CHƯƠNG 3: SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG QUÁ TRÌNH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH, LỄ HỘI ĐỀN TRẦN, TỈNH NAM ĐỊNH

Một phần của tài liệu Vai trò của cộng đồng trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị di tích, lễ hội đền Trần, tỉnh Nam Định. (Trang 72 - 73)

25 Theo thống kê của Ban tôn giáo chính phủ tại link website:

CHƯƠNG 3: SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG QUÁ TRÌNH BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH, LỄ HỘI ĐỀN TRẦN, TỈNH NAM ĐỊNH

TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH, LỄ HỘI ĐỀN TRẦN, TỈNH NAM ĐỊNH

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa là một quá trình lâu dài và cần có sự kết hợp của nhiều cơ quan chính quyền cùng các tầng lớp nhân dân. Đảng và nhà nước ta đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng cho sự phát triển của quốc gia. Sự kết hợp sức mạnh của các nhà quản lý, nhà khoa học, của doanh nhân và từng thành viên trong cộng đồng làng xã có vai trò quyết định sự tồn vong của di sản văn hóa. Chủ thể của lễ hội chính là những cư dân tại địa bàn lễ hội sản sinh ra. Do đó cộng đồng cư dân địa phương với tư cách là chủ thể sáng tạo có vai trò quyết định trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di tích, lễ hội. Do đó khi Nhà nước ban hành hệ thống Luật, văn bản, nghị quyết thì chính các địa phương là chủ thể thực hiện các văn bản đó cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương mình.

3.1. Sự quản lý của Nhà nước

Năm 1962 theo quyết định của Bộ Văn hóa xếp hạng chính thức đợt I di tích danh thắng toàn miền Bắc đền Cố Trạch, đền Thiên Trường đã được Nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia thì công tác quản lý di tích được giao cho ngành văn hóa và trực tiếp quản lý là Bảo tàng tỉnh Nam Định.

Từ năm 2000 UBND tỉnh Nam Định thành lập Ban quản lý di tích và danh thắng có nhiệm vụ quản lý chung các di tích trong toàn tỉnh, trong đó trực tiếp quản lý khu di tích đền Trần – chùa Phổ Minh.

Tháng 10 năm 2005 khi Thủ tướng Chính phủ có quyết định số 252/2005/QĐ – Ttg phê duyệt “Quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích lịch sử văn hóa thời Trần tại tỉnh nam Định đến năm 2015”. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng để các cấp chính quyền thực hiện các dự án, chương tình nhằm bảo tồn, tôn tạo và phát huy hợp lý, có hiệu quả giá trị của khu di tích.

Tháng 7 năm 2007 di tích được bàn giao cho UBND thành phố, Ban quản lý khu di tích đền Trần – chùa Tháp được thành lập và trực tiếp là đơn vị quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị của khu di tích.

Một phần của tài liệu Vai trò của cộng đồng trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị di tích, lễ hội đền Trần, tỉnh Nam Định. (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(131 trang)
w