Xuất giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di tích, lễ hội đền Trần, tỉnh Nam Định.

Một phần của tài liệu Vai trò của cộng đồng trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị di tích, lễ hội đền Trần, tỉnh Nam Định. (Trang 93 - 98)

25 Theo thống kê của Ban tôn giáo chính phủ tại link website:

3.3.xuất giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di tích, lễ hội đền Trần, tỉnh Nam Định.

Nam Định.

Trước thực trạng của quá trình bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa đền Trần, tp. Nam Định chúng tôi xin đề xuất một số nhóm giải pháp để làm tốt hơn nữa công tác này.

3.3.1. Vấn đề nâng cao nhận thức

a. Nâng cao nhận thức của thế hệ trẻ về di tích và lễ hội đền Trần, Nam Định

Thế hệ trẻ là thế hệ kế thừa và tiếp thu những giá trị di sản văn hóa. Bởi vậy thế hệ này cần phải được trang bị hệ thống kiến thức chuẩn mực, khoa học. Đối tượng chúng tôi hướng tới là các bạn học sinh, sinh viên còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Nếu ngay từ đầu thế hệ trẻ đã có những nhận thức đúng đắn về giá trị của di tích và lễ hội thì họ cũng góp phần tuyên truyền, phổ biến những kiến thức đã được truyền đạt tới đông đảo các thành viên khác trong gia đình và xã hội. Từ đó có thể nâng cao nhận thức của các cá nhân trong xã hội, xóa dần những nhìn nhận sai lệch về giá trị mà lễ hội mang lại. Nguồn thông tin mà thế hệ trẻ cần tiếp nhận không chỉ là những giá trị của di tích và lễ hội mang lại mà còn là những hoạt động thiết thực mà họ có thể làm để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa

Hơn nữa vấn đề nắm vững di sản cổ truyền làm nền tảng cho việc bảo tồn và phát huy những giá trị của nó. Vì vậy đào tạo là vấn đề đóng vai trò quan trọng nhằm trao truyền cho thế hệ trẻ nắm vững kiến thức cũng như kỹ năng thực hành trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Các hình thức đào tạo, truyền dạy phải hết sức đa dạng, cùng với sự kết hợp tham gia của nhiều cơ quan đoàn thể của nhà trường và gia đình, dưới những hình thức linh hoạt để tạo nên sự tiếp thu kiến thức dễ dàng nhất. Để truyền dạy những vốn kiến thức đó có thể tổ chức các buổi học ngoại khóa tại di tích hay các cuộc thi tìm hiểu về di tích và lễ hội. Nhờ đó có thể tăng khả năng tiếp nhận thông tin của các đối tượng.

b. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức tự giác của người dân, cán bộ trong và ngoài ngành văn hóa thể thao và du lịch trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

Sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa đền Trần, Nam Định chỉ có thể đạt được hiệu quả khi người dân tự giác tham gia. Do đó việc giáo dục để nâng cao ý thức của người dân, khơi dậy ở họ lòng tự hào đối với di sản văn hóa của cộng đồng mình là công việc có ý nghĩa quan trọng để hướng người dân tự có ý thức khi tham gia lễ hội và bảo vệ di tích.

Ngoài việc phổ biến các quy định cần thiết phải giải thích và cụ thể hóa, thể chế hóa các quy định chung của Nhà nước và thành phố. Các văn bản hướng dẫn phải rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu để mọi người dân dễ dàng tiếp thu và tự giác chấp hành. Mặt khác cần phải làm rõ và gắn lợi ích của người dân khi tham gia các hoạt động bảo tồn. Việc mà mỗi người dân tham gia vào là một thành viên trong nghi thức lễ hội cũng góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của lễ hội địa phương mình. Chỉ khi người dân có ý thức trong việc bảo tồn di sản văn hóa thì mọi khó khăn đều có thể được giải quyết nhanh chóng.

