- Hiện nay Trường đào tạo ba hệ: CĐ, Trung cấp chuyên nghiệp và Công nhân kỹ thuật, kết quả chất lượng đào tạo tính chung như sau:
1 Đào tạo lý thuyết 9.938 2.544 25,6 7
9.938 2.544 25,6 7.314 73,6 80 0,8 2 Đào tạo tay nghề
9.898 2.405 24,3 7.433
75,1 59
0,6 3 Rèn luyện và xếp loại đạo
đức 9.928 7.813 78,7 2.085
21,0 30
0,3
2.2.2. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và sinh viên về vai trò của xây dựng văn hóa nhà trường. xây dựng văn hóa nhà trường.
Để tìm hiểu hiệu quả thực chất của cuộc vận động này và thực trạng công tác xây dựng VHNT ở Trường CĐCN Nam Định, chúng tôi đã dùng phiếu trưng cầu ý kiến của 26 CBQL, 127 GV, 294 SV về mức độ cần thiết và mức độ thực hiện các nội dung xây dựng VHNT tại thời điểm tháng 4 năm 2009. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.6.
Bảng 2.6. Đánh giá mức độ nhận thức của CBQL, GV, SV về vai trò của xây dựng văn hóa nhà trường.
Các chủ thể
Vai trò của xây dựng VHNT
Mức độ cần thiết Mức độ thể hiện
Rất cần Cần Không cần Tốt Trung bình Chƣa tốt
SL % SL % SL % SL % SL % SL % Cán bộ quản lý (n=26) 9 34,62 14 53,85 3 11,53 8 30,77 17 65,38 1 3,85 Giáo viên (n=127) 47 37,01 63 49,61 17 13,38 21 16,54 93 73,23 13 10,23 Sinh viên (n=294) 79 26,87 183 62,25 32 10,88 36 12,24 197 67,01 61 20,75 Một số nhận xét:
Qua bảng tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng nhận thức của CBQL, GV và SV về mức độ cần thiết và thể hiện vai trò của xây dựngVHNT cho thấy: Mặc dù mức độ nhận thức là khác nhau nhưng đa số CBQL, GV & SV đều cho rằng vai trò của VHNT là rất cần và cần. Cụ thể: Số CBQL ( chiếm 88,47%), GV (chiếm 86,62%), SV (chiếm 89,12%)
Từ bảng 2.6 cũng cho chúng ta thấy từ nhận thức vai trò quan trọng đến
Mức độ thể hiện còn có một khoảng cách khá xa. Điển hình là Mức độ thể
hiện chỉ ở mức độ trung bình (chiếm 65,38% CBQL), (73,23% đối với GV), (67,01% đối với SV), chưa tốt (chiếm 3,85% CBQL ), (10,23% đối với GV), (20,75% đối với SV), tốt (chiếm 30,77% CBQL), (16,54% đối với GV), (12,24% đối với SV).
Qua đó, cũng thấy rằng cần có những định hướng rõ ràng trong việc lập kế hoạch và cách thức thực hiện kế hoạch đề ra một cách có hiệu quả của Hiệu trưởng nhà trường.
2.2.3. Nhận thức của cán bộ quản lý về tác động của công tác xây dựng văn hoá nhà trường. hoá nhà trường.
Hiện nay Trường CĐCN Nam Định đang thực hiện cuộc vận động xây dựng: “Nhà trường văn hoá, thầy giáo mẫu mực, sinh viên thanh lịch” và khẩu hiệu “Nhà trường thân thiện, học sinh tích cực” của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT Nguyễn Thiện Nhân. Để tìm hiểu hiệu quả thực chất của cuộc vận động này và thực trạng công tác xây dựng VHNT ở Trường CĐCN Nam Định. Chúng tôi đã dùng phiếu trưng cầu ý kiến của 30 CBQL về mức độ cần thiết và mức độ thực hiện các nội dung xây dựng VHNT tại thời điểm tháng 4 năm 2009.
Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.7.
Bảng 2.7. Mức độ nhận thức của cán bộ quản lý về tác động của công tác xây dựng VHNT.
