Ngôn ngữ kịch Lưu Quang Vũ mang màu sắc chính luận. Rất nhiều vở trong gia tài ông để lại viết về các vấn đề mang tính thời sự nóng bỏng: hiện
trạng đất nước sau chiến tranh, công cuộc đổi mới và dân chủ hóa,… như Tôi
và chúng ta, Khoảnh khắc và vô tận, Quyền được hạnh phúc, Vách đá
nóng bỏng, Nếu anh không đốt lửa, Ông không phải là bố tôi, Nguồn sáng
trong đời,… đã được Lưu Quang Vũ đặt ra một cách tự nhiên thông qua hình
tượng nhân vật, bằng ngôn ngữ của nhân vật. Những cuộc đối thoại giữa các nhân vật nằm ở hai phe đối lập nhau cho thấy sự khác biệt về quan niệm, nhận thức, tư tưởng đồng thời khắc họa những đặc điểm tính cách của nhân vật đó. Trong Tôi và chúng ta, Hoàng Việt là một đại diện tiêu biểu cho kiểu nhân vật tiên phong mang tư tưởng dân chủ, tiến bộ. Lý tưởng đổi mới của anh không chỉ dừng lại ở lý thuyết mà được hiện thực hóa ở những hành động cụ thể. Chính trong các cuộc đối thoại của anh, đặc biệt là với những nhân vật thuộc phe bảo thủ, ngôn ngữ giàu chất chính luận đã phát huy hiệu quả tích cực. Hoàng Việt đã bẻ gẫy những lập luận bảo thủ và cũ kỹ của Nguyễn Chính, của Trần Khắc bằng lập luận, lý lẽ sắc bén, chỉ ra sự hạn chế, yếu kém đang diễn ra hàng ngày ở xí nghiệp Thắng Lợi.
Hoàng Việt:
Trần Khắc:
Nguyễn Chính:
(…) Đồng chí bảo tình hình xí nghiệp chúng tôi đang yên ổn, bình thường. Điều đó không đúng! Tình hình xí nghiệp rất không bình thường, rất yếu kém, bê bết, tồi tệ, mọi khâu sản xuất đều trì trệ. Mang tên xí nghiệp Thắng Lợi nhưng phải gọi là thất bại thì đúng hơn. Đã thất bại, đang thất bại, luôn luôn thất bại. Điều đáng bàn đây giờ là: xí nghiệp có nên tiếp tục tồn tại nữa hay tốt nhất nên giải tán phắt nó đi! Tất cả những người ở đây sẽ đi làm công việc khác!
Thế nào nhỉ? Tôi không hiểu đấy! (Với Chính) - Xí nghiệp
mấy năm nay vẫn luôn luôn hoàn thành kế hoạch phải không nào?
Hoàng Việt:
Trần Khắc: Lê Sơn:
khăn…
Chúng ta tự đánh lừa mình và mọi người làm gì? Việc hoàn thành kế hoạch và các mũi tên luôn vươn về phía trước trên các biểu đồ kia chẳng có giá trị gì hết. Trên thực tế, nếu xí nghiệp làm ra được một triệu đồng thì lại tiêu tốn của nhà nước đến bốn triệu đồng. Nhà nước luôn luôn phải bù lỗ. Rõ ràng sự tồn tại của xí nghiệp là vô ích lợi và còn có hại. Lê Sơn, đồng chí có nghĩ như vậy không?
Tôi phụ trách kỹ thuật. Các khâu kỹ thuật là việc của tôi, ngoài ra, những điều đồng chí Việt vừa nói… vượt ra ngoài quyền hạn chuyên môn của tôi.
Chỉ một đoạn đối thoại ngắn nhưng cũng đủ cho ta hiểu khá đầy đủ về đặc điểm tính cách của các nhân vật. Đó là một Hoàng Việt trung thực, thẳng thắn, dũng cảm. Nguyễn Chính, Trần Khắc là những kẻ bảo thủ, cá nhân, ích kỷ. Còn với Lê Sơn, đó là một kiểu người tốt trung lập: không đứng về cái xấu nhưng cũng luôn chừng mực, giữ mình để khỏi bị liên lụy. Tính cách và lập trường của nhân vật thông qua đối thoại đã tự bộc lộ chân thực và sinh động. Những lý lẽ, lập luận của Hoàng Việt là đứng trên lập trường đổi mới và dân chủ và càng được đặt trong các cuộc đối thoại với các nhân vật thuộc phe đối lập, tính cách của nhân vật càng có cơ hội được bộc lộ một cách sáng rõ và chân thực. Khi đối thoại với Thanh và những người công nhân, đó lại là thứ ngôn ngữ gần gũi, thân thiện, đồng cảm và sẻ chia. Các cuộc đối thoại đó khắc họa một phần khác trong tâm hồn Hoàng Việt, cái phần tinh tế, hòa nhã, nhưng cũng rụt rè, nhút nhát trong tình yêu. Cuộc đối thoại với Hạnh, con gái anh, cũng như Hường, vợ cũ của anh và Khánh, bạn cũ đồng thời là chồng mới của Hường cho thấy tình yêu thương mộc mạc của một người cha, lòng vị tha, rộng lượng và nghị lực vượt lên trên nỗi buồn cá nhân. Hoàng Việt
xứng đáng là một kiểu nhân vật tiên phong tiêu biểu, kiểu nhân vật mà Lưu Quang Vũ gửi gắm lý tưởng với biết bao tin tưởng và yêu mến.
