Ngôn ngữ giàu chất thơ

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong kịch lưu quang vũ luận văn ths văn học 60 22 32 pdf (Trang 96 - 98)

Một đặc điểm tiêu biểu trong kịch Lưu Quang Vũ vẫn được các nhà nghiên cứu khẳng định là ngôn ngữ kịch giàu chất thơ. Chất trữ tình, đó là sự tiếp tục mạch nguồn của thơ, cái chất thơ mà Lưu Quang Vũ coi là linh hồn, và cũng là đích cuối cùng của kịch: phải mang đến cho khán giả một hiệu quả thi ca. Chất thơ trong kịch được thể hiện trong các lời bài hát thường xuất hiện ở phần mở đầu hay xen lẫn trong mỗi lớp kịch. Đồng thời, trong rất nhiều ngôn ngữ nhân vật, chất thơ cũng thấm đẫm, là tiếng lòng của nhân vật muốn gửi gắm, muốn giãi bày, tâm sự trong phút nhìn lại mình, những niềm vui, nỗi buồn, những rung động trước tạo vật và nhất là những cung bậc cảm xúc trong tình yêu. Thông qua kiểu ngôn ngữ này, ta hiểu rõ hơn về đời sống tâm hồn cũng như tính cách của nhân vật đó. Chất thơ toát lên từ các đối thoại mang màu sắc trữ tình, giàu hình ảnh, mượt mà, đắm đuối nhất là của những

người đang yêu. Tình yêu của đôi trai gái giữa mưa bom bão đạn tàn khốc trên một đỉnh núi, dưới trăng trong vở kịch Điều không thể mất là một ví dụ.

Nhâm:

Minh: (…) Minh:

Nhâm:

Anh nghe thấy không, mùi hoa rừng… không phải, mùi của một cây trầm đang cháy… có một cây gỗ trầm bị bom cháy lúc chiều đang nghi ngút khói ở một góc rừng nào… Tiếng máy bay phía xa mặc kệ nó, nó bay ở trên cao, còn dưới những bóng cây đại ngàn này, giữa ngào ngạt hoa và hương tràm là giường cưới của chúng ta. Ôi anh yêu!

Nhâm, tóc em cũng có mùi hương trầm, mùi lá hương bên suối át cả mùi khói bom… tóc em, mùi da em… không bao giờ anh quên. (…) Ánh trăng bỗng sáng rực cả khu rừng… tiếng con suối thì thầm run rẩy, tiếng con hoẵng gọi bạn, con công xanh đang múa trên bờ suối. Con công xanh bị bom làm lạc đàn đêm đã trở về. Đám cưới của chúng mình ánh trăng lên cao, bốn phía mùi hương trầm ngào ngạt yêu anh.

Trong khói lửa chiến tranh, tình yêu của hai người sáng bừng lên giữa rừng đại ngàn. Họ vượt qua tất cả những đau thương, mất mát, đe dọa của chiến tranh để dâng hiến cho nhau trọn vẹn. Với cuộc đối thoại như một bài thơ ấy, người ta thấy sáng lên vẻ đẹp của hai tâm hồn trong sáng và lãng mạn. Chiến tranh khiến cho mỗi thời khắc sống trong cuộc đời con người trở nên quý giá. Họ đã yêu, sống hết mình cho tình yêu và có trách nhiệm với tình yêu, nâng niu tình yêu ấy. Tình yêu đẹp đến mức nó vượt qua tất cả những định kiến, lễ giáo trong xã hội, vượt qua cái tầm thường, để lại điều cuối cùng là sự cảm thông, cảm phục.

Ngôn ngữ giàu chất thơ cũng được bộc lộ khá nhiều trong những đoạn nhân vật hoài niệm về quá khứ hay chiêm nghiệm về cuộc sống đang diễn ra trước mắt. Người trong cõi nhớ, đúng như tên của nó, mang lại nhiều hoài niệm, nhớ nhung giàu chất thơ như thế. Ở vở kịch này, Lưu Quang Vũ đã tạo

nên một cõi mới giành cho con người: “cõi của những người sống trong trí

nhớ của người khác, những người không bị lãng quên”. Người chồng vẫn

sống mãi trong cõi nhớ thương của người vợ, trong những hoài niệm về quá khứ hiện về khi chị độc thoại với bóng hình anh: “Căn buồng này, chúng ta đã sống với nhau những ngày đầm ấm biết bao… Dường như mọi đồ đạc trong buồng, những bức tường, cánh cửa, bậc thềm kia đều nhắc về anh… Cả những bông hoa này cũng nhắc đến anh, đến mùa xuân chúng mình gặp

nhau…”. Khi chị muốn chia sẻ với anh những cảm xúc lúc giao mùa: “Chiều

nay, gió ngoài cửa sông ào ạt thổi về. Đã sắp hết tháng chín rồi anh ạ. Đã sang mùa hồng, đã có cốm mới rồi đấy… Chim ngói đã bay về dập dìu ngoài đồng. Chẳng mấy chốc là tới mùa gặt. Chao! Đã lâu lắm em không được chạy

ra ngoài đồng ruộng…”. Những đoạn độc thoại nội tâm cho thấy tâm hồn một

người phụ nữ nhạy cảm, tinh tế cũng như tình yêu, tình nghĩa sâu nặng mà chị giành cho chồng. Độc thoại giàu chất thơ đã giúp cho người đọc, người xem tiếp cận được với thế giới nội tâm phong phú của nhân vật.

Ngôn ngữ giàu chất thơ trong kịch Lưu Quang Vũ xuất hiện ở cả đối thoại và độc thoại, góp phần bộc lộ đời sống nội tâm, tình cảm của nhân vật, cả ở phần sâu kín nhất trong tâm hồn. Khi đề cập đến những vấn đề nóng bỏng, mang tính thời sự, xã hội, khi thể hiện sự suy ngẫm, trải nghiệm về cuộc sống và những vấn đề nhân sinh, ngôn ngữ nhân vật Lưu Quang Vũ giàu chất triết lý và mang màu sắc chính luận. Còn với ngôn ngữ giàu chất thơ, đời sống tinh thần phong phú của nhân vật lại mang đến cho người đọc, người xem nhiều cảm xúc lắng sâu. Chất thơ không chỉ minh chứng cho ảnh hưởng của hồn thơ tinh tế nhạy cảm trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác của Lưu Quang Vũ mà còn làm nên nét riêng, sức hấp dẫn riêng cho các vở kịch của ông.

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong kịch lưu quang vũ luận văn ths văn học 60 22 32 pdf (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)