Lễ hội tháng Tám

Một phần của tài liệu Vai trò của cộng đồng trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị di tích, lễ hội đền Trần, tỉnh Nam Định. (Trang 67 - 72)

25 Theo thống kê của Ban tôn giáo chính phủ tại link website:

2.3.2.2. Lễ hội tháng Tám

Lễ hội tháng Tám là lễ hội tưởng niệm ngày mất của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.

+ Về thời gian tổ chức: Lễ hội tháng Tám kéo dài từ ngày 1 đến ngày 30 tháng tám âm lịch. Tuy nhiên các hoạt động lễ hội chủ yếu diễn ra trong thời gian tử ngày 10 đến ngày 20 tháng tám âm lịch.

Theo như Hương ước bạ của Tức Mặc xã việc trích ruộng để lấy thóc gạo làm lễ cúng giỗ nhân ngày kỵ Đức Thánh Trần được truyền qua đời này qua đời khác. Hiện nay

việc cắt ruộng để làm việc này không còn nữa, nhưng thay vào đó việc sắm lễ cho ngày kỵ Đức Thánh Trần không chỉ do các cụ thủ từ trong đền phụ trách mà còn xuất phát từ tấm lòng của bà con du khách thập phương đến dâng lễ.

+ Nghi lễ tổ chức:

Lễ rước: Sáng ngày 20 tháng 8 dân làng Tức Mặc tổ chức rước kiệu từ đình làng27 lên đền Trần để tham dự lễ hội. Đoàn rước được tổ chức trang trọng bao gồm nghi trượng, dàn bát âm, kiệu bát cống, đội tế nam quan cùng đông đảo dân làng. Cùng đi theo đoàn rước có đội sư tử, đội múa rồng khiến cho buổi lễ thêm phần náo nhiệt.

Lễ dâng hương: Ngay sau lễ rước kiệu là lễ dâng hương tưởng niệm anh linh các vua Trần, Đức Thánh Trần tại sân đền Thiên Trường. Buổi lễ có sự tham gia của các vị lãnh đạo của tình, thành phố, phường cùng các ban ngành đoàn thể và đông đảo bà con nhân dân. Sau diễn văn khai mạc nêu lên những công lao to lớn của Hưng Đạo Đại Vương cùng những bài học trong dựng nước và giữ nước của Ngài và Trần triều là phần dâng hương, dâng hoa.

Sau ba hồi chiêng trống vang lên rộn rã 14 thiếu nữ dâng 14 mâm hoa lên ban thờ các vua Trần. Tiếp theo các vị cao niên trong làng trong trang phục áo dài tế lễ thay mặt dân làng vào dâng hương trước. Sau đó đoàn người dâng hương đi theo nhịp trống chiêng trầm hùng, lần lượt tiến vào chính cung để thắp nén tâm hương. Tiếp đó đoàn lễ từ đến Thiên Trường sang đền Cố Trạch để kính cẩn dâng hương lên Đức Thánh Trần và trở về dâng hương tại đền Trùng Hoa.

Lễ tế nam quan tại đền Cố Trạch được tổ chức ngay sau lễ dâng hương. Tiếp đến là tế nữ quan. Đoàn rước kiệu hồi về đình làng Tức Mặc.

Trong suốt thời gian diễn ra lễ hội, hàng ngày đông đảo nhân dân và du khách thập phương luôn thực hiện nghi lễ dâng hương, tưởng niệm ngày kỵ Đức Thánh Trần và các vua Trần tại khu di tích đền Trần. Người tham dự lễ hội thường đi theo từng đoàn, bản 27 Đình làng Tức Mặc thờ Thục Côn công chúa – là nữ tướng của Hai Bà Trưng.

hội. Mỗi đoàn tùy số lượng người nhiều hay ít mà bố trí từ hai đến ba mâm lễ, chủ yếu là hoa quả, bánh kẹo, trầu cau. Ngoài ra còn có các đoàn trình trầu với quần áo xanh đỏ, khăn tím, khăn canh đi theo các thanh đồng để tham dự chầu văn, hầu Thánh.

Trong thời gian diễn ra lễ hội tại di tích thường tổ chức các trò chơi dân gian, các hoạt động văn hóa, văn nghệ như: múa rồng, lân, sư tử. Đội múa nòng cốt là người làng Tức Mặc. Họ tích cực luyện tập vào thời gian trước đó rất lâu để phục vụ lễ nghi và biểu diễn tại lễ hội vào các ngày mùng 1, 10, 15, 18, 20 tháng 8 âm lịch. Đan xen trong lễ hội còn có các hoạt động biểu diễn múa rối nước tại hồ trước sân đền Thiên Trường, thi đấu vật, chọi gà, múa rối nước, thi đấu cờ người, biểu diễn võ thuật truyền thống,…

Qua quá trình khảo sát tại di tích và lễ hội chúng tôi nhận thấy rằng khu di tích đền Trần – chùa Tháp đang ngày một khang trang, sạch đẹp hơn. Các yếu tố gốc về kiến trúc nghệ thuật vẫn được bảo tồn. Bên cạnh đó có một số mặt cần được lưu ý:

Trong điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, đời sống vật chất của người dân càng ngày càng được cải thiện nên nhu cầu về tín ngưỡng, tâm linh có xu hướng tăng lên và vì thế số lượng người tham gia lễ hội, cầu xin thần thánh tài lộc ngày càng đông, thậm chí đã trở thành “niềm tin” của một số bộ phận nhân dân, trong đó có không ít quan chức lãnh đạo.

