25 Theo thống kê của Ban tôn giáo chính phủ tại link website:
3.2. Vai trò của cộng đồng.
Khi họ Hồ thay họ Trần, con cháu nhà Trần tại quê hương đã phải lý tán đi các nơi sợ bị tiêu diệt. Sang thời Lê, con cháu họ Trần mới dần quy tụ về quê cũ, và tập trung tại các thôn Khang Kiện, Động Kính, Bái. Lúc này tại hương Tức Mặc có bốn chi phái khi trở về tương đối đông hơn cả, bao gồm: Xuân tộc, Đăng tộc, huy tộc, Thế tộc. Từng chi phái họ Trần trở về quê cũ đã lần lượt dựng nhà thờ họ của chi minh để thờ phụng tổ tiên. Theo gia phả Trần Thị Xuân phái tộc29 thì Xuân phái tộc là chi thứ nhất của họ Trần ở Tức Mặc. Vị tổ đầu tiên của chi phái này là Trần Kinh, tiếp theo là các vị Trần Hấp, Trần Lý, Trần Thừa, Trần Bà Liệt. Sử cũ đã ghi, Trần Thừa trong lúc hàn vi đi đánh cá ở vùng Tây Chân (huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định ngày nay) đã lấy bà Vũ Thị Vỹ sinh ra Trần Bà Liệt. Khi bà Vỹ có thai thì Trần Thừa bỏ, mãi đến năm Nhâm Thìn (1232) cha con nhận nhau mới có lệnh phong tước cho. Trần Cảnh sau này làm vua nhưng là con bà hai sinh năm 1217 trong khi đó Trần Bà Liệt mới chính thức là con 29 Gia phả Trần Thị Xuân phái tộc do ông Trần Xuân Phỏng đời thứ 30 – là tộc trưởng ngành thứ nhất họ Trần ở Tức Mặc, phường Lộc Vượng đang lưu giữ.
trưởng của thái thượng hoàng Trần Thừa. Tính đến năm Ất Sửu (1985) người viết tiếp gia phả này là cụ Trần Xuân Năng, cháu của dòng họ Trần tại Tức Mặc mới là đời thứ 29.
Trải qua hàng trăm năm di tích và lễ hội đền Trần vẫn được lưu giữ và bảo tồn trong cộng đồng dân cư làng Tức Mặc.
Ngoài tinh thần cố kết cộng đồng và tiếp nối truyền thống uống nước nhớ nguồn, tri ân công lao của vương triều Trần, cộng đồng có vai trò to lớn trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích và lễ hội đền Trần – chùa Tháp, tp. Nam Định. Điều đó được thể hiện rõ nét qua việc nhận thức, tìm hiểu, tuyên truyền cho thế hệ trẻ về giá trị di sản và những đóng góp trong việc tu sửa, tôn tạo di tích. Đồng thời đó còn là hoạt động tham gia, tổ chức lễ hội của nhân dân địa phương.
3.2.1. Vai trò của cộng đồng đối với việc nhận thức, tìm hiểu các giá trị di sản văn
hóa.
Trong những năm gần đây, UBND tp. Nam Định và chính quyền các cấp đã tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao ý thức trong cộng đồng, có trách nhiệm hơn đối với các di tích. Do đó công tác phổ biến kiến thức về di sản văn hóa đền Trần có vai trò quan trọng để nâng cao sự hiểu biết tại các khu dân cư giữ vai trò quan trọng.
Biểu đồ 3.1 : Mức độ phổ biến kiến thức về khu di tích đền Trần ở khu dân cư
Di tích và lễ hội đền Trần là một di sản quý báu mà cha ông đã để lại cho dân tộc ta. Việc kế thừa và phát huy giá trị văn hóa là nhiệm vụ thiết yếu đối với mọi cá nhân và tổ chức. Do đó hoạt động này cần được tuyên truyền và xã hội hóa. Tại các khu dân cư có 4,3% người dân được hỏi trả lời rằng họ thường xuyên được phổ biến về di tích; 67,7% người dân thỉnh thoảng được phổ biến về di tích và 28% số người chưa bao giờ được phổ biến về di tích.
Khi được hỏi về hình thức phổ biến di sản văn hóa đền Trần đến người dân đại đa số nhân dân cho biết họ tiếp nhận các thông tin về di sản văn hóa đền Trần thông qua loa đài phát thanh của phường xã (chiếm tỷ lệ 91,3%), bên cạnh đó di sản được giới thiệu qua các cuộc họp tại tổ dân phố và các cán bộ văn hóa phường xã trực tiếp về với địa bàn để phổ biến. Việc làm này thể hiện sự chú trọng quan tâm của chính quyền đến việc tiếp nhận các thông tin về di sản văn hóa đền Trần, tuyên truyền những giá trị di sản và biện pháp bảo tồn di tích.
Biểu đồ 3.2: Hình thức phổ biến kiến thức khu di tích và lễ hội đền Trần
Khi thực hiện phỏng vấn một du khách đến thăm di tích vào dịp lễ khai ấn đầu năm 2015, bác cho biết: “Năm nào tôi cũng đi lễ vào dịp rằm tháng giêng, từ năm 2006. Đền Trần thiêng lắm, năm 2008 còn có cụ rắn xuất hiện hai lần trong đền. Năm nào tôi cũng lên đây xin lộc ấn, cầu Đức Thánh Trần cho cả gia đình khỏe mạnh, bình an, con cháu học hành đỗ đạt, công danh thành đạt”30.
Qua cuộc phỏng vấn ngắn với vị khách trên và quan sát của tác giả có thể thấy niềm tin của nhân dân và tính thiêng vào tín ngưỡng Đức Thánh Trần. Họ tin rằng Đức Thánh Trần có thể mang lại cho họ sự bình an, hạnh phúc, con cái.
Theo kết quả khảo sát về nhận thức của cộng đồng với di tích, khi hỏi về nhân vật thờ tại khu di tích đền Trần có 83% số người trả lời đền Trần thờ Đức Thánh Trần cùng gia đình, các vị danh tướng của ông và mười bốn vị Hoàng đế và thủy tổ nhà Trần. 15% số người được hỏi cho rằng đền Trần thờ mười bốn vị Hoàng đế và thủy tổ nhà Trần và 2% số người cho rằng nơi đây chỉ thờ Đức Thánh Trần cùng gia đình và các vị danh tướng của ông.
Lộc ấn mà trước kia được phát cho nhân dân vào đêm ngày 14 tháng giêng và đến năm 2013 sau quyết định phát ấn vào ngày 15 tháng giêng và chất liệu đồng nhất là giấy 30 Bác Nguyễn Thị Thành, 60 tuổi, phường Năng Tĩnh, tp. Nam Định.
vàng được nhân dân hiểu ý nghĩa như thế nào? Có 2% số người được hỏi cho rằng nó mang ý nghĩa trừ tà ma trong gia đình, 81% cho rằng nó mang ý nghĩa cầu bình an, phúc đức, tài lộc và 27% ý kiến cho rằng lộc ấn mang ý nghĩa để cầu thăng quan, tiến chức.
Có thể thấy dư luận xã hội là một đặc trưng của ý thức xã hội, có những vai trò nhất định trong đời sống xã hội. Dư luận xã hội luôn đóng vai trò là phương tiện và yếu tố điều chỉnh các quan hệ xã hội cũng như hành vi của con người, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua sự tương đồng về tình cảm và niềm tin. Tính thiêng của di tích được tạo nên bởi sự đồng cảm của cộng đồng cư dân khi tới lễ tại di tích. Mức độ lan tỏa của tính thiêng càng lớn thì di tích càng thu hút được sự tham gia của đông đảo nhân dân. Do đó người dân tin tưởng vào sự may mắn, linh thiêng của lộc ấn. Người dân đều tin vào sự bình an, phúc đức là lộc ấn mang đến. Bên cạnh đó sự tham gia của các vị lãnh đạo Nhà nước vào lễ hội trong những năm gần đây khiến cho người dân tin tưởng rằng có được lộc ấn vào dịp lễ khai ấn sẽ được thăng quan tiến chức trong một năm làm việc mới. Niềm tin này theo một xu hướng đám đông và đó là những nhận thức chưa đúng của người dân khi tìm hiểu về lộc ấn đền Trần.
Ý nghĩa của lộc ấn Số người %
Trừ tà ma trong gia đình 4 2.0
Cầu bình an, phúc đức tài lộc 162 81.0
Có lộc ấn sẽ thăng quan tiến chức 54 27.0
Bảng 3.1: Ý nghĩa của lộc ấn được phát dịp khai ấn hàng năm
3.2.2. Vai trò của cộng đồng trong việc đóng góp, tu bổ, tôn tạo các giá trị di tích và lễ
hội đền Trần, tỉnh Nam Định.
Có thể nói cộng đồng chính là cội nguồn của sự sáng tạo, lan truyền, tiếp thu các thành quả văn hóa tạo nên sự thống nhất bản sắc của các vùng miền và cả nước.