ST T T
Nội dung
Mức độ cần thiết Mức độ thực hiện
Rất cần Cần Không cần Tốt Trung bình Chƣa tốt
n / (%) n / (%)
1
Giúp giáo viên nhận thức được giá trị và tầm quan trọng của việc đạt được mục tiêu đổi mới và phương tiện để đạt được các mục tiêu đó 21 9 0 6 24 0 70,00 30,00 0 20,00 80,00 0 2
Thuyết phục giáo viên hoà đồng lợi ích của bản thân với lợi ích của nhóm và tổ chức
22 8 0 6 22 2
73,33 26,67 0 20,00 73,33 6,67
3
Kích thích nhu cầu cống hiến xã hội và nhu cầu tự khẳng định của bản thân 20 7 3 12 15 3 66,67 23,33 10,00 40,00 50,00 10,00 4
Thay đổi hoặc mở rộng nhu cầu và mong muốn của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh
7 23 0 8 21 1
23,33 76,67 0 26,67 70 3,33
5
Tạo niềm tin trong đội ngũ, khuyến khích các quyết định mạo hiểm 6 22 2 9 20 1 20,00 73,33 6,67 30,00 66,67 3,33 6
Thu thập thông tin, trợ giúp các thành viên tham gia quá trình tự quản của nhà trường 21 8 1 5 23 2 70,00 26,67 3,33 16,67 76,67 6,67 7
Hâm nóng bầu không khí chung bằng nụ cười câu chào hỏi cởi mở làm cho mọi người cảm thấy hạnh phúc khi được làm việc trong nhà trường 23 5 2 4 24 2 76,67 16,67 6,66 13,33 80,00 6,67 Một số nhận xét:
Qua bảng tổng hợp kết quả khảo sát về mức độ nhận thức của CBQL về công tác xây dựng VHNT ở Trường CĐCN Nam Định cho thấy:
- Đa số CBQL đều đánh giá cao mức độ rất cần thiết cần phải xây dựng VHNT.
- Trong nội dung: Hâm nóng bầu không khí chung bằng nụ cười, câu chào hỏi cởi mở làm cho mọi người cảm thấy hạnh phúc khi được làm việc trong nhà trường, số CBQL đánh giá mức độ rất cần thiết cần phải có việc làm này chiếm tỷ lệ khá cao (76,67%). Qua tìm hiểu đa số người được hỏi cho
rằng: Bầu không khí khi làm việc là một yếu tố rất quan trọng, khi tâm lý làm việc thoải mái, cởi mở thì người lao động sẽ hăng say, nhiệt tình làm việc và hiệu quả công việc sẽ tăng lên.
Tuy nhiên cũng còn 6,66% số CBQL có ý kiến cho rằng không cần phải xây dựng nội dung này vì họ quan niệm rằng trong môi trường GD cần phải nghiêm túc, thực hiện theo mệnh lệnh quyết định. Cũng từ nhận thức chưa thông nên tỷ lệ CB đánh giá mức độ thực hiện công tác này chưa cao. Số CB đánh giá mức độ thực hiện công tác này ở mức độ trung bình chiếm 80,00%. Số CB đánh giá mức độ thực hiện chưa tốt chiếm 6,67%. Vì vậy, đây cũng là công tác mà nhà trường cần phải có định hướng rõ ràng.
- 70,00% số CB cho rằng: Thu thập thông tin, trợ giúp các thành viên tham gia quá trình tự quản là rất cần thiết vì hiện nay lượng thông tin lớn tác động nhiều chiều nên việc thu thập thông tin, trợ giúp thành viên là một việc làm đầy ý nghĩa. Tuy nhiên có một tỷ lệ nhỏ CB cho rằng công tác này là không cần thiết (chiếm 3,33%). Số CB nhận thức mức độ cần thiết là rất cần thiết nhưng khi bắt tay vào thực hiện thì chưa tốt hay ở mức trung bình, thể hiện ở 76,67% CB cho rằng việc thu thập thông tin, trợ giúp các thành viên tham gia quá trình tự quản của nhà trường thực hiện ở mức độ trung bình; 6,67% số CB cho rằng việc thực hiện công tác này chưa tốt, vì nhà trường chưa có đội tự quản cũng như ý thức tự giác của mỗi thành viên chưa cao.
