Khắc họa nhân vật thông qua tổ chức xung đột kịch

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong kịch lưu quang vũ luận văn ths văn học 60 22 32 pdf (Trang 70 - 71)

Xung đột là “sự đối lập, sự mâu thuẫn được dùng như một nguyên tắc để xây dựng các mối quan hệ tương tác giữa các hình tượng của tác phẩm

nghệ thuật” [17, tr. 358]. Nếu như ở thơ, đặc trưng đầu tiên, được coi là cơ sở

là yếu tố cảm xúc, tâm trạng chủ quan; với tiểu thuyết là sự mô tả mang tính khách quan về đời sống xã hội và con người thì riêng với kịch là xung đột. Nói xung đột là một đặc trưng đầu tiên của kịch không có nghĩa là tính xung đột chỉ có ở kịch mà là nếu như không có xung đột thì không thành kịch. Nhưng với kịch, “yếu tố xung đột mang theo một sắc thái thẩm mỹ hoàn toàn khác: Đó chính là tính chất tập trung cao độ của những khối mâu thuẫn lớn, là sự chi phối trực tiếp đến cấu trúc tác phẩm và nhịp độ vận động dồn dập

khác thường của cốt truyện” [13, tr. 264]. Với sự xuất hiện duy nhất và độc

lập của nhân vật trong kịch, tất cả các mâu thuẫn, xung đột của kịch đều được thể hiện qua nhân vật. “Các mâu thuẫn, xung đột bao giờ cũng có tác dụng

Cũng có nghĩa là một trong những yếu tố góp phần xây dựng nên, khắc họa nên hình tượng nhân vật kịch chính là xung đột.

Nhiều nhà nghiên cứu khi tìm hiểu về tính chất xung đột trong kịch Lưu Quang Vũ đã thống nhất ở điểm: Ông có biệt tài trong việc tạo ra tình huống kịch, tình huống xung đột nhưng “lại biết có nhiều miếng trò hay trong

nghệ thuật dân tộc mà không hề có mâu thuẫn gì gay gắt” [54, tr. 259]. Đặc

điểm khác biệt dễ nhận thấy ở kịch ông là “tính chất không gay gắt của xung

đột”, “ít xuất hiện những xung đột đối kháng giai cấp gay gắt. Phần lớn là

những xung đột về cách sống, quan niệm sống, xung đột diễn ra trong tâm lý

nội bộ và sinh hoạt cộng đồng” [54, tr. 297]. Xung đột trong kịch Lưu Quang

Vũ chủ yếu tập trung ở hai loại: xung đột mang màu sắc trữ tình giàu cảm xúc, suy nghĩ nội tâm và xung đột về mặt tính cách - phù hợp với chất trữ tình và tính triết lý vẫn thường gặp trong kịch của ông - “cho nên việc giải quyết xung đột trong kịch của anh không cần phải viện đến bạo lực cách mạng, đến

tổn thất vật chất to lớn mà thường dựa trên sự tự ý thức của mỗi nhân vật

[54, tr. 297]. Đặt nhân vật vào các tình huống xung đột, kịch tính mà chủ yếu là xung đột nội tâm, xung đột tính cách, các vấn đề thuộc về phạm trù đạo đức, nhân cách, Lưu Quang Vũ đã rất thành công để nhân vật được thử thách, hành động và tự bộc lộ tính cách. Thông qua xung đột có thể thấy được xu hướng hành động, đặc điểm tính cách và đời sống nội tâm của nhân vật.

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong kịch lưu quang vũ luận văn ths văn học 60 22 32 pdf (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)