Vai trò của cộng đồng trong việc tổ chức và tham gia lễ hộ

Một phần của tài liệu Vai trò của cộng đồng trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị di tích, lễ hội đền Trần, tỉnh Nam Định. (Trang 86 - 93)

25 Theo thống kê của Ban tôn giáo chính phủ tại link website:

3.2.4Vai trò của cộng đồng trong việc tổ chức và tham gia lễ hộ

Lễ hội là di sản văn hóa phi vật thể, là linh hồn của di tích ẩn chứa các giá trị nhân văn sâu sắc. Khi tham gia lễ hội người dân đang giao cảm với một thế giới vừa linh thiêng, vừa gần gũi, bồi đắp thêm tình cảm đối với quê hương đất nước qua những nghi lễ, tưởng nhớ đến các vị thần. Yếu tố thiêng trong lễ hội làm cho con người thấy tôn kính, mong muốn những điều tốt lành, khát khao được ứng nghiệm trong cuộc sống.

Hiện nay tại khu di tích đền Trần mỗi năm thường diễn ra hai kỳ lễ hội chính: lễ hội đầu xuân (lễ khai ấn) và lễ hội tháng Tám (lễ hội truyền thống Trần Hưng Đạo). Lễ hội có sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là dân làng Tức Mặc và phường Lộc Vượng.

Theo phỏng vấn hồi cố lễ hội khai ấn tổ chức vào đêm 14 rạng ngày 15 tháng riêng trong thời kì xã hội truyền thống được tổ chức như sau: Dưới thời Trần nghi thức khai ấn là một nghi thức cung đình, có sự tham gia của các vị vua đương triều cùng các quan lại được diễn ra rất trang trọng. Sau khi nhà Trần sụp đổ, nghi thức này không còn được tổ chức. Đến thời Lê sơ, để tưởng nhớ công lao của dòng họ Trần khi con cháu dòng họ Trần đã quy tụ lại ở hương Tức Mặc, triều Lê ban lệ quốc tế vào ngày khai ấn. Nghi thức khai ấn bắt đầu được phục dựng lại với sự tham gia của các vị vua đầu triều cùng nhân dân trong làng Tức Mặc. Những năm nhà vua không về tham dự được nghi lễ khai ấn sẽ cử Tổng đốc hoặc chánh lý đứng đầu tỉnh, huyện về tham dự. Đến thời Nguyễn nghi thức khai ấn vẫn được duy trì nhưng một số năm do điều kiện kinh tế khó khăn nghi thức này không được tổ chức hàng năm mà ba năm tổ chức một lần. Giữ vai trò tổ chức và tham dự lễ hội chính là nhân dân tại làng Tức Mặc cùng các vị cao niên trong làng.

Trước những năm 1990 khi điều kiện kinh tế khó khăn, lễ khai ấn được tổ chức rất đơn giản, phạm vi tổ chức chỉ bó hẹp trong dân làng Tức Mặc. Quy mô lễ hội rất khiêm tốn, phần lễ nghi đơn giản, công trình kiến trúc và hệ thống thờ tự hầu như đã xuống cấp.

Dân làng tự đứng ra tổ chức lễ hội, số lượng chỉ khoảng 50 – 60 người, luôn có Chánh tổng đứng ra làm chủ tế cùng các vị cao niên trong làm tham gia. Vật lễ cũng rất đơn giản, chủ yếu là những nông sản mà bà con trong làng mang đến như các loại hoa

quả gia đình trồng được như chuối, bưởi, đu đủ, cam, quýt, hoa cúc, hoa mẫu đơn,…. Kiệu để rước hòm ấn khi ấy có khi còn là một chiếc bàn gỗ chứ không được trang trí long trọng như bây giờ. Việc rước kiệu và hòm ấn từ đền Cố Trạch sang đền Thiên Trường vẫn được duy trì cho đến ngày nay. Tuy nhiên do điều kiện kinh tế đoàn rước kiệu có khi chi có các vị cao niên trong làng chứ không có đội phù giá, đội loa,…với trang phục rực rỡ, sang trọng như những năm gần đây.

Việc đóng ấn và phát cho nhân dân cũng diễn ra nhanh chóng, đơn giản. Chỉ có dân làng Tức Mặc mới lên xin ấn, số lượng ấn phát ra cũng không nhiều, chỉ khoảng một vài trăm chiếc. Trước kia người dân còn mang những tờ giấy lấy từ vở học sinh lên để xin đóng ấn. Ai có sự chuẩn bị chu đáo hơn thì có giấy màu vàng hoặc giấy do mang đến để xin ấn.

Hiện nay lễ hội khai ấn được tổ chức rất quy mô và trang trọng dưới sự điều hành của UBND tp. Nam Định. Đồng chí Phó chủ tịch UBND tp. Nam Định giữ vai trò trưởng ban chỉ đạo. Ban tổ chức thành lập 4 tiểu ban: Tiểu ban nghi lễ (do các cụ cao tuổi, nhà đền, người dân địa phương là thành viên); Tiểu ban an ninh (do lực lượng công an làm nòng cốt); Tiểu ban tuyên truyền (Phòng văn hóa - thông tin thành phố chủ trì); Tiểu ban hậu cần (Ban quản lý khu di tích thực hiện)

Ngoài ra Ban quản lý Khu di tích đền Trần – chùa Tháp và UBND phường Lộc Vượng là những đơn vị tham mưu chính cho việc tổ chức lễ hội.

Tại hai lễ hội nghi lễ dâng hương đều do UBND tp. Nam Định chủ trì. Nghi lễ rước kiệu ấn và khai ấn theo tục lệ truyền thống do nhân dân phường Lộc Vượng mà nòng cốt là dân làng Tức Mặc thực hiện. Ngoài việc tổ chức lễ dâng hương, lễ khai ấn còn tổ chức các hoạt động múa lân, rồng, sư tử; các hoạt động văn nghệ (hát chèo, chầu văn); thi đấu cờ người, võ, vật, múa rối nước,… ngoài cổng ngũ môn đền Trần. Các hoạt động hội do các đoàn văn hóa nghệ thuật trong và ngoài tỉnh được mời đến biểu diễn và thi đấu, góp phần làm phong phú thêm cho lễ hội, thu hút sự quan tâm đông đảo của quần chúng nhân

dân. Điều này khiến cho lễ hội trở nên sinh động, đa sắc thái, góp phần làm sáng mãi tinh hoa văn hóa dân tộc.

Dân làng Tức Mặc với bốn chi Trần Xuân, Trần Huy, Trần Đăng, Trần Thế là những chi phái có vai trò quan trọng trong việc tổ chức và tham gia lễ hội. Trước thời điểm diễn ra lễ hội thường có cuộc họp trưng cầu ý kiến các bậc cao niên trong làng để thảo luận về nghi thức diễn ra trong lễ hội. Các vị chủ tế (tế nam quan) chỉ có dân làng Tức Mặc và là con cháu dòng họ Trần mới được chọn lựa trong những ngày lễ trọng như tế cáo, tế tạ (ngày 16 tháng giêng, ngày mồng 1 tháng 4, và 20 tháng 8). Tế nữ quan thường có sự tham gia của con cháu dòng họ Trần ở Tức Mặc và Hội tế phường Cửa Bắc, thôn Hợp Hưng (huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định), huyện Nam Trực,…

Lực lượng tham gia lễ hội trong các đoàn rước và tế lễ khá đông đảo, khoảng 150 – 200 người mỗi kỳ lễ hội, chủ yếu là nhân dân trong phường Lộc Vượng. Họ được tuyển chọn và tập dượt kỹ càng trước ngày diễn ra lễ hội.

Ngoài ra hàng năm tại mỗi kì lễ hội tổ chức Dòng họ Trần Việt Nam trên cả nước nói chung và Dòng họ Trần tại tỉnh Nam Định đều cử các đại diện về tham dự hai lễ hội chính của đền Trần, thể hiện lòng tri ân, truyền thống uống nước nhớ nguồn với tiên tổ nhà Trần và tự hào về nguồn cội của mình.

