- SV phải có hứng thú và nhu cầu tham gia tích cực, biết khắc phục khó khăn trong học tập để thực hiện yêu cầu GV đưa ra và tích cực xây dựng
7 Phối kết hợp với các lực lượng
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận:
1. Kết luận:
1.1. Xây dựng VHNT là một nhiệm vụ quan trọng trong các trường ĐH và CĐ. Tuy nhiên cho đến nay, hầu như các trường ĐH, CĐ nói chung, Trường CĐCN Nam Định nói riêng, công tác xây dựng VHNT chưa được coi là một trong các nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu và chưa có các nghiên cứu chuyên sâu về các biện pháp xây dựng VHNT có đủ cơ sở của khoa học quản lý.
1.2. Công tác xây dựng VHNT phải được nghiên cứu trên cơ sở khoa học của văn hoá tổ chức. Tuy nhiên, xây dựng VHNT ở một trường CĐ, ĐH còn có những đặc thù của một nhà trường, với các hoạt động giáo dục - đào tạo. chính vì vậy cần phải làm rõ các cơ sở khoa học của khái niệm văn hoá nhà trường và các nội dung cơ bản của văn hoá nhà trường từ góc độ khoa học QLGD. Luận văn đã cố gắng khái quát hoá và phân tích các cơ sở lý luận cho việc xác lập các biện pháp xây dựng VHNT, với tư cách một nội dung quan trọng trong công tác quản lý nhà trường của Hiệu trưởng Trường CĐCN Nam Định.
1.3. Để nâng cao hiệu quả của công tác xây dựng VHNT, nhà quản lý (Hiệu trưởng) không những cần khai thác triệt để cơ sở khoa học QLGD, mà còn cần khảo sát và phân tích, đánh giá đúng thực trạng môi trường VH của nhà trường. trên cơ sở đó, một mặt xác định các bất cập, đồng thời xác định nhu cầu, nguyện vọng, xác định các yếu tố cần phát huy những lợi thế của hoạt động GD khác trong việc hình thành nhận thức, thái độ và hành vi VHNT.
1.4. Xây dựng VHNT không chỉ phụ thuộc vào tinh thần, thái độ và tính tích cực của các chủ thể trong nhà trường trong quá trình tham gia các hoạt động tập thể, mà còn phục thuộc vào nhận thức và năng lực xây dựng VHNT của nhà quản lý, phụ thuộc vào những cách thức tổ chức các hoạt
động VH, hay chính là hệ thống những biện pháp xây dựng VHNT. Từ đó chúng tôi đề xuất hệ thống 9 biện pháp xây dựng VHNT có tính đồng bộ, phù hợp với điều kiện thực tế của Trường CĐCN Nam Định hiện nay và cho những năm sắp tới (tầm nhìn 5 - 10 năm), đó là:
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức CB, CNV, đội ngũ GV và toàn thể HSSV về công tác xây dựng VHNT.
- Xây dựng các kế hoạch, xác định rõ mục tiêu, nội dung và chương trình xây dựng VHNT.
- Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng cho CBGV, HSSV.
- Tăng cường quản lý nề nếp dạy học và chất lượng dạy và học, trước hết là ở đội ngũ GV và các phòng ban liên quan trực tiếp đến HSSV.
- Đẩy mạnh vai trò của đoàn thanh niên, coi đó là lực lượng nòng cốt trong các hoạt động xây dựng VHNT trong HSSV.
- Xây dựng môi trường cảnh quan văn hóa, khuôn viên xanh - sạch - đẹp kết hợp với tăng cường cơ sở vật chất nhà trường, lớp học.
- Phối kết hợp với các lực lượng GD địa phương và gia đình.
- Tổ chức phong trào thi đua xây dựng "nếp sống văn minh" giữa các lớp, các khối lớp và trong toàn bộ các đơn vị của nhà trường.
- Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá và thông tin, truyền thông trong công tác xây dựng VHNT.
Các biện pháp trên đây đã được khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi. Kết quả bước đầu cho thấy đa số CBQL, GV tán thành ủng hộ các biện pháp đã đề xuất.
2. Kiến nghị.
Từ thực tế tham gia các hoạt động xây dựng VHNT trong Trường CĐCN Nam Định, đồng thời được nghiên cứu, bổ sung lý luận về xây dựng VHNT, chúng tôi xin đề xuất một số kiến nghị sau: