Nhân vật kịch và đặc điểm của nhân vật kịch

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong kịch lưu quang vũ luận văn ths văn học 60 22 32 pdf (Trang 31 - 34)

Nhân vật kịch là con người được miêu tả trong tác phẩm kịch. Tất cả mọi nội dung, diễn biến của câu chuyện, hành động, xung đột và tư tưởng, quan niệm của tác giả đều phải thể hiện qua nhân vật - và trực tiếp là qua biểu diễn của diễn viên trên sân khấu. Nhân vật kịch luôn hiện hình trong tác phẩm đúng vào thời điểm “bước ngoặt số phận” và dù ở bất cứ dạng thức nào, nó cũng luôn tự khẳng định bản chất, tính cách của mình bằng hành động.

Nhân vật kịch là yếu tố quan trọng nhất, không thể thiếu đối với tác phẩm kịch. Mọi khía cạnh và vấn đề của đời sống, dụng ý của tác giả đều gửi gắm qua nhân vật. “Do tính hiện đại và tính thời sự của mình, kịch thường tập trung trong hình tượng nhân vật trung tâm của mình những điển hình mang

dấu vết của từng thời kỳ lịch sử” [48, tr. 67]. Với những hạn chế về thời gian

và không gian sân khấu, cốt truyện kịch bản văn học tập trung nên số lượng nhân vật bị hạn chế, không xuất hiện nhân vật người kể chuyện.

Trong nhân vật kịch, yếu tố quan trọng nhất là hành động kịch. Mối quan hệ giữa hành động và nhân vật trong mỗi tác phẩm luôn là tiền đề, là trục chính để xác định tính cách nhân vật kịch. Hành động được đặt trong tương quan và bộc lộ qua xung đột. Nhân vật lại là phương tiện tất yếu và quan trọng nhất để thể hiện tư tưởng trong tác phẩm do đó tính cách nhân vật phải thật tiêu biểu (nhưng không có nghĩa là đơn giản, một chiều). Tính cách nhân vật kịch tuy không đa dạng như nhân vật tiểu thuyết nhưng có được những đường nét, màu sắc nổi bật hơn và dễ xác định về mặt bản chất.

Ngôn ngữ nhân vật chiếm vai trò quan trọng trong việc thể hiện nhân vật. Nguyên tắc xây dựng ngôn từ nghệ thuật của một kịch bản văn học là tất

cả mọi vấn đề xoay quanh hình tượng đều nằm trong ngôn ngữ nhân vật. Ngôn ngữ nhân vật là hình thức tồn tại hầu như duy nhất của ngôn ngữ kịch (không tính đến những lời chú thích, minh họa về mặt sân khấu, trang phục, sự xuất hiện của diễn viên khi diễn xuất trên sân khấu…). Nhân vật trong kịch bản là con người được khắc họa bằng đối thoại và độc thoại. Nhân vật kịch phải có tính cách dựa vào lời thoại và hành động sân khấu của bản thân nhân vật mà không phải qua mô tả của tác giả như trong văn xuôi.

Như vậy, thông qua việc tìm hiểu về nhân vật và nhân vật kịch nói riêng, có thể thấy, trong kịch, yếu tố nhân vật đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nhân vật kịch vừa là nơi trực tiếp và duy nhất khắc họa hình tượng, thể hiện mâu thuẫn, xung đột, vừa là nơi để truyền tải thông điệp, tư tưởng của tác giả đến công chúng. Việc đi vào tìm hiểu về nhân vật trong một vở kịch hay tìm hiểu về thế giới nhân vật trong các sáng tác của một kịch tác gia văn học là một công việc bao quát và toàn diện cho thấy quan niệm, tư tưởng, tài năng nghệ thuật của tác giả cũng như toàn bộ tác phẩm, đặc biệt khi nó được trình diễn trên sân khấu. Đó sẽ luôn là một con đường hiệu quả nhất để tiếp cận với kịch.

