25 Theo thống kê của Ban tôn giáo chính phủ tại link website:
SỚ LỄ TẠ NGƯ TẾ TẠI ĐỀN THƯỢNG
(Sau chính tế một ngày, vào buổi chiều)
Phục dĩ:
Tức Mặc cố hương thiên tải thượng tồn gia hải ấp, Thái đường cựu mộ vạn niên do ức tộc ngư châu.
Đại tiểu giai ngôn xuân chí tề lâm khể thủ, lão đồng tịnh thoại miều tieedn khởi bất khấu đầu?
Tổ ốc phi dao, phàm tình khả đạt. Viên hữu:
Đại Nam quốc, Nam Định tỉnh Mỹ Lộc huyện Tức Mặc xã, y vu Trần triều Thượng miếu, đương thiên hiến cúng kỳ hành Ngư tế dĩ hoàn, thỉnh tạ Tổ từ túc sự, vọng chúng nhân gia thất bình an vi sỹ vi nông thịnh vượng sự. Kim thần tự tôn cập viễn cận y quang, phụng phương quan chuẩn tòng cựu tắc, hành lễ mông ân, tức nhật ngưỡng can Long bệ, phủ giám phàm tâm, ngôn niệm thần đẳng, sinh cư mao ốc, hạnh lại thánh môn. Tuy sinh thành cố vọng ư thân ân, nhiên báo hựu toàn bằng vu thánh lực. do thị kim nhân lễ tạ, thỉnh dĩ thành cầu, cụ hữu sớ văn, kiền thân nghĩ khổn.
Cung duy:
Trần triều liệt vị truy tôn hoàng đế hoàng hậu vị tiền. Trần triều liệt miếu tiên hoàng đế bệ hạ.
Trần triều văn vũ quan liêu gia thần tả hữu liệt vị tọa hạ.
Giám từ hộ vệ thần tướng cập lịch đại chư nhân hữu công tu tạo thượng hạ vị tiền. Phục vọng: Hoàng đế bệ hạ, nguy nguy thánh đức, đãng đãng thần công. Khước tặc cứu dân, trừ tà phụ chính.
Cận giả duyệt, viễn giả lai, tự đông tự tây tự nam tự bắc; quốc hữu từ gia hữu tự, nhi xuân nhi hạ nhi thu nhi đông.
Chính thống kỷ nguyên bất biến, phú bần giai ngưỡng vọng chi thái hòa, Tự do tuế nguyệt vô canh, nông sỹ tịnh vãng lai chi lợi lạc.
Đãn thần hạ tình vô nhâm khích thiết dinh chi chí. Cẩn tấu dĩ văn. Thiên vận….niên, …. nguyệt,…. nhật. Chư tự tôn bách bái! Dịch nghĩa:
Tức Mặc đất cố hương, ngàn thuở vẫn truyền nhà hải ấp. Thái đường nơi cựu mộ, vạn năm còn nhớ cảnh ngư châu.
Lớn nhỏ đều rằng, xuân tới thì về hương khói; Trẻ già một dạ, miếu thờ há chẳng khom lưng. Nhà tổ không xa, lòng phàm dễ tỏ!
Nay nhân xã Tức Mặc huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, nước Đại Nam, tại nơi Trần triều thượng miếu làm lễ Ngư tế đã xong, xin tạ ở Tổ từ cho đủ phép. Mong mọi người nhà cửa bình yên, là sỹ là nông đều thịnh đạt.
Bọn thần tử cháu chắt nối tiếp gần xa nương bóng, vâng lệnh chuẩn cho của quan sở tại, cứ theo lệ cổ, dâng lễ trông ơn, chiêm ngưỡng long bệ, đoái tới lòng phàm. Nghĩ rằng chúng thần sống trong lều cỏ, nương dưới thánh môn. Tuy sinh thành vốn có tự mẹ cha mà giúp đỡ đều nhờ ơn thánh tổ. Vì vậy nay do lễ tạ, nêu ý khẩn cầu, đem sớ tỏ tâm thành, nêu lên thân cái kiến.
Kính trông:
Trần triều liệt vị, truy tôn Hoàng đế, Hoàng hậu vị tiền. Trần triều liệt miếu Tiên hoàng đế bệ hạ.
