tâm
Một hình thức xung đột đặc biệt khiến cho kịch Lưu Quang Vũ gần với kịch tâm lý cũng là kiểu xung đột thể hiện đậm nét đặc điểm thuộc về cá tính tác giả và kịch của ông là kiểu xung đột mang sắc thái trữ tình - giàu cảm xúc và suy nghĩ nội tâm. Thông qua các xung đột này, nhân vật thể hiện một đời sống nội tâm phong phú, các đặc điểm của tính cách cũng như những động lực thúc đẩy hành động, góp phần lý giải chiều hướng số phận nhân vật. Đây là kiểu xung đột thường diễn ra trong mỗi nhân vật, là cuộc đấu tranh nội tâm, những mâu thuẫn, giằng xé trong bản thân một tính cách để đi đến lẽ phải, để hướng thiện, tuy không quá gay gắt nhưng cho thấy sự sâu sắc trong đời sống tâm hồn, tính cách của nhân vật. Trong vở Hoa cúc xanh trên đầm lầy sự phân thân của Vân và Thùy Liên thực chất là cuộc đấu tranh của hai phần đối lập nhau trong một tính cách. Phần tốt đẹp, trong sáng, thánh thiện của Vân B, Liên B trong quá khứ, trong mơ ước đối lập với hai con người đời thực nhỏ nhen, toan tính, thực dụng, cáu bẳn, mệt mỏi, nhàu nhĩ,... Hai phần xấu và đẹp ấy vẫn luôn tồn tại mà nếu như không biết cách để chế ngự cái xấu, phát huy cái tốt thì con người sẽ có nguy cơ bị tha hóa. Đoạn đối thoại của Vân, Liên trong đời thực và ngay sau đó là mỗi người họ với bản sao của người kia đã là một tình huống xung đột tạo nên sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức và đời sống nội tâm của nhân vật.
Liên:
Vân: Liên:
Đủ chuyện. Mà chuyện lớn nhất là: anh hứa sẽ trở thành một họa sĩ lớn cơ, vậy mà… anh đã không đạt được. Anh đã lấy được em, đã được triển lãm tranh, đã có tất cả nhưng trở thành họa sĩ lớn thì… không, thậm chí anh đã không vẽ được một bức tranh nào đáng gọi là tranh. Mấy bữa nay sao mà anh buồn, buồn quá! Vậy mà ngày xưa anh đã từng ao ước… Anh chẳng hiểu gì cả… anh chán lắm rồi. Độ này anh không thể cầm bút vẽ được (…)
Anh buồn, anh tưởng em vui lắm sao… Em cũng đã từng mơ ước, em sẽ được học để thành một nhà sư phạm lớn, vậy mà… Rồi em mơ mình sẽ có hạnh phúc, mơ làm vợ anh, làm vợ một họa sĩ tài năng. Thế rồi em đã là vợ anh, nhưng…
Nhưng cô đã thấy là cô lầm chứ gì, đúng không?
Em không biết. Em chỉ biết là mấy tháng qua anh chẳng làm gì hết, cũng không ngó ngàng gì tới nhà cửa, tới em. Không vẽ được những bức tranh như anh ao ước đã đành, anh cũng không thèm để tâm đến việc phải sắm một bộ bàn ghế cho ra hồn. Trong khi đó, bạn bè anh… họ đều biết cách… như anh Hòa, anh Thiệp đấy, đáng lý ra anh cũng có thể…
Đó là cuộc đối thoại của hai con người đang bế tắc mà quay ra trách móc, dằn vặt bản thân, dằn vặt nhau. Chỉ đến khi được đối diện với phần người khác vốn đã tồn tại trong họ, cái phần cao đẹp, đầy khát vọng và hoài bão, họ mới thực sự nhận thức được vở kịch cuộc sống vô nghĩa mà mình đang phải diễn một cách vô hồn, diễn một cách gắng gượng.
Vân: Thế mà anh ngỡ… Phải, lâu lắm, ta không ngồi nói chuyện với nhau
như thế này. Nhìn em lúc này, nhìn gương mặt, đôi mắt dịu dàng kia, anh lại rất ân hận muốn được yêu em nhiều, thật nhiều, như những ngày đầu. Em đã hỏi thì anh nói thật: anh khổ tâm lắm, anh
Liên B: Vân: Liên B: Vân: rất buồn. Vì sao?
Anh đã không đạt được những mơ ước của mình: anh đã đánh mất chính mình. Anh thất vọng về tất cả: về anh, về cuộc sống, về cả… tình yêu của chúng ta nữa, tất cả đều không giống như anh mơ ước. Anh mà là họa sĩ? Không, anh chỉ là một kẻ giả mạo. Và cuộc sống mà lại như thế này ư: tù túng, vô nghĩa, nặng nhọc…
Tại ai, anh?