Vừa là các thủ thể sáng tạo ra di sản văn hóa, cộng đồng cũng chính là cái nôi nuôi dưỡng, chăm sóc di sản văn hóa. Trước kia khi công tác bảo tồn và phát huy di sản văn hóa chưa hình thành như một ngành mang tính khoa học thì các hoạt động có tính chất bảo tồn di tích đã được cộng đồng thường xuyên thực hiện. Việc cắt cử người trông nom, chăm sóc các ngôi đền và chùa Tháp được thể hiện rõ nét theo tư liệu Hương ước bạ của Tức Mặc xã viết năm 1942 (hiện đang lưu giữ tại Viện Hàn lâm khoa học xã hội) trong phần thứ hai: Lễ nghi, khoản thứ 21:
“Điều thứ 118: Làng có hai đền, năm đình, hai chùa, một miếu.
Điều thứ 119: Đình chùa đều có thủ từ hoặc sư trông nom.”
Việc cắt cử người trông coi đền lựa chọn khá kỹ càng, thường là các vị cao niên trong làng Tức Mặc, khỏe mạnh,con cháu ngoan ngoãn,…Tục lệ này vẫn được gìn giữ qua bao đời nay. Hiện nay người trông coi các đền được Hội người cao tuổi lựa chọn, là nam giới và được hưởng chế độ lương hàng tháng do UBND phường Lộc Vượng chi trả.
Bên cạnh đó khi nền kinh tế thị trường chưa phát triển, dù làng nào khó khăn đến mấy cũng đồng lòng bố trí ruộng hương hỏa cho việc thờ phụng, lễ lạt hàng năm. Theo Hương ước bạ xã Tức Mặc: “Đền Cố Trạch thờ Đức Thánh Hưng Đạo nhà Trần cứ đệ niên đến ngày 20 tháng 8 ta là ngày giỗ Đức Thánh cũng chích ra 1m 6s (1 mẫu 6 sào) xứ ấy để làm lễ cúng ngày kỵ Đức Vương phụ, Đức Vương mẫu, Đức Vương phi, Đức Vương tử, và ngày chạp Đức Thánh Trần mỗi lệ là 8s (8 sào) cộp tất cả là 6m4s (6 mẫu 4 sào) cũng chích ở xứ ấy và trong hai đền có để 1 mẫu hương đăng hàng năm, còn các ngày tiết hai đền mỗi tiết 3 sào là 11 tiết cộng là 3m 3s (3 mẫu 3 sào) và ngày lập xuân, đông trí 2 lệ, 1 lệ 0m8s (8 sào) cộng là 1m6s (1 mẫu 6 sào) cũng trích ở xứ ấy kỵ điện điền cả”.
Theo như Hương ước bạ của Tức Mặc xã việc trích ruộng để lấy thóc gạo làm lễ cúng giỗ nhân ngày kỵ Đức Thánh Trần được truyền qua đời này qua đời khác. Hiện nay việc cắt ruộng để làm việc này không còn nữa, nhưng thay vào đó việc sắm lễ cho ngày kỵ Đức Thánh Trần không chỉ do các cụ thủ từ trong đền phụ trách mà còn xuất phát từ tấm lòng của bà con du khách thập phương đến dâng lễ.
Bảo tồn và phát huy các giá trị di tích lịch sử văn hóa là lĩnh vực hoạt động đầy khó khăn. Nó không chỉ mang tính khoa học, tính thực tiễn đồng thời là hoạt động mang tính xã hội, quần chúng cao. Lĩnh vực hoạt động này không chỉ có tác dụng thúc đẩy hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa của Nam Định mà còn trực tiếp vào góp phần xây dựng phát triền nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Song hành với sự phát triển kinh tế, sự đóng góp của cải, công sức của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cho việc tu bổ, tôn tạo di tích ngày càng tăng lên. Di sản văn hóa được hồi sinh, các hoạt động sinh hoạt văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng ngày càng được mở rộng, ăn sâu vào tiềm thức quần chúng hơn.
Về mức độ thường xuyên đến thăm di tích có 45% số người thường xuyên đến với di tích đền Trần, 55% số người thỉnh thoảng đến di tích. Điều này chứng tỏ đền Trần đã trở thành một di tích gắn liền với đời sống tâm linh, tín ngưỡng của cộng đồng địa phương và các du khách thường xuyên đến với di tích và lễ hội.