Chương 2: CÁC LOẠI HÌNH NHÂN VẬT KỊCH LƯU QUANG VŨ 2.1. Một số đặc điểm nhân vật kịch Lưu Quang Vũ

Kịch Lưu Quang Vũ đề cập đến nhiều vấn đề của đời sống, bởi vậy, nhân vật kịch của ông cũng là một “cõi người” vô cùng đa dạng. Sự tinh tế, nhạy cảm của người nghệ sĩ, sự từng trải trong cuộc sống, thời đại nhiều biến động…, tất cả những cái đó đã trở thành cội nguồn phong phú để ngòi bút tài hoa Lưu Quang Vũ làm nên thế giới nhân vật rất riêng của mình.

Nhân vật là một thành công lớn trong kịch Lưu Quang Vũ. Thế giới nhân vật kịch ông “là một “cõi người” thu nhỏ với biết bao mảnh đời, bao gương mặt, bao thân phận: người khôn kẻ dại, người tốt kẻ xấu, tân tiến và bảo thủ, cao thượng và đê hèn, thông minh và u tối, trung thực và giả dối, trong sạch và nhơ bẩn, quyền thế đầy mình và thấp cổ bé họng, v.v… và v.v…” [53, tr. 93]. Các nhân vật, dù lớn hay nhỏ đều được khắc họa tính cách, đều được đặt trong những hoàn cảnh thích hợp để tự bộc lộ hành động và tính cách. Lưu Quang Vũ thường tâm sự: “Tôi sẽ viết như tôi đã viết, vì riêng ý

thích của tôi nhưng cũng vì cuộc sống nhiều biến thiên” [54, tr. 472]. Bởi vậy

mà không có gì lạ khi cuộc sống hiện tại trở thành nguồn đề tài bất tận và con người hiện tại là đối tượng chính trong kịch ông (Ngay cả khi viết về dân gian, lịch sử, dã sử thì cũng truyền tải những thông điệp của cuộc sống hiện đại, cũng đề cập đến vấn đề của con người hiện đại, mang dáng dấp của một xã hội người hiện đại). Điều làm nên tính nhân văn cao cả trong kịch Lưu Quang Vũ là ở chỗ: cái cuối cùng mà ông hướng tới đều là hạt nhân của phẩm chất người: lòng tốt. Hầu hết các nhân vật dù thế nào đi nữa cuối cùng cũng đều khát khao hướng thiện, khát khao tìm về ánh sáng. Trong thế giới nhân vật kịch của mình, Lưu Quang Vũ đặc biệt giành sự ưu ái cho thế hệ trẻ, những người sẽ trở thành người chủ tương lai của đất nước, tiên tiến, dũng cảm và đầy chí hướng. Họ là hình tượng đẹp mà ông vẫn luôn phấn đấu, là cái

tâm, cái chí của một người nghệ sĩ tài hoa. Chỉ tiếc rằng số mệnh đã không cho ông nhiều thời gian hơn để tiếp tục hoàn thành tâm niệm ấy.

Khát vọng khám phá cuộc sống và thế giới bên trong của mỗi con người đã thôi thúc Lưu Quang Vũ tìm đến những thủ pháp nghệ thuật đắc dụng. Xung đột và hành động là một trong những đặc điểm mấu chốt của nghệ thuật kịch để khắc họa tính cách nhân vật. Với các vở kịch mà xung đột chủ yếu thuộc về tính cách và nội tâm thì hành động của nhân vật rất khó để bộc lộ hết, bộc lộ đúng và truyền cảm nội tâm, tính cách nhân vật. Nhưng ở kịch Lưu Quang Vũ đây lại là điểm mạnh. Nhân vật cũng được khắc họa bằng một hệ thống ngôn ngữ riêng, vừa giàu chất thơ lại vừa giàu tính triết lý. Đối thoại và độc thoại đều thể hiện sâu sắc tư tưởng, tình cảm, đời sống nội tâm của nhân vật, thể hiện sinh động toàn bộ nội dung. Có thể khẳng định, xây dựng được thế giới nhân vật mang màu sắc riêng, để lại ấn tượng sâu sắc chính là một thành công lớn của kịch Lưu Quang Vũ.

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong kịch lưu quang vũ luận văn ths văn học 60 22 32 pdf (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)