế học hiện đại thường sử dụng khái niệm hiệu quả Pareto mà nhà kinh tế học người Italia Wilfredo Pareto đưa ra trong cuốn cẩm nang về kinh tế chính trị học được xuất bản năm
1909.
2T Theo Pareto, một trạng thái kinh tế được coi là có hiệu quả nếu từ đó người ta không có khả năng dịch chuyển tới một trạng thái khác sao cho một nhóm người nào đó có thể trở nên khá giả hơn, đồng thời những người còn lại ít nhất cũng không bị thiệt hại gì. Nói một cách khác, khi đã ở trạng thái có hiệu quả Pareto, người ta không thể cải thiện lợi ích của một nhóm người nào đó (làm cho họ trở nên khá giả hơn) mà lại không làm thiệt hại đến những người còn lại.
2T
Khi đánh giá tính hiệu quả của chi NSNN phải có quan điểm toàn diện, phải xem xét mức độ ảnh hưởng của mỗi khoản chi tới các mối quan hệ kinh tế, chính trị,
XH và phải tính đến thời gian phát huy tác dụng của nó. Vì vậy, khi nói đến hiệu quả của chi NSNN được hiểu đó là những lợi ích về KT - XH mà toàn XH thụ hưởng.
2T Để chi NSNN có hiệu quả cần phải làm tốt và làm đồng bộ các nội dung sau:
2T Phải xây dựng được các định mức, tiêu chuẩn chi tiêu phù hợp với từng đối tượng hay tính chất công việc; đồng thời phải có tính thực tiễn cao.
2T Phải thiết lập được các hình thức cấp phát đa dạng và lựa chọn hình thức cấp
phát áp dụng cho mỗi loại hình đơn vị, hay yêu cầu quản lý của từng nhóm mục chi một cách phù hợp.
2T Biết lựa chọn ưu tiên cho các loại hoạt động hoặc theo các nhóm mục chi sao cho tổng số chi có giới hạn nhưng khối lượng công việc, công trình xây dựng vẫn
hoàn thành và đạt chất lương cao. Để đạt được điều này, đòi hỏi phải có các phương án phân phối và sử dụng kinh phí khác nhau. Trên cơ sở đó mà lựa chọn phương án tối ưu nhất.
27