- 66,67% số CB nhận thức được rằng: Kích thích nhu cầu cống hiến xã hội và nhu cầu tự khẳng định của bản thân là rất cần thiết; 23,33% cho rằng cần thiết, chỉ có tỷ lệ nhỏ CB cho rằng không cần thiết chiếm 10,00% về mức độ thực hiện thì chỉ ở mức độ trung bình chiếm 50,00%, tốt chiếm 40,00%, chưa tốt chiếm 10,00%. Vì sự cống hiến phải đi liền với chính sách đãi ngộ, phải đảm bảo quyền lợi cho họ, sự cống hiến của mỗi con người sẽ trở nên giảm sút khi không có sự đãi ngộ tương xứng với công sức mà họ bỏ ra. Do đó, để tạo động lực tốt cho những GV làm việc tốt thì nhà trường cần có chính sách cả về vật chất và tinh thần cho họ.
- Giúp GV nhận thức được giá trị và tầm quan trọng của việc đạt được mục tiêu đổi mới và phương tiện để đạt được các mục tiêu đó là một việc làm rất cần thiết chiếm 70,00%, nó giúp cho người GV định hướng được việc làm của mình một cách rõ ràng và cái đích cần đi tới là gì. Tuy nhiên trong thực tế thời gian vừa qua công tác này thực hiện chỉ ở mức độ trung bình (chiếm 80,00%). Thực tế trong thời gian qua nhà trường mới chỉ có vài buổi tập huấn, tổng kết rút kinh nghiệm vào đợt đầu năm học và cuối năm chứ chưa có những buổi học, đợt tập huấn định kỳ cho GV nhân thức đúng đắn, đầy đủ về công việc này.
- Việc thuyết phục GV hoà đồng lợi ích của bản thân với lợi ích của nhóm và tổ chức là việc làm rất cần thiết (chiếm 73,33%) nhưng thực tế khi thực hiện thì nội dung này thực hiện chỉ ở mức độ trung bình (chiếm 73,33%), chưa tốt (chiếm 6,67%).
Tóm lại: Qua kết quả điều tra thực trạng mức độ nhận thức của CBQL về công tác xây dựng VHNT ở trên chúng ta có thể đánh giá tóm tắt như sau:
Về mặt nhận thức, nhà trường đã có những đánh giá cao các việc cần phải làm để xây dựng VHNT. Tuy nhiên khi bắt tay vào thực hiện thì hiệu quả không cao, chỉ đạt được ở mức độ trung bình, đôi khi còn chưa tốt. Điều đó cho thấy, lãnh đạo nhà trường chưa có những chỉ đạo quyết liệt, thực hiện chưa triệt để, chưa có những biện pháp đồng bộ dẫn tới hiệu quả xây dựng thấp không đạt được kết quả mong muốn, điều này cũng chỉ ra rằng BGH nhà trường đứng đầu là Hiệu trưởng cần có những định hướng rõ ràng hơn, có những chỉ đạo quyết liệt hơn, những biện pháp quản lý đồng bộ hơn để công tác xây dựng VHNT đạt được hiệu quả tốt nhất.
2.2.4. Nhận thức của giáo viên về các mối quan hệ giữa các thành viên nhà trường trong công tác xây dựng Văn hóa nhà trường. trường trong công tác xây dựng Văn hóa nhà trường.
VHNT có ảnh hưởng lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường. Để tìm hiểu thực trạng nhận thức của GV về
các mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường trong công tác xây dựng VHNT ở Trường CĐCN Nam Định hiện nay, chúng tôi đã đặt ra câu hỏi cho 127 giáo viên là:
“Xin đồng chí cho biết quan hệ giữa thầy giáo - thầy giáo, giữa lãnh đạo với nhân viên, giữa thầy và trò là quan hệ như thế nào”. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.8.
Bảng 2.8. Tổng hợp kết quả nhận thức của GV về các mối quan hệ giữa các thành viên trong nhà trường trong công tác xây dựng VHNT.
TT Mối quan hệ
Kết quả trả lời
n=127
Tỷ lệ (%)