Trong Nếu anh không đốt lửa, ngôn ngữ đa diện, thể hiện sự phong phú trong tính cách và đời sống nội tâm nhân vật. Cuộc đối thoại giữa Lê Duy và bà Bảo, phó giám đốc Sở là một đoạn đối thoại giàu chất chính luận qua đó, ta hiểu được cách nhận thức, suy nghĩ của mỗi nhân vật trước một vấn đề. Đứng ra bảo vệ Định, Lê Duy đã vạch ra thực trạng làm việc của bộ máy quản lý, của cơ chế bấy lâu nay: “Tôi định nói là: ta đang chống cơ chế bao cấp,
nhưng nguy hiểm hơn cả, là bao cấp về cái này (chỉ vào đầu) (…). Đó là sự
bao cấp đáng sợ hơn cả: bao cấp về trí tuệ. Và khi đã không tự mình suy nghĩ nữa, chỉ biết nhắm mắt vâng lời, thì nhân cách cũng dần mất theo, cái thói tật hèn nhát, giả trá, cơ hội theo đó mà sinh sôi… Tinh thần chủ động sáng tạo của xã hội không thể có khi thước đo con người không phải ở bản lĩnh sáng
tạo mà là sự ngoan ngoãn phục tùng”. Nhân vật này tuy xuất hiện không
nhiều nhưng những đoạn đối thoại cũng đã làm hiện lên trước mắt chúng ta bức chân dung của một người Bí thư thành ủy điềm đạm, từng trải, gần gũi sâu sát với quần chúng, mang tư tưởng đổi mới tiến bộ và có nhận thức đúng đắn. Không chỉ khuyến khích thái độ làm việc tích cực và những tư tưởng tiến bộ của Định, Lê Duy còn tỏ ra là một con người có bản lĩnh khi kiên quyết bảo vệ chính kiến của mình, bảo vệ Định, vị giám đốc trẻ tuy còn nhiều điều
“vụng về bồng bột” nhưng đã và đang làm được nhiều điều mới mẻ. Lưu
Quang Vũ đã rất thành công khi bằng ngôn ngữ đối thoại của nhân vật, xây dựng nên những bức chân dung sinh động về họ, mỗi người là một tính cách riêng, không hề trộn lẫn.
Ngôn ngữ đối thoại mang màu sắc chính luận thường được thể hiện trong các cuộc tranh luận trực tiếp giữa các nhân vật mà thực chất là cuộc tranh luận giữa các quan niệm, tư tưởng. Hình thức của ngôn ngữ chính luận thường là câu hỏi mang tính chất vấn, tranh luận, đối thoại. Tuy là đối thoại
giữa các nhân vật nhưng đối tượng được hướng tới còn là số đông, là cả cộng đồng, xoáy sâu vào những vấn đề bức xúc đang tồn tại. Vì là thứ ngôn ngữ thể hiện tư tưởng, quan niệm của nhân vật dựa trên một lập trường nào đó nên ngôn ngữ chính luận thường có tính khẳng định, phán xét và kết luận rõ ràng. Điều đáng nói và cũng là thành công của Lưu Quang Vũ là ông đã đặt những vấn đề mang tính chính luận ấy vào trong ngôn ngữ nhân vật một cách tự nhiên để thông qua đó nhân vật bộc lộ tính cách của mình.