Phân tích về hiện tượng này, GS.TS Tô Ngọc Thanh đã viết: “Con người tổ chức và tiến hành lễ hội chính là vì quyền lợi của họ. Về thực chất, mối quan hệ giữa con người với những đối tượng được tin là mang tính vụ lợi hay ít nhất cũng là sự trao đổi. Con người dâng lên đối tượng được tin những vật hiến tế, vật dâng cúng, ít hay nhiều tùy theo từng trường hợp. Để đổi lại, họ yêu cầu đối tượng được tin trả lại cho họ, phù hộ giúp đỡ họ những cái họ cần28”. Do đó tình trạng đốt vàng mã diễn ra quá nhiều gây lãng phí. Người dân có những nhận thức sai lệch về những hành vi, biểu tượng. Họ tin rằng

28 Tô Ngọc Thanh, “Niềm tin và lễ hội” in trong Lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội hiện đại, Nxb. Khoa học xã hội, 1994, tr.268-269 xã hội, 1994, tr.268-269

việc ném tiền vào kiệu rước hòm ấn sẽ mang lại tài lộc, công danh. Điều đó không chỉ gây nên tình trạng hỗn loạn trong lễ hội mà còn làm mất đi giá trị tâm linh của nghi thức.

Việc khôi phục lễ hội theo một kịch bản có sẵn đã làm sai lệch đi giá trị của lễ hội và mất đi vai trò chủ thể, sáng tạo của nhân dân. Các nhà quản lý văn hóa giữ vai trò chỉ đạo lễ hội, biến cộng đồng nhân dân thành những người thụ động, làm theo những mô hình lễ hội được đưa ra.

Có thể thấy hòm công đức quá nhiều, la liệt ở nhiều vị trí khác nhau, có khi mỗi một ban thờ có đền 3 - 4 hòm công đức đến mức khiến người ta ngại ngần và sự thanh tịnh ở chốn linh thiêng cũng vơi đi.

Tiểu kết

Di tích lịch sử văn hoá là tài sản vô giá trong kho tàng di sản văn hoá lâu đời của dân tộc, là những chứng tích vật chất phản ánh sâu sắc nhất về đặc trưng văn hoá, về cội nguồn và truyền thống đấu tranh dựng nước, giữ nước hào hùng, vĩ đại của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, đồng thời là một bộ phận cấu thành kho tàng di sản văn hoá nhân loại.

Thiên Trường với vị thế là kinh đô thứ hai sau kinh thành Thăng Long dưới thời kì trị vì của vương triều Trần, đến nay không còn nhưng cung điện nguy nga, đài các nhưng vẫn còn đó những vết tích lịch sử chứng minh một thời đại thịnh trị của chế độ phong kiến. Không chỉ là chốn cố hương của nhà Trần, Thiên Trường – Tức Mặc còn được coi là một hậu cứ quân sự vững chắc của vương triều trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông, là nơi diễn ra các cuộc họp bàn về kế sách giữ nước, và đưa ra những quyết định chiến lược.

Qua bao thăng trầm của chiến tranh cùng những biến cố lịch sử, khu di tích đền Trần được phục dựng, mang đậm phong cách kiến trúc thời Nguyễn và một số các tác phẩm nghệ thuật thời Hậu Lê.

Từ thời Hậu Lệ, công cuộc bảo tồn và trùng tu di tích đền Trần đã được chú trọng. Nhờ đó mà các dấu tích kiến trúc vẫn còn được gìn giữ khá nguyên vẹn. Các cuộc trùng tu lớn chủ yếu do triều đình chủ trì chứng tỏ sự quan tâm đặc biệt của các triều đại sau này để tưởng nhớ, tri ân về một vương triều Trần thịnh trị. Bên cạnh đó lễ hội đền Trần sau khi được nhà Lê ban lệ quốc tế đã khôi phục lại một nghi thức vốn có trong triều đình và trao lại quyền tổ chức cho những người đứng đầu địa phương cùng nhân dân tại hương Tức Mặc. Tục lệ này được trao truyền qua nhiều thế hệ, và cho đến những năm Đổi mới khi đất nước bước sang một trang mới, đồng thời với nền kinh tế, văn hóa nước nhà được hồi sinh. Di tích đền Trần luôn được chính quyền địa phương cùng Sở VHTT tỉnh Nam Định quan tâm và tiến hành trùng tu hàng năm. Khu di tích đền Trần đã được sửa sang và trở nên khang trang, sạch đẹp. Lễ hội được phục dựng cùng một số nghi thức cổ truyền như lễ rước nước tế cá (năm 2013), nghi lễ rước kiệu ngọc lộ (năm 2015) đã làm nên một mùa lễ hội khai ấn đầu năm trang nghiêm với đầy đủ các nghi thức truyền thống được lưu truyền trong dân gian. Đó là một trong những biện pháp tích cực góp phần vào quá trình bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc.

Một phần của tài liệu Vai trò của cộng đồng trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị di tích, lễ hội đền Trần, tỉnh Nam Định. (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(131 trang)
w