Biểu đồ 3.10: Các giải pháp cần thiết nhằm phổ biến giá trị khu di tích đền Trần

Hiện nay công nghệ thông tin giữ vai trò quan trọng trong đời sống nhân dân tại một quốc gia có nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam. Internet trở thành phương tiện truyền tải thông tin với tốc độ nhanh nhất và mức độ lan tỏa có phạm vi vô cùng lớn. Trong khi đó là một di sản văn hóa cấp quốc gia đặc biệt, di tích và lễ hội đền Trần lại chưa có một trang thông tin điện tử nhằm tuyên truyền và quảng bá các giá trị đến người dân. Do đó việc lập một website về di sản văn hóa đền Trần đang là giải pháp được đề xuất cao nhất (chiếm tỷ lệ 88,3%). Bên cạnh đó cũng phải chú trọng đến các nhóm giải pháp in ấn phẩm văn hóa, tờ rơi giới thiệu các biểu tượng, hiện vật của di tích; tuyên

truyền, giáo dục về các giá trị của khu di tích trên đài báo và cần nâng cao trình độ của hướng dẫn viên tại khu di tích.

3.3.2. Đào tạo và nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ văn hóa tại di tích

Đội ngũ các hướng dẫn viên thuyết minh cùng các ông thủ từ tại di tích chính là cây cầu nối giúp người tham quan hiểu rõ hơn giá trị ẩn chứa bên trong di tích và lễ hội. Chính vì vậy việc bồi dưỡng nghiệp vụ, tri thức cho hai đối tượng này giữ vai trò quan trọng trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa. Họ cần phải được trang bị vốn kiến thức không chỉ chuyên sâu về di tích và lễ hội đền Trần mà cần phải có vốn kiến thức rộng về bức tranh lịch sử Việt Nam và sự liên hệ giữa di tích và lễ hội đền Trần với những địa điểm thờ nhà Trần tại các địa phương khác.

Việc tổ chức các lớp học hỗ trợ vốn kiến thức về bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa để họ truyền tải những thông tin tới khách du lịch cần trở thành một trong những vấn đề cấp thiết. Đó cũng là một trong những hành động cụ thể để hướng dẫn viên góp phần vào công cuộc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

3.3.3 Việc trùng tu, tôn tạo các di tích có liên quan đến lễ hội

Di tích là nơi diễn ra lễ hội truyền thống vì vậy việc trùng tu tôn tạo, bảo quản di tích là hết sức cần thiết vì nó vừa là nơi bảo tồn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể; vừa đáp ứng nhu cầu văn hóa, tín ngưỡng; tham quan các di tích lịch sử - văn hóa, công trình kiến trúc, nghệ thuật, cảnh quan thiên nhiên và các như cầu chính đáng khác của nhân dân địa phương và du khách.

Công tác bảo quản di tích tại đền Trần vô cùng quan trọng bởi hàng năm số lượng du khách về tham dự lễ hội ngày càng tăng. Do đó cần phải vừa tuyên truyền nâng cao ý thức tự giác của nhân dân vừa phải có biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt. Việc trùng tu tôn tạo phải đảm bảo tính khoa học, giữ gìn được các thông điệp văn hóa, yếu tố gốc của di sản. Đối với di tích lịch sử văn hóa đền Trần được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt,

việc trùng tu tôn tạo phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch.

3.3.4 Việc tổ chức lễ hội truyền thống

Việc tổ chức lễ hội phải đảm bảo tính kế thừa có chọn lọc những truyền thống tốt đẹp của thế hệ trước và dựa trên những tư liệu văn bản (nếu có). Đồng thời phải tiếp thu, vận dụng sao cho phù hợp với điều kiện xã hội hiện đại. Nhờ đó lễ hội mới có sức sống lâu bền, thỏa mãn được nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng của quần chúng nhân dân, làm cho người dân nhiệt tình, háo hức tham dự lễ hội.

Theo một số tư liệu thì hằng năm vào dịp lễ hội đầu xuân, dân làng địa phương thường tổ chức lễ rước nước tế cá nhằm tưởng nhớ lại nguồn gốc dòng họ Trần từ nghề chài lưới. Qua quá trình lịch sử lâu dài nghi thức này đã không còn được tổ chức chỉ còn lưu lại rất ít trong ký ức các vị cao niên trong làng. Từ ngày 12 tháng giêng năm 2014, dân làng địa phương cũng đã tổ chức phục dựng nghi lễ này và thu hút quần chúng nhân dân ở các làng và du khách thập phương tham dự. Đây là một giải pháp nhằm giãn lượng du khách tập trung đến vào ngày diễn ra lễ khai ấn.