Tính hàm súc, triết lý cũng là một đặc điểm lớn của ngôn ngữ kịch Lưu Quang Vũ. Ngôn ngữ hàm súc là do đặc trưng về tính tập trung cao độ trong kịch, được thể hiện trong sức nặng của những ngôn từ mà từng nhân vật nói ra. Khi đối thoại, hàm súc, triết lý là sự giãi bày suy nghĩ của nhân vật nhằm tranh luận, thuyết phục hay thể hiện quan niệm của mình với đối tượng đối thoại. Khi độc thoại, đó là cách để nhân vật tự “ngộ” ra những chân lý, trải nghiệm đối với bản thân và đời sống. Ngôn ngữ kịch hàm súc triết lý làm tăng thêm ý nghĩa sâu sắc cho các vấn đề đặt ra trong kịch đồng thời khắc họa đặc điểm của tính cách nhân vật. Kịch Lưu Quang Vũ thường mang đến những triết lý sâu sắc về sự sống, về những vấn đề mang ý nghĩa nhân bản và ngôn ngữ triết lý hàm súc cũng chủ yếu được đặt vào miệng của những nhân vật tích cực, tiên tiến - những con người luôn mang trong mình băn khoăn trăn trở về cuộc sống và lẽ sống.
Các vở kịch viết về đề tài đổi mới, dân chủ thường có những triết lý mang tính quy luật về sự vận động và phát triển của xã hội. Hoàng Việt nhận thức được một cách rõ ràng quy luận vận động của cuộc sống: “Sự vật không đứng yên, cuộc sống không đứng yên một chỗ, có cái hôm qua đúng, hôm nay
nó là vật cản. Phải tìm cách phá bỏ…”. Trong cuộc đối thoại với Trần Khắc,
anh đã đưa ra một triết lý: “Những nguyên tắc sinh ra để phục vụ sự sống chứ không phải sự sống sinh ra để phục vụ những nguyên tắc. Không thể gọt chân
giàu hình ảnh, tạo nên nhiều sức gợi. Nó không chỉ phù hợp với một hoàn cảnh cụ thể là tình hình thực tế của xí nghiệp Thắng Lợi mà còn mang tính phổ biến chung. Cuộc sống luôn vận động, không thể lấy những cái đã trở nên lỗi thời làm tiêu chí cho sự phát triển của sự vật, hiện tượng. Chiến thắng cuối cùng sẽ chỉ thuộc về những gì hợp quy luật. Quan niệm ấy cho thấy nhận thức đúng đắn và tiến bộ của Hoàng Việt đồng thời vạch trần bản chất bảo thủ, lỗi thời của nhân vật đối lập. Bên cạnh đó, chiếm phần nhiều trong kịch Lưu Quang Vũ, nhân vật của ông thường triết lý những vấn đề thuộc về lẽ sống và ý nghĩa sự sống của con người trong cuộc đời. Những suy nghĩ, triết lý có tác dụng khiến cho con người trở nên cao đẹp hơn, hoàn thiện hơn. Cũng trong
Tôi và chúng ta, cuộc trò chuyện giữa Hoàng Việt và ông già gác nghĩa trang
ở ngay đầu vở kịch mang đến cho chúng ta nhiều suy tư:
Ông già:
Hoàng Việt:
Ông già:
Đời người ngắn ngủi lắm. Những vị nào tham lam ích kỷ ăn ở ác, mỗi tháng nên xuống thăm đây một lần, nhìn cái chỗ cuối cùng đang đợi mình này, để mà ăn ở cho biết điều hơn, phải không anh? Ai rồi cũng thành đất, thành tro bụi cả thôi.
(Khẽ) Thành đất, thành tro bụi… Nhưng cũng phải còn lại cái
gì chứ? Có những điều không thể chết! Những con người từng sống tốt đẹp, hữu ích, phải còn lại một phút của họ trong cuộc sống này, trong tôi, trong bác, trong mỗi việc ta làm… Phải như thế chứ?
(Trầm ngâm) Phải, anh ạ. Mỗi người nhờ những người khác mà tiếp tục sống. Và như vậy, cái chết sẽ bị đẩy lùi. Đó là một điều quan trọng.
Đoạn đối thoại chứa đựng nhiều triết lý sâu sắc. Lời nói của ông già coi nghĩa trang là một sự chiêm nghiệm mang tính triết học. Chưa ai biết có kiếp sau hay không nhưng điều có thực, điều hiện hữu là đời người ngắn ngủi, khi chết đi “cát bụi lại trở về với cát bụi” thế thì hãy biết đến cái sự hữu hạn ấy
mà xem lại mình, sống sao cho đẹp hơn, có ích hơn. Để sao cho khi chết đi, có những điều không thể chết, có những điều vẫn còn lại trong nỗi nhớ thương của người ở lại. “Không có cái chết vô nghĩa nếu như cuộc sống của
con người đó có ý nghĩa” (Lời nhân vật bác sĩ Điền trong Nguồn sáng trong
đời). Khi mỗi người nhờ vào những người khác mà tiếp tục sống, nghĩa là họ đã đưa mình vào cõi bất tử - một cõi bất tử có thật là “cõi nhớ” chứ không phải là cõi thứ hai huyền bí nào khác. Hoàng Việt và ông già gác nghĩa trang đang đối thoại với nhau mà giống như đối thoại với chính mình, như đang chìm đắm vào dòng suy tư về cuộc đời, về con người, về những điều còn - mất, có nghĩa và vô nghĩa. Ấy là cuộc đối thoại của những người đã từng trải qua tất cả các cung bậc buồn vui, được và mất trong cuộc đời, là sự chiêm nghiệm của cá nhân họ nhưng lại nói lên được những điều mang tính phổ biến và quy luật có ý nghĩa sâu sắc.
