Đại Việt sử ký toàn thư, bản kỷ toàn thư, Quyển VI, tr48b.

Một phần của tài liệu Vai trò của cộng đồng trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị di tích, lễ hội đền Trần, tỉnh Nam Định. (Trang 42 - 46)

nên hào khí đó là một tập thể những vị tướng đầy nhân cách, tài năng với sự nghiệp và công lao hiển hách, tuyệt vời. Đó là Phật hoàng – Đức vua Trần Nhân Tông, vị vua đã hai lần viễn chinh cầm quân đánh thắng giặc Nguyên Mông và cũng là Đệ Nhất sư tổ của Thiền phái Trúc Lâm; Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn; Thượng tướng Thái sư Trần Quang Khải; hay những vị anh hùng như Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật,….

Bên cạnh Thăng Long, Thiên Trường thời Trần trở thành một trung tâm thứ hai đối với sự phát triển của Phật giáo và thi ca.

Ở Thiên Trường các hoạt động Phật giáo diễn ra khá sôi nổi, như sao chép Đại Tạng kinh, giảng kinh Giới thí,...

“Mùa xuân (1303) tháng giêng ngày 15 thượng hoàng Trần Nhân Tông ở phủ Thiên Trường mở hội Vô lượng pháp ở chùa Phổ Minh, bố thí vàng bạc tiền lụa để chuẩn cấp dân nghèo trong nước và giảng kinh Giới thí”21.

Nền kinh tế Đại Việt dưới thời Trần chủ yếu là nông nghiệp, đặc biệt vai trò của các điền trang, thái ấp của giới quý tộc dòng họ Đông A rất quan trọng không chỉ trong trong lĩnh vực kinh tế mà còn cả lĩnh vực an ninh quốc phòng. Để bảo vệ và khuyến khích sản xuất nông nghiệp, triều Trần đã ban hành bộ Quốc triều hình luật nhằm xác nhận và bảo vệ quyền sở hữu tài sản. Trên cơ sở đó nông nghiệp trồng lúa đặc biệt là nền kinh tế điền trang thái ấp thời Trần phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam.

Về thái ấp, sách Đại Việt sử kí toàn thư có chép: “Theo quy chế nhà Trần các vương hầu đều ở phủ đệ nơi hương ấp của mình khi chầu hầu thì đến kinh đô, xong việc lại về phủ đệ. Như Quốc Tuấn ở Vạn Kiếp, Thủ Độ ở Quắc Hương, Quốc Chẩn ở Chí Linh đều thế cả”22.

21 Đại Việt sử ký toàn thư, bản kỷ toàn thư, Quyển VI, tr17ab.22 Đại Việt sử ký toàn thư, bản kỷ toàn thư, Quyển V, tr 27a. 22 Đại Việt sử ký toàn thư, bản kỷ toàn thư, Quyển V, tr 27a.

Theo nghiên cứu dưới thời Trần có 12 thái ấp và 13 điền trang. Các điền trang thái ấp đều nằm ở các địa bàn trọng yếu (là nơi hợp lưu, phân lưu của các dòng sông, cửa sông, ven biển) và đều do các tướng lĩnh tài giỏi nắm giữ thể hiện sự chú trọng bảo vệ lãnh thổ của các vua quan triều Trần. Trong thời bình đây là các cơ sở kinh tế nền tảng của nhà nước mang xu hướng khẩn hoang ra biển và về phía nam. Đến thời chiến chúng trở thành các pháo đài quân sự không chỉ cung cấp lương thực, thực phẩm mà còn cung cấp cả những chiến binh dũng mãnh theo chính sách ngụ binh ư nông.

Bên cạnh nông nghiệp một số ngành nghề thủ công nghiệp cũng khá phát triển như: nghề làm gốm sứ ở Bát Tràng (Hà Nội), Thiên Trường (Nam Định), sản xuất gạch ở Vĩnh Ninh (Thanh Hóa), đúc đồng ở Đại Bái (Bắc Ninh), rèn sắt ở Nho Lâm (Nghệ An), …thương nghiệp thành thị và thương nghiệp biển cũng khá phát triển. Trên một số bát sứ thời Trần có khắc chữ “Thiên Trường” hoặc “Thiên Trường phủ chế”,… cho thấy nơi đây là một trung tâm sản xuất và tiêu thụ đồ gốm sứ lớn thời Trần

Dưới thời Trần, Thiên Trường đóng vai trò như một kinh đô thứ hai không chỉ trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục mà đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực chính trị và quân sự. Đây cũng chính là trung tâm Phật giáo lớn thứ hai cả nước sau kinh thành Thăng Long, đặc biệt với sự ra đời của Thiền phái Trúc Lâm do nhà vua – Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập.

2.2.1.2 Thiên Trường trong vai trò hậu cứ của nhà Trần chống Nguyên Mông

Không chỉ là quê hương của gia tộc họ Trần, Thiên Trường còn nắm giữ một vị trí chiến lược của đất nước. Thiên Trường nằm ở vùng hạ lưu của hệ thống sông Hồng và hàng năm bằng những chính sách khai hoang vẫn tiến ra biển. Xung quanh Thiên Trường tập trung hầu hết số điền trang (8/13), thái ấp (5/12) quan trọng của vương tôn, quý tộc nhà Trần.