Lễ hội đền Trần được sản sinh và lưu truyền trong cộng đồng dân cư làng Tức Mặc. Nhờ có cộng đồng làng mà đến nay các thế hệ trẻ mới được kế thừa, tiếp nhận những tinh hóa văn hóa của lễ hội với những giá trị giáo dục sâu sắc. Hiện nay lễ hội đền Trần đã và đang được Nhà nước hóa. Người dân chỉ là những đối tượng thụ động thực hiện các hoạt động nghi thức theo sự chỉ đạo của các nhà quản lý văn hóa. Có thể thấy Nhà nước đã tham gia quá sâu vào quá trình tổ chức và tham gia vào lễ hội, khiến cho người dân mất đi vai trò chủ thể của mình. Do vậy cần phải xem lại mức độ tham gia của Nhà nước, có thể quản lý ở các khâu vĩ mô như đảm bảo về an ninh, trật tự cho lễ hội. Vai trò sáng tạo của cộng đồng dân cư cần phải để họ chủ động thực hiện lễ hội mới mang lại được những giá trị nguyên bản.

Khởi nguồn của lễ khai ấn là một nghi thức cung đình sau đó nó được lưu truyền trong dòng họ Trần và ngày nay lại được nhà nước hóa khi được phục dựng. Do đó có thể

thấy lễ hội khai ấn ở đền Trần hiện nay phần nhiều là những nghi lễ. Bởi vậy việc tổ chức các trò chơi dân gian, một số hình thức diễn xướng, các trò chơi giải trí mang tính văn minh sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu tham gia, hưởng thụ của thành phần đa dạng người tham dự lễ hội, góp phần làm phong phú giá trị của lễ hội. Nhờ đó sẽ thu hút đông đảo khách du lịch thập phương tham gia.

Bên cạnh đó cần phải loại bỏ tệ nạn trộm cắp, móc túi, ăn xin của du khách. Mở rộng các loại hình ăn uống, giải trí nhưng phải đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm cho du khách. Vấn đề an ninh, trật tự phải được đảm bảo để du khách không phải e ngại khi tham dự lễ hội truyền thống.

3.3.5 Kết hợp chặt chẽ công tác quản lý lễ hội của nhà nước và địa phương

Có một sự thật đáng buồn là đến tham dự trực tiếp vào lễ hội có thể biết được rằng du khách đi lễ phần nhiều chỉ để đáp ứng nhu cầu tâm linh mà nhiều người đến lễ hội không biết được rằng di tích đền Trần này ca ngợi công đức của ai, tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc nào. Do đó cần phải tăng cường công tác phổ biến tư liệu về lễ hội và di tích để du khách hiểu và bảo vệ di sản văn hóa đền Trần nói riêng và cả nước nói chung. Thường xuyên tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về tôn giáo, tín ngưỡng cũng như các chính sách khác để nhân dân thấy được trách nhiệm và nghĩa vụ, quyền lợi của mình khi tham dự lễ hội, từ đó có hành vi phù hợp tại di tích.

Ngành Văn hóa, Thể thao và du lịch phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức lễ hội. Có thể thấy trong ba năm trở lại đây khi lễ hội khai ấn thu hút hàng vạn du khách, lễ hội rơi vào tình trạng quá tải bởi đêm 14 họ chờ đợi trên tay mình mang được “lộc ấn”. Sự vào cuộc của Viện Văn hóa nghệ thuật và Ủy ban nhân dân thành phố Nam Định cùng các ban ngành trong tỉnh với những quyết định đúng đắn đã góp phần làm giảm tải lượng khách đến lễ hội vào đêm 14. Do đó có thể thấy được vai trò của Nhà nước mang tính định hướng sâu sắc về lễ hội, góp phần lớn vào công tác quản lí lễ hội được thành công, nhân dân tham gia lễ hội với thái độ vui vẻ, nhiệt tình.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Vai trò của cộng đồng trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị di tích, lễ hội đền Trần, tỉnh Nam Định. (Trang 93 - 98)