Đặc điểm của thị trường nghiên cứu:

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả của những chính sách PR của Công Ty Thông Tin Di Động VMS MOBIFONE chi nhánh Thừa Thiên Huế (Trang 59 - 61)

- Xí nghiệp thiết kế: thành lập ngày 21/01/97 có trụ sở tại Hà Nội với nhiệm vụ

4.Đặc điểm của thị trường nghiên cứu:

4.1. Hệ thống các trường Đại học trực thuộc Đại học Huế:

Nằm ở trung độ của cả nước, Thừa Thiên Huế là trung tâm giáo dục, y tế lớn của khu vực Miền trung – Tây nguyên, có chức năng đầu tàu trong cung cấp dịch vụ giáo dục cho các tỉnh vùng duyên hải Miền Trung và Tây nguyên.

Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có Đại Học Huế là đại học vùng, trung tâm đào tạo đa ngành chất lượng cao của Miền Trung – Tây Nguyên và cả nước với 07 trường thành viên: Đại học Khoa học, Đại học Sư phạm, Đại học Nông lâm, Đại học Y-Dược, Đại học Kinh tế, Đại học Nghệ thuật, Đại học Ngoại ngữ và 02 Khoa trực thuộc là Khoa Giáo dục Thể chất và Khoa Du lịch hàng năm nhận đào tạo 70 ngành đại học; 54 ngành thạc sỹ; 28 ngành đạo tạo bác sĩ chuyên khoa cấp I và cấp II, 16 ngành tiến sỹ. Ngoài ra tại Huế còn có Học viên Âm nhạc Huế, Đại học Dân lập Phú Xuân cùng các Phân viện đại học của các trường trên toàn quốc về các chuyên ngành như Luật, Kiến trúc,…

4.2. Nhu cầu về dịch vụ thông tin di động của sinh viên:1

Số lượng sinh viên tại một thời điểm cụ thế: (số liệu năm 2009)(bảng 8)

STT Ngành đào tạo Số lượng 1 khóa Số năm đào tạo Số lượng tại 1 thời điểm 1 Đại học Ngoại ngữ 800 4.0 3,200 2 Đại học Kinh tế 930 4.0 3,720

4 Đại học Nghệ thuật 155 5.0 775 5 Đại học Sư Phạm 1350 4.0 5,400 6 Đại học Khoa học 1530 4.2 6,426 7 Đại học Y Dược 770 6.0 4,620 8 Khoa Du lịch 120 4.0 480 9 Khoa Giáo dục thể chất 160 4.0 640 Tổng cộng 7265 31,786

4.2.1. Đánh giá chung về nhu cầu dịch vụ thông tin di động của sinh viên:

Qua khảo sát một số Trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Thừa Thiên Huế như Đại học Nông Lâm, Đại học Y-Dược, Đại học Khoa học, Đại học Kinh tế, Học viện Âm nhạc, Cao đẳng Công nghiệp Huế, Cao đẳng Sư phạm Huế…thì gần như trên 80% Sinh viên tại các trường này điều sử dụng điện thoại di động. Đây là phương tiện đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc và thuận lợi nhất vì giá cước không quá cao, không bị ràng buộc bởi nơi ở cố định, …. Nhu cầu sử dụng ĐTDĐ gồm nhu cầu bản thân sinh viên và nhu cầu liên lạc của gia đình sinh viên.

Bên cạnh nhu cầu thông tin liên lạc thực sự, một số sinh viên còn xem di động như là một loại hàng hóa cao cấp mang tính chất hàng trang sức, đặc biệt là những sinh viên con nhà khá giả thì điện thoại di động còn là mốt thời trang và thường xuyên thay đổi.

4.2.2. Nhu cầu về thông tin di động của từng nhóm sinh viên - Phân đoạn nhu cầu: cầu:

Kết quả điều tra theo hình thức phỏng vấn:

- Khoảng 10% sinh viên được trang bị điện thoại di động ngay trước khi vào nhập học.

- Khoảng 40% sinh viên được trang bị từ khi vào nhập học đến khoảng 2 tháng sau.

- Khoảng 30% sinh viên tự trang bị điện thoại di động sau một năm vào nhập học.

- Sinh viên đến từ các thành phố Đà Nẵng, Nha Trang, Đăklắk, Vinh và Huế; Sinh viên các trường Đại học Kinh tế, Y-Dược, Dân lập Phú Xuân, Khoa Kiến trúc - Đại học Khoa học hầu như sử dụng dịch vụ thông tin di động khi vào nhập học.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả của những chính sách PR của Công Ty Thông Tin Di Động VMS MOBIFONE chi nhánh Thừa Thiên Huế (Trang 59 - 61)