Tất cả những cứ điểm này được cố GS. Trần Quốc Vượng gọi là các “chốt” trấn giữ các ngã ba sông từ Thăng Long xuống Thiên Trường23 - hội tụ lại thành một hệ thống căn cứ quân sự quan trọng của nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông.

Nhận thấy vị trí chiến lược của Thiên Trường – Tức Mặc sau cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông lần thứ nhất (1258), vương triều Trần nhận định đây không chỉ là quê hương mà còn là một căn cứ địa quan trọng, mang tầm chiến lược của dân tộc, tiến có thế công, thoái có thế lui, nhân tài, vật lực đều dồi dào, hệ thống sông ngòi quanh co, đều hướng ra các cửa biển, cửa sông lớn. Do đó mùa xuân năm 1262 Thượng hoàng Trần Thái Tông ngự đến hành cung Tức Mặc, đổi hương Tức Mặc thành phủ Thiên Trường, đặt quan lưu thủ để trông coi, bổ nhiệm các chức quan thay mặt triều đình để quản lý.

Nhà Trần với chính sách ngụ binh ư nông đã xây dựng được hai lực lượng quân đội chủ yếu: quân đội chuyên nghiệp và lực lượng vũ trang ở các điền trang thái ấp của giới quý tộc họ Trần. Khi đất nước hòa bình những người lính trở về với đồng ruộng làm nông nghiệp để phát triển kinh tế và khi có chiến sự họ lại gươm giáo ra trận.

Khi diễn ra cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông, khu vực Thiên Trường trở thành hậu cứ quan trọng để Trần Thái Tông rút quân từ Thăng Long lui về trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất (1258); Trần Hưng Đạo từ Vạn Kiếp về hội quân với hai vua Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông trong cuộc kháng chiến lần hai (1285). Để rồi từ Thiên Trường các cánh quân Đại Việt tiến hành các đợt phản công chiếm lại Thăng Long trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất và tiếp tục rút lui chiến lược vào Thanh Hóa (1285).

Trong các đợt tiến đánh của người Chămpa ra Đại Việt, khu vực Thiên Trường cũng trở thành một chiến trường ác liệt:

23 Trần Quốc Vượng, 1998: Sông Châu – Núi Đọi – Họ Trần và mối quan hệ với cụ Kép Trà (Một tiếp cận địa - văn hóa học), trong Việt Nam cái nhìn địa văn hóa, Nxb Văn hóa dân tốc và Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, Hà Nội, tr.169. hóa học), trong Việt Nam cái nhìn địa văn hóa, Nxb Văn hóa dân tốc và Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, Hà Nội, tr.169.

“Tháng 6 (năm 1377) ngày 11, Chiêm Thành vào cướp.

Đầu tiên Thượng Hoàng (Trần Minh Tông) nghe tin giặc đến sai trấn quốc tướng quân Cung chính vương Sư Hiền giữ cửa biển Đại An. Giặc biết (ở đó) có phòng bị mới từ cửa biển Thần Phù mà vào rồi tiến thẳng đến kinh sư. Ngày 12 giặc lại dẫn quân ra về, ra cửa biển Đại An bị bão, chết đuối rất nhiều”24.

Dưới thế kỷ XIII – XIV, nằm ở một vị trí chiến lược quan trọng Thiên Trường giữ vai trò là thủ phủ thứ hai của nhà Trần sau kinh thành Thăng Long, là nơi thiết triều của vua tôi nhà Trần, nơi đưa ra những quyết sách đánh giặc giữ nước. Hơn nữa đây còn là một hậu cứ quân sự, cung cấp lương thực, binh sỹ cho ba cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược, đặc biệt trong lĩnh vực chính trị và quân sự. Với sự phát triển phồn thịnh dưới triều Trần, Thiên Trường được coi là một trong những trung tâm Phật giáo, văn hóa, kinh tế, giáo dục đứng đầu cả nước.

2.2.2. Giá trị kiến trúc

Khu di tích đền Trần - chùa Tháp đã được công nhận là di tích cấp quốc gia đặc biệt theo Quyết định số 1419/QĐ-TTg vào ngày 27/9/2012 với sự phục dựng lại trên nền cũ của cung điện Thiên Trường xưa: Đền Thiên Trường (còn gọi là đền Thượng), đền Cố Trạch (còn gọi là đền Hạ) và đền Trùng Hoa. Trải qua nhiều thời kì và các đợt trùng tu tôn tạo, cho đến nay đền Thiên Trường, đền Cố Trạch vẫn giữ được những nét cổ kính trang nghiêm. Đền Trùng Hoa mặc dù được xây dựng lại vào năm 2000 vẫn mang phong cách kiến trúc của thế kỷ XVII - XVIII .

Đền Thiên Trường

Đền Thiên Trường còn được gọi là đền Thượng. Đây là khu Thái miếu của nhà Trần xưa, nay là nơi thờ bài vị mười bốn vị Hoàng đế triều Trần và thủy tổ của dòng họ Đông A.

Một phần của tài liệu Vai trò của cộng đồng trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị di tích, lễ hội đền Trần, tỉnh Nam Định. (Trang 42 - 46)