Khái quát về khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu Vai trò của cộng đồng trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị di tích, lễ hội đền Trần, tỉnh Nam Định. (Trang 38 - 40)

Di sản văn hóa (bao gồm cả di sản văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể) được sản sinh trên những cương vực nhất định. Do đó nghiên cứu về di sản văn hóa còn là nghiên cứu về một không gian văn hóa, một khu vực mà di sản đó đang tồn tại. Từ những lát cắt lịch sử có thể thấy trải qua một quá trình, di sản văn hóa có thể bị biến đổi theo phạm vi thời gian và không gian. Sự biến đổi đó có thể là biến đổi địa danh, nhân vật thờ,

công trình kiến trúc, hình thức diễn xướng, nghi thức lễ hội… nhằm thích ứng với nhu cầu tâm linh, văn hóa của nhân dân.

Thành phố Nam Định ở phía Bắc – Đông Bắc tỉnh Nam Định, trong tọa độ 102,120 kinh Đông và 20,240 vĩ Bắc. Phía bắc giáp huyện Mỹ Lộc, phía nam giáp huyện Nam Trực, phía tây giáp huyện Vụ Bản, phía đông giáp tỉnh Thái Bình. Dòng sông Đào chảy vắt ngang qua thành phố theo chiều đông bắc – tây nam. Sông Hồng là ranh giới tự nhiên với tỉnh Thái Bình chảy qua địa phận xã Nam Phong. Thành phố rộng 46,35km, thoải dần từ hướng đông bắc xuống đông nam, độ cao từ 2,5 m – 4,2 m so với mực nước biển. Là vùng đất thuộc châu thổ phía nam đồng bằng Bắc bộ, trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa.

Về vị trí địa lý, tp. Nam Định là nơi giao cắt các tuyến giao thông huyết mạch trong khu vực đồng bằng sông Hồng và trên cả nước. Đồng thời tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua trung tâm thành phố đã tạo nên hệ thống giao thông khá hoàn chỉnh, tỏa rộng liên thông trong tỉnh, trong khu vực các tỉnh đồng bằng phía nam sông Hồng.

Di tích đền Trần tọa lạc trên tuyến đường Trần Thừa, thôn Tức Mặc, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định.

Phường Lộc Vượng có diện tích tự nhiên 4,8 km2 phía bắc giáp xã Mỹ Phúc (Mỹ Lộc), phía đông giáp phường Lộc Hạ, Thống Nhất, phía Tây giáp xã Lộc Hòa, phía nam giáp phường Vị Hoàng, Quang Trung và Cửa Bắc.

2.2. Các giá trị di tích và lễ hội đền Trần, tỉnh Nam Định

Khu di tích lịch sử văn hóa đền Trần thuộc phủ Thiên Trường xưa, được khởi dựng dưới triều Trần, nay là nơi thờ phụng các vị vua anh minh và những vị tướng tài xuất chúng, những nhà văn hóa tài ba. Qua nhiều thế kỷ, do thiên tai và chiến tranh cung điện Trùng Quang, Trùng Hoa không còn nữa. Tiền nhân đã xây dựng trên nền Thái miếu xưa ngôi đền Thiên Trường và đền Cố Trạch.

Dòng họ Trần có nguồn gốc phát tích tại hương Tức Mặc, về nguồn gốc của vua Trần Thái Tông, theo Đại Việt sử ký toàn thư “Trước kia, tổ tiên vua là người đất Mân (có người nói là người Quế Lâm), có người tên là Kinh đến ở hương Tức Mặc14, phủ Thiên Trường, sinh ra Hấp, Hấp sinh ra Lý, Lý sinh ra Thừa, đời đời làm nghề đánh cá”15

Vốn là đất phát tích quê hương của vương triều Trần, bởi vậy để tưởng nhớ nguồn cội, năm 1239 nhà vua đã cho xây dựng cung điện ở nơi đây. Sách Đại Việt sử kí toàn thư – kỷ nhà Trần có ghi “Tân Mão năm thứ 7 (1231) ...mùa thu tháng 8 vua ngự đến hành cung Tức Mặc làm lễ hưởng ở tiên miếu, ban yến cho các bô lão trong hương và cho lụa theo thứ bậc khác nhau16”.... “Đến năm Kỷ Hợi (1239) mùa xuân tháng giêng, lại cho Phùng Tá Chu giữ chức Nhập nội thái phó, sai về Tức Mặc dựng cung điện, nhà cửa”17. Đến năm 1262 vào tháng hai (năm Nhâm Tuất), Thượng hoàng ngự đến hành cung Tức Mặc ban tiệc to...Đổi hương Tức Mặc làm phủ Thiên Trường, cung gọi là Trùng Quang. Lại xây riêng một khu cung khác cho vua nối ngôi ngự khi về chầu, gọi là cung Trùng Hoa. Lại làm chùa thờ Phật ở phía tây cung Trùng Quang gọi là chùa Phổ Minh. Từ đấy về sau các vua nhường ngôi đến ngự ở cung này. Từ đó đặt sắc dịch hai cung để hầu hạ, đặt quan lưu thủ để trông coi18’’. Như vậy năm 1262, nhà Trần đã thăng làng Tức Mặc lên thành phủ Thiên Trường. Đây là một vùng đất rộng lớn bao gồm thành phố Nam Định, các xã phía nam huyện Mỹ Lộc, huyện Nam Trực tỉnh Nam Định và một phần của tỉnh Thái Bình nay.

Khu di tích rộng khoảng 8 ha, nằm ở một thế đất cao. Dòng Vĩnh giang chảy vòng quanh di tích, tạo thế tay ngai ôm lấy cung điện. Theo thuyết phong thủy, mảnh đất này có dáng “rồng nằm”(ngọa long) – một địa thế đất đẹp, có thế phát vương.

14 Sau là xã Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, nay là thôn Tức Mặc, phường Lộc Vượng, tp. Nam Định.15 Đại Việt sử ký toàn thư, quyển V, tr.1a 15 Đại Việt sử ký toàn thư, quyển V, tr.1a

Một phần của tài liệu Vai trò của cộng đồng trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị di tích, lễ hội đền Trần, tỉnh Nam Định. (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(131 trang)
w