Đại Việt sử ký toàn thư, quyển V, tr.12 17 Đại Việt sử ký toàn thư, quyển V, tr

Một phần của tài liệu Vai trò của cộng đồng trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị di tích, lễ hội đền Trần, tỉnh Nam Định. (Trang 40 - 42)

17 Đại Việt sử ký toàn thư, quyển V, tr.17 18 Đại Việt sử ký toàn thư, quyển V, tr.33

Căn cứ theo sử sách ghi lại và các tư liệu khai quật khảo cổ bao quanh hai cung điện chính còn có cung Đệ Nhất, Đệ Nhị, Đệ Tam, Đệ Tứ là nơi hoàng tộc cùng các quan lại ở. Các cung này nằm án ngữ tại các sông Hoàng Giang, Nhị Hà và Vị Hoàng. Nó là vành đai bảo vệ phía ngoài cho hai cung điện Trùng Quang và Trùng Hoa.

Xung quanh cung điện còn làng Liễu Nha xưa là vườn liễu, làng Lựu Phố trước là vườn lựu, vườn đào, làng Văn Hưng là trường giảng văn được thành lập năm 1281. Làng Phương Bông là nơi ở của các ca công phục vụ hoàng tộc.

Với những địa danh lịch sử ghi lại bao dấu ấn của vương triều Trần khu di tích lịch sử văn hóa đền Trần chứa đựng rất nhiều các giá trị, trong đó tiêu biểu là giá trị lịch sử - văn hóa, giá trị nghệ thuật - kiến trúc, giá trị tâm linh.

2.2.1. Giá trị lịch sử

Di tích và lễ hội đền Trần, tp. Nam Định gắn với vương triều Trần (1225-1400) – một trong những triều đại phong kiến thịnh trị trong lịch sử nước ta. Việc dời đô từ Hoa Lư lên thành Thăng Long của Lý Công Uẩn, biến kinh thành Thăng Long trở thành trung tâm chính trị, kinh tế mới đứng đầu đất nước. Nhận chiếu nhường ngôi từ nhà Lý và vẫn đóng đô ở kinh thành Thăng Long nhưng đã sớm nhận ra dã tâm xâm lược Đại Việt của triều đại phong kiến phương Bắc, nên Phủ Thiên Trường – nơi cố hương của dòng họ Đông A đã được lựa chọn trở thành kinh đô thứ hai của Đại Việt ta, đồng thời cũng là một căn cứ quân sự vững chắc cho cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông. Hành cung Thiên Trường giữ một vai trò vô cùng quan trọng dưới thời Trần và trong lịch sử Việt Nam.

2.2.1.1.Hành cung Thiên Trường – kinh đô thứ hai của Đại Việt dưới triều Trần

Theo các nguồn sử liệu quần thể kiến trúc cung đình, tôn giáo Tức Mặc bắt đầu được xây dựng từ năm 1239, mang tên Thiên Trường vào năm 1262 và trở thành nơi Thượng hoàng lui về sau khi đã nhường ngôi cho người kế nhiệm. Tuy nhiên trên thực tế

Thiên Trường là một căn cứ quân sự quan trọng trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông.

Nhà Trần là một vương triều duy nhất trong lịch sử chế độ phong kiến nước ta áp dụng chế độ Thái Thượng Hoàng. Đó không chỉ với mục đích đảm bảo vững chắc vị trí và khả năng nắm chính quyền của vua, tránh mọi tranh chấp ngai vàng mà còn vì mục đích hạn chế sự độc đoán của vua đương quyền. Bên cạnh đó nhà Trần có nguyên tắc liên kết dòng họ trong quản lý đất nước và hôn nhân nội tộc. Sách Đại Việt sử ký toàn thư có ghi: “Gia pháp họ Trần lại khác thế: con đã lớn thì cho nối ngôi chính, còn cha lui ở cung Thánh Từ, xưng là Thượng Hoàng, cùng trông coi chính sự. Thực ra truyền ngôi chỉ để yên việc sau, phòng lúc vội vàng chứ mọi việc đều do Thượng Hoàng quyết định. Vua kế vị không khác gì Hoàng thái tử cả”19

Thiên Trường từ khi xây dựng thành cung điện phủ đệ đã trở thành nơi ở của Thái Thượng hoàng, ít nhất là với tám đời vua đầu triều Trần, từ vua Thái Tông đến vua Nghệ Tông. Từ Thiên Trường mọi quyết sách của triều đình đều có sự đóng góp ý kiến của Thượng hoàng là chính.

Sách Đại Việt sử kí toàn thư chép về việc phát triển Nho học ở Thiên Trường năm 1281 như sau:

“Lập nhà học ở phủ Thiên Trường, cấm người hương Thiên Thuộc không được vào học. (Lệ cũ nhà Trần quân sĩ Thiên Thuộc không được học tập văn chương nghệ thuật vì sợ khí lực kém đi)”20. Đây có thể coi là khởi đầu cho đất học ở phủ Thiên Trường.

Nhà Trần với sự tồn tại trong 175 năm trị vì từ 1225 - 1400 đã trở thành một mốc son sáng chói trong lịch sử các triều đại phong kiến, bởi không có một triều đại nào có thể làm nên “hào khí Đông A” đầy khí thế với ba lần đánh bại giặc Nguyên Mông. Để tạo 19 Đại Việt sử ký toàn thư, bản kỷ toàn thư, Quyển V, tr.11b, 27b

Một phần của tài liệu Vai trò của cộng đồng trong quá trình bảo tồn và phát huy giá trị di tích, lễ hội đền Trần, tỉnh Nam Định. (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(131 trang)
w