Trần triều văn vũ quan liêu, gia thần tả hữu liệt vị tọa hạ.
Giám từ hộ vệ thầ tướng cập lịch đại chư nhân hữu công tu tạo thượng hạ vị tiền. Cúi trông Hoàng đế bệ hạ, vòi vọi đức thánh, chót vót công thần, đánh giặc cứu dân, trừ tà phụ chính. Gần xa ra tới, đông tây nam bắc cậy nhờ, nước lễ dân cầu, xuân hạ thu đông kính cẩn.
Chính thống kỷ nguyên không thay đổi, giàu nghèo chiêm ngưỡng cảnh thanh bình; tự do ngày tháng vẫn nguyên sơ, nông sỹ lo toan đều thuận lợi.
Chúng thần hạ thánh cháu chắt khôn xiết cảm kích, sợ hãi vô cùng, viết sớ tấu lên, bày lời trong tâm khảm.
PHỤ LỤC 4: BẢNG HỎI
Nhằm tìm hiểu về nhận thức của người dân về giá trị di tích và lễ hội đền Trần, tỉnh Nam Định và đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của cộng đồng địa phương với việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích và lễ hội đền Trần, tỉnh Nam Định trong bối cảnh hiện nay. Chúng tôi rất mong ông/bà ủng hộ công trình nghiên cứu này bằng cách đánh dấu (x) vào các phương án mà ông/bà cho là phù hợp. Những thông tin mà ông/bà cung cấp sẽ được bảo mật theo nguyên tắc khuyết danh và chỉ sử dụng vào mục đích nghiên cứu.
Trân trọng cảm ơn!
Ông/bà vui lòng điền đầy đủ những thông tin sau:
1. Ông (bà) có biết khu di tích lịch sử đền Trần thờ ai không?
A. Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cùng các gia tướng của ông B. Mười bốn vị vua Trần
C. Cả hai phương án trên D. Ý kiến khác
2. Ông (bà) thường đến với lễ hội đền Trần nhân dịp nào?
A. Lễ hội khai ấn B. Lễ hội tháng Tám C. Lễ hội khác
3. Theo Ông (bà) ý nghĩa của lộc ấn được phát vào dịp khai ấn hàng năm là gì?
A. Trừ tà ma trong gia đình B. Cầu bình an, phúc đức tài lộc
C. Có lộc ấn sẽ được thăng quan tiến chức.
4. Theo ông (bà) lễ khai ấn được tổ chức nhân dịp gì?
A. Chưa tìm hiểu
B. Hàng năm vào ngày 23 tháng chạp vua quan trong triều phong khóa hòm bảo tỷ để chuẩn bị nghỉ Tết Nguyên Đán. Bởi vậy ngày 14 tháng giêng là ngày vua quan trong triều mở hòm ấn, bắt đầu một năm làm việc mới.
5. Ông (bà)tìm hiểu khu di tích lịch sử đền Trần qua kênh thông tin nào?
A. Sách và tài liệu tại khu di tích
B. Kênh thông tin truyền thông (mạng internet, vô tuyến, đài) C. Học tập tại trường học
D. Chưa tìm hiểu
6. Theo ông/bà khu di di tích đền Trần có những giá trị nào sau đây? (Cho điểm từ 1 đến 5, trong đó 5 là điểm cao nhất)
Thang điểm/ Các giá trị 1 2 3 4 5
1. Giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc 2. Giá trị phát triển văn hóa
3. Giá trị phát triển kinh tế 4. Giá trị phát triển du lịch
5. Giá trị trong tìm hiểu nghiên cứu lịch sử
7. Giá trị về bảo vệ môi trường
8. Khác (ghi rõ)……… 7. Mức độ của anh (chị)đến thăm di tích?
A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng
C. Chưa bao giờ đến khu di tích
8. Mục đích của anh (chị) khi đến thăm di tích?
A. Tham quan, vãn cảnh B. Đi lễ
C. Tìm hiểu giá trị di tích lịch sử D. Cầu lộc, cầu tài, công danh E. Cầu sức khỏe
F. Cầu giải hạn G. Do tò mò
H. Khác (ghi rõ)………