Những vấn đề lý thuyết về nhân vật kịch

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong kịch lưu quang vũ luận văn ths văn học 60 22 32 pdf (Trang 28 - 31)

1.2.1. Nhân vật

Nhân vật là một khái niệm quan trọng trong lý luận và nghiên cứu văn học.

Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về nhân vật văn học nhưng đều gặp nhau ở những nội hàm không thể thiếu của khái niệm này: Thứ nhất, đó là đối tượng mà văn học miêu tả, thể hiện bằng những phương tiện văn học khác nhau. Thứ hai, đó là con người hoặc con vật, đồ vật, sự vật hiện tượng mang linh hồn, đặc điểm của con người, là hình ảnh ẩn dụ của con người. Thứ ba, đó là đối tượng mang tính ước lệ và có cách điệu so với đời sống hiện thực, bởi nó đã được khúc xạ qua lăng kính chủ quan của nhà văn. Nhân vật văn học chính là đối tượng được miêu tả đến mức có sức sống riêng nào đó bên trong tùy thuộc vào nhiệm vụ nghệ thuật mà tác giả trao cho nó.

Đối với mỗi nhân vật văn học thì tính cách được coi là hạt nhân, là đặc điểm quan trọng nhất, là “nội dung của mọi nhân vật văn học” [33, tr. 64].

Trong nghiên cứu văn học, theo nghĩa rộng nhất của nó, khái niệm “nhân

vật” mới chỉ là hình ảnh về con người, khái niệm “tính cách” đã là hình tượng về con người, còn khái niệm “tính cách điển hình” chính là điển hình về con người; và như vậy, dùng khái niệm “nhân vật” là chỉ đối tượng được nói đến, còn dùng khái niệm “tính cách” và “tính cách điển hình” là đã bao

hàm cả sự đánh giá về chất lượng tư tưởng - nghệ thuật của đối tượng đó” [13, tr. 162-163]. Nhân vật và tính cách là những yếu tố thuộc nội dung nhưng các biện pháp thể hiện chúng sao cho sinh động, hấp dẫn là thuộc về hình thức của tác phẩm. Không thể phát huy vai trò của các chi tiết trong việc miêu tả ngoại hình và hành động nhân vật như tự sự; việc khắc họa tính cách, nhân vật kịch tập trung vào hành động và ngôn ngữ của nhân vật. Nhờ đó mà với nghệ thuật trình diễn, nhân vật kịch mới có thể hiện lên một cách chân thực, thuyết phục được công chúng.

Việc phân chia các loại hình nhân vật cũng rất đa dạng. Xét về vai trò nhân vật trong tác phẩm, có thể nói tới nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm. Xét về phương diện hệ tư tưởng, về quan hệ đối với lý tưởng của nhà văn, có thể nói tới nhân vật chính diện và nhân vật phản diện. Các kiểu cấu trúc nhân vật cũng rất đa dạng: có kiểu nhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng. Điều này càng cho thấy tính đa dạng và phong phú đồng thời cũng là khó khăn của việc đi vào tìm hiểu, nghiên cứu nhân vật văn học.

Là yếu tố vừa thuộc về nội dung, vừa thuộc về hình thức, nhân vật văn học là đối tượng để nhà văn thể hiện chủ đề, tư tưởng của mình trong tác phẩm. Nói như nhà văn Anh Đức thì sức sống của nhà văn chính là ở việc xây dựng những nhân vật đặc sắc. Tất nhiên, đó không phải là điều đơn giản.

Nhân vật văn học là hình ảnh về con người. Trong vai trò của một

người thứ ký trung thành của thời đại” (Ban-zắc), văn học trở thành một

phương thức khái quát, phản ánh và thể hiện cuộc sống - bằng những hình tượng, nhân vật cụ thể - vô cùng hữu hiệu. Do vậy, vai trò, chức năng quan trọng đầu tiên phải kể đến của nhân vật văn học là phương tiện để nhà văn khái quát hiện thực. “Nhân vật chính là người dẫn dắt người đọc vào thế giới

Nhân vật là công cụ tạo nên thế giới nghệ thuật, tái hiện con người với những đặc điểm về tính cách, số phận và chiều hướng con đường đời: Mỗi nhân vật luôn được đặt trong không gian, thời gian nhất định với đời sống tâm lý riêng nên một cách hiển nhiên, nó là tâm điểm để tạo ra các mối quan hệ xã hội, là đối tượng để đánh giá các quan niệm đạo đức,… có những quy luật nội tại và những bậc thang giá trị riêng.

Nhân vật là chìa khóa giúp cho nhà văn mở rộng đề tài, giúp cho tác phẩm có tầm bao quát sâu và rộng. Sự phát triển của cốt truyện cũng như tình tiết truyện chính là sự xoay quanh các nhân vật trong tác phẩm, qua đó tác giả gửi gắm những giá trị nội dung và tư tưởng. Có thể khẳng định nhân vật sẽ quyết định đến màu sắc và tính chất của tác phẩm, có nghĩa là loại nhân vật sẽ quyết định việc nhà văn đi sâu vào vấn đề cốt lõi nào của đời sống và thế giới nghệ thuật mà nó tạo nên vì thế mà cũng có nét riêng phù hợp.

Nhân vật còn là phương tiện để khái quát lên tính cách xã hội. Điều này do nhân vật là nơi chứa đựng tính cách duy nhất. Khi đã mang trong mình sự khái quát tính cách nhất định, nhân vật vừa có nét riêng lại vừa có khả năng đại diện cho một lớp người nào đó. Lý luận văn học đã chỉ ra tính cách là sự khái quát bản chất xã hội - lịch sử, tâm lý con người bằng hình thức con người cụ thể, là sự thể hiện các phẩm chất xã hội của con người với tư cách là con người xã hội. “Tính cách là điểm trung tâm của các mối quan hệ giữa nội

dung và hình thức” (Hê-ghen). Về mặt nội dung: nhân vật với tính cách của

nó là phương tiện để thể hiện tư tưởng tác phẩm. Về hình thức: nhân vật với tính cách của nó quyết định đến phần lớn các yếu tố hình thức như kết cấu, những quy luật loại thể, ngôn ngữ,…

Tập hợp của các cá thể nhân vật sẽ tạo nên một thế giới nhân vật. Ở đó truyền tải ý đồ nghệ thuật của người cầm bút với những quan niệm nghệ thuật, cách nhìn nhận và thể hiện con người… Trong thế giới nhân vật, từ con người cá thể với những đặc điểm về tính cách, cuộc đời, số phận, cho phép ta

hình dung nên bức tranh tổng thể về đời sống. Thế giới nhân vật chính là phần tất yếu trong thế giới nghệ thuật của người cầm bút.

Với vai trò, vị trí quan trọng như vậy, một lần nữa có thể khẳng định: nhân vật là yếu tố không thể thiếu đối với tác phẩm văn chương.

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong kịch lưu quang vũ luận văn ths văn học 60 22 32 pdf (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)