Lưu Quang Vũ nói nhiều đến lẽ sống chết của con người và gửi gắm suy nghĩ của mình trong những lời nói, quan niệm, cách sống của nhân vật. Toàn của Nguồn sáng trong đời bước vào trận chiến đấu với tử thần bằng thái độ lạc quan bởi “Anh không tin sự bất tử của linh hồn. Chết là hết. Nhưng cuộc sống thì vẫn còn đó, những vườn quả, những trận bóng, lũ trẻ con,
những gì anh đã mến yêu…”. “Nhưng người ta chỉ chết hẳn đi khi không còn
sống trong lòng người khác nữa. Ngoài thế giới của những người đang sống và cõi im lặng của những người đã chết, còn một cõi thứ ba nữa: đó là cõi của những người sống trong trí nhớ của người khác, những người không bị
lãng quên” (Người trong cõi nhớ). Sự sống là đáng quý nhưng cái chết là
điều không thể tránh khỏi. Bởi vậy hãy sống cho xứng đáng để khi chết đi không phải ân hận điều gì. Mỗi nhân vật khi đối diện với cái chết đều trong tâm thế chủ động bởi họ hiểu được ý nghĩa của sự sống đã qua và cái chết đang tới. Điều ấy làm nên vẻ đẹp trong các nhân vật kịch Lưu Quang Vũ, vẻ đẹp của sự hiểu biết, sự trải nghiệm, của những nhân cách sống cao thượng.
Cũng có khi ngôn ngữ triết lý được thể hiện qua lời độc thoại của nhân vật. Trong trường hợp này, đó thường là sự giác ngộ về tư tưởng có ý nghĩa bước ngoặt, thay đổi quan niệm, cách nhìn nhận cuộc sống, có khi thay đổi cả cuộc đời, số phận của nhân vật. Hiệp trong Người tốt nhà số 5 cuối cùng đã nhận ra đâu mới là lối sống tích cực, để làm một “người tốt đích thực”:
“Không phải chỉ giữ cho mình tốt là đủ, còn phải làm sao cho cuộc sống trở
nên tốt, sao cho điều tốt của người này không làm mưa dột xuống đầu người khác. Tôi hiểu rằng tôi không thể bỏ đi đâu được. Người ta không phải ông
bụt trên chùa, không thể sống một mình, tốt một mình phải không Mây?”.
Những lời ấy không phải thỏa hiệp mà là một sự giác ngộ. Rõ ràng, đã có sự thay đổi trong quan niệm sống của anh và từ đây anh đã tìm ra được cho mình cách sống khác: không chỉ khư khư giữ cái tốt cho riêng mình mà phải làm sao cho nó là của mọi người. Chỉ có như vậy thì xã hội mới có thể ngày càng tốt hơn lên được.
Hồn Trương Ba, da hàng thịt lại được xây dựng bằng hình thức đối
thoại giữa hồn Trương Ba và xác anh hàng thịt và đặc biệt tạo nên được sức tác động mãnh liệt vào người xem khi áp dụng thủ pháp phân thân trên sân khấu. Đó là cuộc đối thoại - độc thoại nêu lên triết lý sâu sắc về linh hồn và thể xác. Không thể có một linh hồn tồn tại bên ngoài thể xác, không cần đến thể xác nên cần phải có được sự hài hòa giữa chúng. Trong mỗi con người cũng luôn có phần cao đẹp và cái bản năng nhưng đừng bao giờ để cho phần cao đẹp trong mình bị cái bản năng lấn át, chế ngự. Ở vở kịch, Lưu Quang Vũ cũng để cho Trương Ba nhiều lần độc thoại. Và mỗi lần như thế là một lần hồn Trương Ba tự nhìn lại cuộc sống và ý nghĩa sự sống của mình, suy ngẫm về cuộc đời, để cuối cùng, ông tự tìm ra một lối thoát đúng đắn và cần thiết: trả lại thân xác cho anh hàng thịt và không cần sống nhờ vào thân xác của một ai khác - một lối thoát sẽ giữ cho tâm hồn ông được thanh thản.
Một điều thú vị là tuy ngôn ngữ triết lý phần lớn được đặt vào các nhân vật mang tính tích cực nhưng như thế không có nghĩa là nhân vật phản diện