Anh không biết, giá như anh biết được! Có lẽ có phần tại anh… anh thật tồi, anh đã hèn, anh tồi quá!
Và cuộc đối thoại của Liên với Vân B:
Liên:
Vân B: Liên: Vân B:
Liên:
Hôm nay sao anh có vẻ quan tâm đến em… Anh Vân ạ, (ngồi xuống
gần Vân B) - Làm sao em không mệt được, suốt ngày vất vả ở trường với lũ học trò, về nhà lại đủ thứ phải lo: cơm nước, gạo, dầu, rồi lại còn món nợ,… Độc nói anh lại nhăn nhó…
Không có cách nào khác sao. Sống như vậy quá vất vả… Còn có cách nào, em vẫn thường mong anh mách cho em…
Phải nghĩ tới những điều cao đẹp, sống vì tình yêu và niềm vui, nhất là Liên, cô Liên nào cũng đáng được sống như vậy, được yêu quý, che chở…
Anh nói… những lời như ngày xưa anh vẫn nói với em… những ngày ta mới yêu nhau… những chiều bên hồ, những đêm trăng… Lúc này trông anh… bỗng giống y như hồi ấy: sôi nổi, hiền hậu, tự
tin… (xúc động). Anh Vân, lâu nay em đã làm anh bực phải không?
Em không muốn thế đâu, thực ra em không phải là một cô Liên như vậy… Thôi đừng giận em, từ nay em sẽ không mè nheo làm khổ anh nữa, ta sẽ sống thật vui, em sẽ ghi tên đi học thêm, còn anh cứ vẽ
những bức tranh anh thích.
Các đoạn đối thoại thể hiện xung đột giàu màu sắc trữ tình, không đao to búa lớn, không tranh chấp gay gắt. Các nhân vật xung đột với nhau nhưng thực chất là xung đột với chính mình. Cả Vân và Liên đều không hề biết đang đối thoại với những bảo sao của họ. Họ ngạc nhiên, sửng sốt trước sự thay đổi của người bạn đời, rồi bình yên, thanh thản trở lại để có thể bộc lộ cái phần sâu kín trong tâm hồn: những mơ ước, những kỳ vọng, những thất vọng, bi quan,… Điều đó cũng có nghĩa là trong Vân và Liên vẫn tồn tại cái phần đáng mơ ước, vẫn luôn có sự đấu tranh, dằn vặt... Cuộc gặp gỡ với hai người máy đã trở thành bước ngoặt, thực chất là cuộc xung đột nội tâm, sự tự vấn lương tâm để họ tự nhận thức lại một cách sâu sắc về bản thân.
Xung đột nội tâm thể hiện rất rõ trong vở Điều không thể mất khi các nhân vật được đặt trước những sự lựa chọn. Minh và Nhâm từng yêu nhau trong chiến trường, một tình yêu trong sáng vượt lên trên bom đạn, cái chết. Chiến tranh kết thúc, vì hiểu lầm Nhâm phản bội lời thề, Minh đã lấy vợ. Đến khi gặp lại nhau, những nhầm tưởng được hóa giải, họ nhận ra rằng tình yêu trong họ chưa mất. Nhưng cũng chính vì thế mà nhân vật đứng trước sự đấu tranh nội tâm gay gắt, sự xung đột giữa việc đón nhận tình cảm vốn thuộc về mình xưa kia mà tước đi hạnh phúc của người khác hay hy sinh tình yêu cá nhân. Và cuối cùng, mặc dù Lệ - vợ Minh đã hiểu ra tình yêu của họ mà nhường bước nhưng Nhâm vẫn kiên quyết ra đi. Cả ba người đều là người tốt nhưng hoàn cảnh mà họ rơi vào thật trớ trêu. Cũng nhờ đó, ta hiểu được hơn về phẩm chất hy sinh, giàu lòng vị tha và cao thượng trong những người phụ nữ Việt Nam như Nhâm, như Lệ. Không dễ dàng để có thể nhường cho người khác thứ gì đó vốn thuộc về mình, nhất là tình yêu, thứ tình cảm xưa nay vẫn được coi là ích kỷ. Cuộc đấu tranh nội tâm trong Nhâm đã diễn ra không hề giản đơn mà vô cùng giằng xé, dằn vặt, nhưng cuối cùng, chị cũng đã vượt lên được chính bản thân mình. Đó là cách hành xử khiến cho người ta phải cảm
phục. Những xung đột gay gắt trong con người Minh diễn ra trong thời điểm gặp lại những người bạn, gặp lại tình yêu của quá khứ - khi anh đang ở trong tâm trạng chán chường, thất vọng - cũng là một tự vấn lương tâm, tự ý thức một cách sâu sắc như vậy. Và cũng giống như nhiều vở kịch khác của Lưu Quang Vũ, hạt nhân hướng thiện cuối cùng cũng đã giúp con người tìm ra được lối thoát, tìm ra được con đường đi đích thực của mình.