Mức độ đến thăm di tích Số người %
Thường xuyên 90 45.0
Thỉnh thoảng 110 55.0
Total 200 100.0
Bảng 3.2: Mức độ đến thăm khu di tích
Về thời gian đến thăm di tích:
Khi được hỏi về thời gian người dân đến với di tích có 58% số người đến di tích nhân dịp lễ hội khai ấn, 39% số người đến lễ hội tháng Tám và 3% số người đến với di tích vào các thời gian khác (như ngày rằm, mùng một,…). Có thể thấy lễ hội khai ấn bắt
nguồn từ nhận thức của nhân dân về nguồn gốc và thời khắc tổ chức lễ hội – giờ Tý đêm ngày 14 tháng giêng cùng với tính thiêng của lộc ấn. Những năm gần đây kể từ khi được phục dựng quy mô và có sự tham gia của các vị lãnh đạo Nhà nước đã thu hút được đông đảo sự tham gia của nhân dân địa phương trong và ngoài tỉnh. Cùng với tục lệ đầu năm người dân thường xuyên đi đền chùa, cầu cho một năm làm ăn hanh thông, sức khỏe, bình an cho gia đình nên lượng người đến với di tích rất đông. Bên cạnh đó lễ hội tháng Tám nhân ngày kỵ của Đức Thánh Trần cũng đón nhận được sự tham gia của nhân dân bởi tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần là một tín ngưỡng bản địa, đã ăn sâu vào tiềm thức nhân dân tự bao đời nay. Dịp lễ hội tháng Tám người dân đến với di tích chủ yếu từ các địa bàn tỉnh Nam Định cùng một số vùng lân cận như: Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Hải Phòng, Hải Dương,...
Biểu đồ 3.3: Người dân đến thăm di tích nhân dịp các lễ hội.
Mục đích của người dân khi đến thăm di tích
Theo biểu đồ có thể nhận thấy người dân đến với khu di tích đền Trần với mục đích lớn nhất là đi lễ (70%), tiếp theo là nhằm tham quan, vãn cảnh (50%); tìm hiểu giá trị di tích lịch sử (49%); cầu tài lộc, công danh 42%); sức khỏe (31%); giải hạn (7%) và do trí tò mò (2%). Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại, con người cuốn theo vòng xoáy kinh tế, và không còn những khoảng thời gian cho tâm hồn. Hơn nữa là một quốc gia có nền văn hóa mở, người dân thường không theo một tôn giáo nào. Do đó người dân có xu hướng đi tìm cho mình một niềm tin tâm linh, đó là những thế lực thiên nhiên hoặc nhân thần mang lại giá trị niềm tin, mong được các thế lực siêu hình phù trợ, che chở, đáp ứng những mong muốn, nguyện vọng cho họ. Bởi vậy đến với khu di tích đền Trần họ vừa bày tỏ được niềm tôn kính với vị anh hùng dân tộc, bày tỏ lòng tri ân với vương triều Trần và thể hiện mong muốn, khát khao của bản thân, đáp ứng nhu cầu cân bằng cuộc sống.
Biểu đồ 3.4: Mục đích của người dân khi đến khu di tích đền Trần
Nhận thức về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa là một thuật ngữ thường xuyên được sử dụng. Tuy nhiên hiểu như thế nào về cụm từ này, chúng tôi cũng đã có một câu hỏi nhằm thăm dò ý kiến cộng đồng và du khách khi đến với di tích và lễ hội đền Trần để tìm hiểu nhận thức của họ về thuật ngữ này.
Nhận thức Số người %
Là hoạt động tu bổ, trùng tu di tích 26 13.0
Là những hoạt động nhằm tu bổ, tôn tạo di sản cùng với việc làm lan tỏa những giá trị độc đáo của di sản văn hóa, giới thiệu cho nhiều bạn bè người thân biết đến.
160 80.0
Chưa bao giờ tìm hiểu 14 7.0
Total 200 100.0
Bảng 3.3: Nhận thức của người dân về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa
Kết quả cho thấy có 80% số người hiểu rằng đây là những hoạt động nhằm tu bổ, tôn tạo di sản văn hóa (bao gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể) cùng với việc làm lan tỏa những giá trị độc đáo của di sản văn hóa, giới thiệu cho nhiều bạn bè người thân biết đến. Có 13% số người có sự nhìn nhận về thuật ngữ này chưa đúng, chỉ coi đó là các hoạt động tu bổ, tôn tạo di tích đơn thuần. Và có 7% số người chưa bao giờ tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ trên. Tuyên truyền ý nghĩa của thuật ngữ và hiện thực hóa
các hoạt động này góp phần nâng cao nhận thức quần chúng nhân dân về di sản văn hóa, góp phần vào các hoạt động thực tế nhằm bảo tồn và phát huy các di tích, lễ hội. Đó là những việc làm vô cùng thiết thực để những thế hệ trẻ sau này kế thừa được những di sản