Mục đích của người dân tham gia lễ hội khai ấn:

Có 78% số người được hỏi trả lời rằng họ tham dự lễ khai ấn với mục đích đi lễ và cầu tài lộc, phúc đức; 46% số người trả lời đến với lễ hội họ mong muốn được tìm hiểu các giá trị văn hóa, lịch sử và 3% số người được hỏi có ý kiến khác. Lễ hội khai ấn từ lâu đã trở thành một tục lệ lưu truyền trong dân gian, đặc biệt với dân làng Tức Mặc. Trong những ngày đầu xuân năm mới nhân dân khắp nơi tìm về với đền Trần để cầu mong một năm làm ăn thuận lợi, các thành viên trong gia đình khỏe mạnh, bình an,…Đôi khi họ gửi gắm niềm tin vào Đức Thánh Trần, mong muốn một điều gì đó trong cuộc sống có sự đổi thay. Mặt khác tham dự lễ khai ấn đa số người dân mong chờ đón nhận được lộc ấn, sẽ mang lại mọi điều may mắn trong cuộc sống.

Mục đích Số người %

Đi lễ và cầu tài lộc, phúc đức 156 78.0

Tìm hiểu về di tích và lễ hội 92 46.0

Ý kiến khác 6 3.0

Bảng 3.6: Mục đích tham dự lễ khai ấn

Đánh giá chung về quá trình bảo tồn và phát huy giá trị di tích và lễ hội đền Trần, tỉnh Nam Định.

Từ sau công cuộc Đổi mới nền kinh tế nước ta đã có một bước chuyển mình vĩ đại. Nền văn hóa nước nhà cũng được khoác một tấm áo mới rực rỡ hơn bởi công cuộc khôi phục các giá trị văn hóa truyền thống, các di sản dân tộc mà cha ông ta để lại.

Lễ hội đền Trần từ một nghi thức của cung đình được tổ chức long trọng sau bao biến cố của chiến tranh, điều kiện kinh tế trở thành một nghi thức lưu truyền trong dân gian, nay đã trở thành một nghi thức được Nhà nước hóa thu hút được đông đảo sự quan tâm của quần chúng nhân dân trong và ngoài tỉnh cùng các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước.

Từ đầu những năm 2000, khi nền kinh tế Việt Nam đã có những bước khởi sắc ban đầu thì phú quý sinh lễ nghĩa, người dân đi tìm đến những niềm tin tâm linh sâu hơn, di tích đền Trần bắt đầu đón lượng du khách đến đông hơn đặc biệt vào lễ hội khai ấn đầu năm. Năm 2005, Thủ tướng chính phủ có quyết định số 252/2005/QĐ-TTg phê duyệt

Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích lịch sử văn hóa làm sáng tỏ và phong phú thêm các giá trị khu di tích lịch sử - văn hóa thời Trần tại tỉnh Nam Định đến năm 2015, trong đó có mục tiêu: “bảo vệ, phát hiện, làm sáng tỏ và phong phú thêm các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của khu vực di tích”. Di sản văn hóa đền Trần đã nhận được sự quan tâm của Nhà nước. Ngày mùng 10 tháng giêng năm Bính Tuất (2006) đã diễn ra lễ yên vị tượng 14 vua Trần tại đền Trùng Hoa – ngôi đền được phục dựng từ năm 2000 - 2005. Đây là một sự kiện đặc biệt thổi niềm tin tâm linh của

quần chúng lên đỉnh cao và không ít ngày sau đó diễn ra nghi lễ khai ấn đền Trần, tính thiêng của lộc ấn ngày càng lan tỏa trong dư luận quần chúng. Do đó đền Trần vào dịp lễ khai ấn có số lượng khách đến tham dự tăng vọt, dẫn đến tình trạng quá tải, nhân dân chen lấn, xô đẩy, giẫm đạp lên nhau để xin được lộc ấn vào canh Tý ngày 14 tháng giêng. Xuất phát từ tình trạng đó, Nhà nước và chính quyền đã có những biện pháp nhằm giảm tải vấn đề trên. Với các cuộc hội thảo, nghiên cứu của những nhà quản lý văn hóa diễn ra không chỉ làm sáng tỏ giá trị lịch sử, văn hóa của di tích và lễ hội đền Trần bên cạnh đó còn đề xuất các nhóm giải pháp để giảm thiểu tình trạng hỗn loạn diễn ra trong đêm khai ấn. Năm 2012 sau hội thảo “Mô hình tổ chức, quản lý lễ hội đền Trần” của Viện văn hóa nghệ thuật quốc gia cùng Sở VHTT & DL và UBND tp. Nam Định đã đưa đến quyết định thống nhất phát ấn vào sáng ngày 15 tháng giêng, chất liệu đóng ấn trên cùng một chất liệu giấy vàng. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát ý kiến của người dân về đánh giá của người dân về việc tổ chức lễ hội trong thời gian gần đây:

Biểu đồ 3.9: Đánh giá về tổ chức lễ khai ấn gần đây

Kết quả khảo sát cho thấy 63% số người được hỏi cho rằng thời gian gần đây lễ khai ấn đã được tổ chức quy mô, thể hiện đúng tinh thần và giá trị của lễ hội truyền thống; 34% cho rằng Nhà nước và chính quyền tham gia quá sâu vào các khâu tổ chức của lễ hội nên thiếu vắng hình ảnh của người dân trong vai trò chủ thể của lễ hội. Có thể thấy sự tham gia của Nhà nước và chính quyền bằng việc đề ra các nhóm giải pháp về việc phát ấn, đảm bảo an ninh, trật tự, phân luồng giao thông,…. đã góp phần làm cho nghi thức khai ấn diễn ra ổn định hàng năm. Tuy nhiên sự tham gia của Nhà nước quá sâu vào các khâu trong lễ hội như việc đón lượng quan khách lãnh đạo của Đảng và Nhà nước trực tiếp tham gia vào nghi thức đêm 14, phân chia các loại thẻ Vip tham dự lễ hội, phục dựng lễ hội theo những kịch bản sẵn có,… đã khiến cho nghi lễ này mất đi màu sắc dân gian và đánh mất vai trò chủ thể của nhân dân.

Khi được hỏi về tâm tư nguyện vọng của quý khách để lễ khai ấn có thể được tổ chức tốt hơn có 93% số người trả lời rằng cần tăng cường các biện pháp bảo vệ an ninh trật tự; 3% số người được hỏi mong rằng ban tổ chức lễ hội cần tổ chức phân luồng giao thông và loại bỏ các tệ nạn ăn xin, bán hàng rong; 4% số người được hỏi cho rằng cần bố trí thêm một số điểm phát ấn để giảm tải sự chen lấn xô đẩy. Từ những năm 2005 – 2010 là thời điểm lễ khai ấn rơi vào tình trạng quá tải. Công tác tổ chức lễ khai ấn và phát ấn vào đêm 14 gặp không ít khó khăn. Tại thời điểm đó lễ khai ấn đền Trần trở thành một trong những điểm nóng trong dư luận bởi tình trạng ùn tắc giao thông khi nhân dân đổ về địa điểm tổ chức khai ấn quá đông; người dân dẫm đạp, chen lấn lên nhau để xin được lộc ấn. Bên cạnh đó còn xuất hiện tình trạng ấn giả, sự phân biệt chất liệu ấn giấy và ấn lụa. Công tác an ninh trật tự của lễ khai ấn được đặt lên hàng đầu, mỗi năm chính quyền địa phương phải huy động lực lượng công an, an ninh trật tự của tỉnh lên con số 1000 – 1500 người.

Theo tâm tư nguyện vọng của người dân cần phải bố trí thêm một số địa điểm phát ấn do hiện nay chỉ có hai địa điểm phát ấn tại các nhà giải vũ tại 3 ngôi đền. Đó còn là nơi người dân vào sắp lễ, viết sớ, nên dễ xảy ra tình trạng lộn xộn, người dân chen lấn xô đẩy để xin lộc ấn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguyện vọng Số người %

Tăng cường an ninh trật tự 186 93.0

Tổ chức phân luồng giao thông thuận tiện, loại

bỏ ăn xin, bán hàng ăn rong 6 3.0

Bố trí thêm 1 số điểm phát ấn tránh đông đúc 8 4.0

Total 200 100.0

Một phần của tài liệu Vai trò của cộng đồng trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị di tích, lễ hội đền Trần, tỉnh Nam Định. (Trang 86 - 93)