Phân tích các nguyên nhân của thực trạng công tác xây dựng văn hóa nhà trường ở Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Nam Định.

Một phần của tài liệu Biện pháp xây dựng văn hoá nhà trường ở Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Nam Định (Trang 68 - 71)

- Hiện nay Trường đào tạo ba hệ: CĐ, Trung cấp chuyên nghiệp và Công nhân kỹ thuật, kết quả chất lượng đào tạo tính chung như sau:

2.3.2.Phân tích các nguyên nhân của thực trạng công tác xây dựng văn hóa nhà trường ở Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Nam Định.

1 Đánh giá các giá trị cá nhân, các giá trị văn hóa hiện đại trong nhà trường

2.3.2.Phân tích các nguyên nhân của thực trạng công tác xây dựng văn hóa nhà trường ở Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Nam Định.

hóa nhà trường ở Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Nam Định.

Qua điều tra thực trạng công tác xây dựng VHNT ở Trường CĐCN Nam Định như đã được nêu ở trên, chúng tôi đã có những nhận xét, đánh giá: Đa số CBQL, GV, SV nhà trường đều nhận thức được một cách đúng đắn tầm quan trọng trong công tác xây dựng VHNT thấy được sự cần thiết phải xây dựng VHNT. Tuy nhiên từ nhận thức đến thực trạng còn nhiều yếu kém của biểu hiện VH còn là một khoảng cách khá xa.

Vậy nguyên nhân do đâu? Kết quả này theo chúng tôi là bởi các nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Các nguyên nhân khách quan:

- Do việc bổ nhiệm Hiệu trưởng mới về trường công tác nên việc tiếp nhận và xây dựng một môi trường VHNT chưa phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường vì tư duy theo mô hình cũ - mới còn chưa thống nhất, sự thay đổi cơ cấu tổ chức, phong cách lãnh đạo cũng là nguyên nhân chủ yếu để thực hiện công tác xây dựng VHNT có hiệu quả hay không?

- Do quy mô đào tạo của nhà trường rộng, có nhiều hệ: Hệ Đại học tại chức, CĐ, CĐ nghề, Trung cấp, Trung cấp nghề, VH nghề nên mức độ nhận thức có sự khác nhau, không theo mặt bằng chung.

- Cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo còn gặp nhiều khó khăn: Hiện nay do nhà trường đang trong giai đoạn xây dựng mở rộng cơ sở vật chất nên phòng học cho HSSV còn nhiều thiếu thốn, HSSV phải học 03 ca.

- Nội dung xây dựng VHNT chưa được cụ thể hóa, kế hoạch đề ra chưa rõ ràng dẫn đến khi bắt tay vào thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng, hiệu quả đạt được không cao.

- Hoạt động của Hiệu trưởng trong việc xây dựng VHNT được thể hiện trong bối cảnh giao thời giữa Hiệu trưởng cũ, Hiệu trưởng mới, nhà trường đang tập trung xây dựng giảng đường, nhà GD thể chất, nhà trường còn quá nhiều việc phải làm. Vì vậy, cơ chế công tác, kinh phí cho hoạt động này còn thiếu thốn…

- Nhà trường chưa có những buổi tập huấn, buổi nói chuyện về VH để cho CBGV, HSSV nhận thức được những công việc cần phải làm và phải có những việc làm thiết thực để cho môi trường VHNT luôn trong sạch.

- Việc thực hiện chức năng quản lý của Ban chủ nhiệm khoa, BGH nhà trường trong công tác xây dựng VHNT chưa cao, còn cứng nhắc vì nhà trường còn quản lý GV mới 8h/ngày - không có giờ lên lớp thì phải nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu khoa học tại khoa, đôi khi gây ra sự gò bó cho CBGV dẫn đến làm việc không hiệu quả.

- Công tác kiểm tra, đánh giá chưa chặt chẽ và không thường xuyên. - Công tác động viên, kích thích hoạt động xây dựng VHNT của người lãnh đạo còn hạn chế.

- Song điều quan trọng nhất vẫn là sự tự giác, nỗ lực, tích cực của mỗi thành viên trong nhà trường chưa được cao.

Trong hàng loạt các nguyên nhân chủ quan, về phía người QLGD, đó là chưa có sự sát sao của GV trong giảng dạy, kỷ luật nhà trường còn lỏng lẻo, chưa có sự răn đe đủ mạnh và còn biểu hiện che dấu vì thành tích. Có ý kiến cho rằng: Trước đây khi GV lên lớp có thể phát hiện ra những dấu hiệu bất thường của SV về tâm trạng lo lắng hay vui buồn, về sức khoẻ hay các biểu hiện tâm lý…điều này thể hiện quan hệ thầy - trò rất gắn bó mật thiết. Nhưng hiện nay, phần lớn GV ít có thời gian và điều kiện để quan tâm đến từng SV vì quy mô lớn, phạm vi rộng do HS phải học lớp ghép và còn do nhiều nguyên nhân khác…

Công tác xây dựng VHNT ở Trường CĐCN Nam Định là một nhiệm vụ, một nội dung quan trọng trong kế hoạch giáo dục đào tạo của nhà trường. Để thực hiện nhiệm vụ này các GV, các nhà QLGD đã tiến hành các hoạt động tổ chức GD thông qua các môn học, ngành học và thông qua các hoạt động GD văn hóa khác. Tuy nhiên, qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy việc xây dựng VHNT ở Trường CĐCN Nam Định chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức. Điều này được thể hiện ở mức độ cần thiết và mức độ thực hiện có sự chênh lệch rõ. Các chủ thể đã nhận thức được sự cần thiết phải xây dựng VHNT, nhưng khi thực hiện thì chỉ dừng lại ở mức độ trung bình hoặc chưa tốt. Điều này được phản ánh ở nội dung, cách thức thực hiện công việc. Nội dung dành cho các mảng công việc trong công tác xây dựng VHNT còn ít, các hình thức tổ chức còn đơn điệu. Thực trạng đó còn được phản ánh ở sự phối hợp giữa các lực lượng GD trong và ngoài trường chưa cao, vai trò của các tổ chức, các đoàn thể và GV chủ nhiệm chưa được phát huy đầy đủ. Trong khi đó mỗi thành viên trong nhà trường lại chưa thực sự tích cực, sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động có tính chất xây dựng VHNT ở cơ sở mình.

Việc nghiên cứu thực trạng biện pháp xây dựng VHNT ở Trường CĐCN Nam Định tạo cơ sở, tiền đề cho việc đề xuất một số biện pháp xây dựng VHNT ở Trường CĐCN Nam Định.

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu Biện pháp xây dựng văn hoá nhà trường ở Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Nam Định (Trang 68 - 71)