Về văn hoá đánh giá

Một phần của tài liệu Biện pháp xây dựng văn hoá nhà trường ở Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Nam Định (Trang 62 - 65)

- Hiện nay Trường đào tạo ba hệ: CĐ, Trung cấp chuyên nghiệp và Công nhân kỹ thuật, kết quả chất lượng đào tạo tính chung như sau:

6Về văn hoá đánh giá

1

3,85 6 3

2,36 6 7 Về văn hoá ngôn ngữ - giao 7 Về văn hoá ngôn ngữ - giao

tiếp của học sinh 0 0 7 2 1,57 7

Qua kết quả khảo sát được thể hiện ở bảng 2.10. Chúng tôi nhận thấy mức độ nhận thức về các nội dung xây dựng VHNT giữa CBQL & GV có khác nhau nhưng nổi bật là 4 nội dung xếp thứ bậc cao từ 1 đến 4.

- 26,92% số CBQL và 18,11% GV nhận thức VH ứng xử trong nhà trường là nội dung cần quan tâm hàng đầu. Vì chúng ta vẫn thường nghĩ trong nhà trường, quan hệ giữa thầy giáo với thầy giáo, giữa lãnh đạo với GV, giữa thầy cô và học trò phải tràn đầy những ứng xử mang tính chất sư phạm, mô phạm. Tiếc thay, không phải trường nào cũng được như vậy, khi được hỏi, số GV cho rằng quan hệ này mang tính quản lý, thiếu tinh thần dân chủ, cởi mở,

thậm chí có cả sự trù úm, độc đoán của người quản lý với cấp dưới, của thầy với trò và cả sự đố kỵ ghen gét giữa các đồng nghiệp.

Chúng ta thấy rằng nhà trường là một môi trường sư phạm, việc ứng xử của từng con người trong môi trường đó cũng phải hết sức mô phạm. Nếu cả thầy và trò đều làm được như vậy thì chắc chắn nhà trường đó phát triển vững mạnh và xây dựng được cho mình những nét đẹp VH trong nhà trường.

- VH dạy cũng được 15,38% số CBQL và 57,48% GV quan tâm, thực tế cho thấy hiện nay số GV dạy nhiều giờ trong tuần chiếm đa số dẫn đến chất lượng dạy không cao, GV thường có tâm trạng mệt mỏi khi đứng lớp do dạy quá nhiều; chưa có phương pháp dạy học tích cực hiện đại do số GV phần lớn tốt nghiệp không phải trong các trường sư phạm nên cách thức truyền đạt có phần không sư phạm.

- Văn hóa học được 19,23% số CBQL và 5,51% GV quan tâm; VH thi cử được 23,08% số CBQL và 11,82% số GV quan tâm, vì hiện nay số SV sử dụng tài liệu trong phòng thi không chịu học hành, chỉ lo quay cóp, xin điểm, mua điểm, rồi thi hộ, thi kèm chiếm tỷ lệ khá lớn. Có thể nói tình trạng gian dối trong học tập, thi cử, học giả bằng thật đã trở thành nét phổ biến. Tình trạng chạy thầy, chạy điểm, quay cóp, sử dụng phao thi của người học đã trở thành những vết đen khó tẩy xoá, khó chữa trị trong nhà trường, nét phổ biến trong VH thi cử là sự gian dối thiếu trung thực gây nên nỗi bất bình trong toàn XH. Nhiều nhà GD coi đó là một trong những “khối u dị dạng” cần cắt bỏ để không làm hư hỏng đạo đức học trò. Sự gian lận trong thi cử cùng với thái độ coi thường chất lượng GD đã biến đạo học, đạo thi thành hư hỏng biết bao lớp học trò.

- Về phong cách, lối sống, ăn mặc, VH đánh giá, VH ngôn ngữ giao tiếp của HS trong nhà trường cũng là vấn đề đáng quan tâm, đòi hỏi lãnh đạo nhà trường cần kiên quyết chống các biểu hiện tiêu cực và bệnh thành tích trong GD, chống lại những hiện tượng phản VH để môi trường VH nhà trường thật sự trong sạch, lành mạnh.

2.2.6 Nhận thức của Cán bộ quản lý, Giáo viên, Sinh viên các nội dung giáo dục văn hóa nhà trường. giáo dục văn hóa nhà trường.

Để thấy được thực trạng nhận thức của CBQL, GV, SV về các nội dung GD VHNT. Chúng tôi đã đặt ra câu hỏi cho 27 CBQL,126 GV, 294SV:

“Trong các nội dung giáo dục VHNT, nội dung nào quan trọng nhất”. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.11:

Bảng 2.11. Nhận thức của CBQL, GV, SV về các nội dung giáo dục văn hoá nhà trường.

STT Các nội dung

Kết quả

Cán bộ q.lý Giáo viên Sinh viên

n (27) (%) n (126) (%) n (294) (%) 1 Giáo dục truyền thống hiếu học và

tôn sư trọng đạo 6 22,22 85 67,46 34 11,56

2 Giáo dục đạo đức 4 14,81 22 17,46 178 60,54 3 Giáo dục kỹ năng giao tiếp và ứng

xử sư phạm 14 51,86 14 11,11 24 8,17 4 Giáo dục nếp sống văn minh, sống

có văn hoá 3 11,11 5 3,97 58 19,73

Qua bảng 2.11. chúng tôi nhận thấy:

- Nội dung GD kỹ năng giao tiếp và ứng xử sư phạm được đa số CBQL quan tâm (chiếm 51,86%), tiếp đến là nội dung: GD truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo (chiếm 22,22%), nội dung GD đạo đức (chiếm 14,81%) và cuối cùng là GD nếp sống văn minh, sống có VH (chiếm 11,11%).

- Đối với GV thì nội dung: GD truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo chiếm vị trí hàng đầu (chiếm 67,46%), nội dung GD đạo đức (chiếm 17,46%), GD kỹ năng giao tiếp và ứng xử sư phạm (chiếm 11,11%), GD nếp sống văn minh, sống có VH (chiếm 3,97%).

- 178 SV (chiếm 60,54%) cho rằng GD đạo đức là nội dung quan trọng nhất trong nội dung GD VHNT, tiếp đến là GD nếp sống văn minh, sống có

VH (chiếm 19,73%), GD truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo (chiếm 11,56%), GD kỹ năng giao tiếp và ứng xử sư phạm (chiếm 8,17%).

Như vậy, qua kết quả khảo sát thể hiện ở bảng 2.11 chúng tôi nhận thấy các nội dung GD VHNT được các chủ thể nhận thức ở mức độ khác nhau: CBQL thì cho rằng GD kỹ năng giao tiếp và ứng xử sư phạm là quan trọng nhất, nhưng GV lại cho rằng GD truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo là quan trọng nhất, SV thì cho rằng nội dung GD đạo đức là quan trọng nhất.

2.2.7. Thực trạng nhận thức của Cán bộ quản lý, Giáo viên, Sinh viên về các con đường giáo dục văn hóa nhà trường. các con đường giáo dục văn hóa nhà trường.

Để thấy được thực trạng nhận thức về các con đường GD VHNT ở Trường CĐCN Nam Định. Chúng tôi tiến hành điều tra 26 CBQL, 127 GV, 292 SV.

Kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.12.

Bảng 2.12. Thực trạng nhận thức của CBQL, GV, HS về các con đường giáo dục văn hoá nhà trường.

STT Các nội dung

Kết quả

Cán bộ q.lý Giáo viên Sinh viên n (26) (%) n(127) (%) n (292) (%)

Một phần của tài liệu Biện pháp xây dựng văn hoá nhà trường ở Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Nam Định (Trang 62 - 65)