Trong vở Hồn Trương Ba, da hàng thịt, xung đột giữa hồn Trương Ba với xác anh hàng thịt xét đến cùng là cuộc xung đột trong một con người, giữa phần nhân cách lương thiện, cao đẹp với những đòi hỏi, ham muốn bản năng sẵn sàng đẩy họ vào tình trạng tha hóa, đánh mất bản thân. Hành động rời bỏ thân xác của hồn Trương Ba đã thêm một lần nữa khẳng định cho tâm hồn trong sáng, lương thiện của ông. Đối với các nhân vật phụ như người vợ anh hàng thịt, chỉ bằng một vài chi tiết nhỏ, Lưu Quang Vũ cũng đã khắc họa chân thực những nét tính cách đặc trưng. Vợ anh hàng thịt vốn là một người phụ nữ nông dân chất phác và cam chịu. Bao lâu nay, sống với người chồng vũ phu, đơn giản, tầm thường, chị vẫn mặc nhiên chấp nhận coi như là số phận. Sự tráo đổi linh hồn Trương Ba vào trong thân xác anh hàng thịt đã mang đến những đổi thay lớn trong chị. Lần đầu tiên, người vợ ấy được đón nhận những cử chỉ đôn hậu, dịu dàng, nho nhã. Lần đầu tiên chị cảm thấy được tôn trọng, được nâng niu. Chỉ cái lần đầu tiên ấy thôi nhưng cũng đủ để làm thay đổi cả cuộc đời: chị không thể tiếp tục sống như trước được nữa. “Đúng! Không phải em ghét bỏ gì con người cũ của chồng em. Em đã chịu ơn ông ấy, thuộc về ông ấy, than khóc khổ sở khi ông ấy mất nhưng từ khi ông tới, hay đúng hơn, từ khi hồn ông nhập vào thân xác chồng em, em mới biết được trước kia em thiếu những gì, em mới biết bao lâu nay em chưa hề được sống… Thế mà em ngỡ đời em đã hết… Giờ em như thấy mình được sống lại thời con gái, nỗi sướng vui… Em cảm tạ trời phật đã cho hồn ông nhập vào hình vóc quen
cái phần dịu dàng, nữ tính, bởi sự sâu sắc và hiểu biết xưa nay chưa từng được bộc lộ. Cảm thông với những đổi thay mới mẻ này, ta mới thấu hiểu sâu sắc tiếng thét “Không!” cháy lòng của chị ở kết thúc vở kịch: chồng chị ta lại trở về là anh Hợi của ngày xưa. Mọi thứ vẫn sẽ không đổi khác chỉ có chị là không thể sống như trước được nữa. Tiếng thét ấy là cao trào cho những xung đột trong con người chị, là tiếng thét đau đớn, tuyệt vọng của người đã nhận ra được giá trị và ý nghĩa của một cuộc sống đích thực. Ngòi bút của Lưu Quang Vũ khiến người ta thán phục bởi tính phát hiện và biểu hiện tinh tế, sâu sắc của nó.
Trong thời kỳ mà sân khấu kịch Việt Nam đang rơi vào bế tắc, đứng trước nguy cơ đánh mất công chúng bởi sự nhàm chán, cũ kỹ trong việc đi vào khai thác những xung đột mang tính đối kháng về giai cấp, dân tộc, Lưu Quang Vũ bằng lối khai thác xung đột hướng vào tính cách và đời sống nội tâm giàu tính trữ tình đã mang đến những thay đổi lớn. Các tính cách ít khi mang tính đại diện cho tầng lớp, giai cấp mà chủ yếu là đại diện cho một kiểu quan niệm, lý tưởng, nhân cách bởi vậy xung đột chủ yếu cũng là về quan niệm, lẽ sống và kết thúc không quan trọng là sự tiêu diệt hay bị tiêu diệt của kiểu nhân vật nào mà là con người đã và nên biến đổi theo chiều hướng nào. Đích đến luôn là sự tích cực và hướng thiện. Tất cả làm nên sự sâu sắc trong kịch Lưu Quang Vũ, có ý nghĩa đặc biệt lớn trong việc khắc họa thế giới nhân vật trong kịch của ông.