- Xí nghiệp thiết kế: thành lập ngày 21/01/97 có trụ sở tại Hà Nội với nhiệm vụ
2. Nhận xét các chương trình:
2.5 Các chương trình còn lại: Xuân yêu thương(2010),Miss Đại Học Nghệ Thuật, Cuộc thi Robocon của Trường ĐHKH (3/2011), Miss Phú
Thuật, Cuộc thi Robocon của Trường ĐHKH (3/2011), Miss Phú Xuân(10/2009), Hội Thao ĐH Y Dược(3/2010), Duyên Dáng Giảng Đường(ĐH Nông Lâm 2010):
2.5.1 Mức độ nhận biết:
Chương trình xuân yêu thương(2010) là chương trình mà Mobifone Huế đã liên kết với trường Đại Học Sư Phạm Huế để tổ chức. Nhân dịp tết Nguyên Đán, Mobifone đã tổ chức chương trình này để đến các gia đình khó khăn trên địa bàn Tỉnh để thăm hỏi và tặng quà cho các em nhỏ nhằm góp phần mang đem lại một cái tết ấm áp, hạnh phúc hơn cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, mang đến niềm vui cho các em nhỏ.
Cuộc thi Miss Đại Học Nghệ Thuật, Duyên Dáng Giảng Đường(ĐH Nông Lâm 2010), Miss Phú Xuân(10/2009) là những cuộc thi để tìm ra những khuôn mặt ưu tú nhất của các trường này. Qua đó tạo ra một sân chơi bổ ích cho sinh viên, làm phong phú thêm hoặt động văn hóa nghệ thuật trong sinh viên.
Cuộc thi chỉ giới hạn thí sinh giữa các khoa với nhau trong quy mô một trường Đại Học.
Những chương trình này hầu hết đều diễn ra chỉ trong nội bộ của một trường Đại Học nào đó dẫn đến sinh viên của trường khác phần lớn là không biết đến, điều này giả thích cho việc mức độ nhận biết của sinh viên đối với các chương trình này là rất thấp, thấp nhất là cuộc thi Miss Đại Học Nghệ Thuật, tỉ lệ sinh viên đã từng tham gia vào chương trình chỉ khoảng 2.7%, tỉ lệ sinh viên biết đến nhưng chưa tham gia cũng chỉ khoảng 16%. Cuộc thi có tỉ lệ sinh viên biết đến nhiều nhất trong số các chương trình này là cuộc thi Robocon của trường Đại Học Khoa Học Huế với khoảng 38%, trong đó tỉ lệ sinh viên đã từng tham gia vào chương trình chiếm tỉ lệ rất thấp, chỉ khoảng 6%. Điều này có thể giả thích là vì đây là một cuộc thi chỉ giới hạn trong phạm vi trường Đại Học Khoa Học Huế, những sinh viên trường khác cũng khó biết đến, bên cạnh đây là cuộc thi về khoa học kĩ thuật, lĩnh vưc này không thu hút được nhiều sinh viên tham gia và hưởng ứng, đặc biệt là với sinh viên trường khác. Vì vậy tỉ lệ tham gia vào chương trình là rất thấp.
2.5.2 Mức độ hài lòng:
Thang điểm: 1= Rất không hài lòng …5= Rất hài lòng Giả thuyết: H0: µ= Giá trị kiểm định (Test value) Đối thuyết: H1: µ≠ Giá trị kiểm định (Test value) Nếu: Mức ý nghĩa Sig > 0.05 thì chấp nhận giả thiết H0
Mức ý nghĩa Sig ≤ 0,05 thì chưa có cơ sở chấp nhận giả thuyết H0. Để xem xét phần lớn khách hàng đánh giá như thế nào về các yếu tố mà nghiên cứu đưa ra hay không chúng tôi sử dụng kiểm định One- Sample T Test.
H0 : µ = 3 ( Thực tế phần lớn sinh viên không có ý kiến). H1 : µ≠ 3 (Thực tế sinh viên có mức độ hài lòng khác nhau)
Chương trình Xuân yêu thương và cuộc thi Miss Đại Học Nghệ thuật có mức giá trị Sig lần lượt là 0.352 và 0.364 đều lớn hơn 0.05, điều này có nghĩa là thực tế phần lớn sinh viên đưa ra ý kiến trung lập về hai chương trình này.
Các chương trình còn lại đều có mức giá trị Sig=0.000<0.05, điều này có nghĩa là đối với các chương trình này thì sinh viên có mức độ hài lòng khác
nhau. Với giá trị kiểm định là 3 (Test Value=3), nhìn chung hầu hết các chương trình này đều có mức giá trị trung bình tương đương nhau chỉ khoảng 3.2 (Mean=3.2), mức giá trị trung bình không cao nhưng cũng không phải ở mức không hài lòng. Điều này có thể là do mức độ nhận biết của sinh viên đối với các chương trình này là khá thấp, đa số sinh viên đều không biết đến, chỉ có một bộ phận nhỏ là có nghe nói đến nhưng chưa tham gia còn tỉ lệ sinh viên đã tùng tham gia vào chương trình là rất thấp. Vì vậy phần lớn sinh viên đều đưa ra ý kiến trung lập, chỉ có một số sinh viên đã tùng tham gia là cảm thấy hài lòng về chương trình đó.
2.5.3 Mức độ nhận biết nhà tài trợ:
Cuộc thi Miss Phú Xuân(10/2009) với khoảng kinh phí tài trợ cho chương trình này chỉ khoảng 5 triệu đồng nhưng mức độ nhận biết của sinh viên đối với nhà tài trợ của chương trình này là khá cao khoảng 23.3%
Chương trình Xuân yêu thương với khoảng kinh phí tài trợ cho chương trình này khoảng 8 triệu đồng, mứ độ nhận biết của sinh viên đối với nhà tài trợ của chương trình này khoảng 20.7%. Đây là một chương trình mang tính xã hội cao, vì vậy ấn tượng để lại cho những người tham gia chương trình này về nhà tài trợ là rất tốt, bên cạnh đó những gia đình khó khăn được Mobifone thăm hỏi và tặng quà tết sẽ có thiện cảm rất lớn đối với Mobifone.
Cuộc thi Robocon của trường Đại Học Khoa Học Huế với khoảng kinh phí tài trợ cho chương trình này khoảng 30 triệu đồng nhưng mức độ nhận biết của sinh viên đối với nhà tài trợ của chương trình này là không cao chỉ khoảng 11.3%, với mức độ nhận biết như vậy thì việc đầu tư cho chương trình này là không hiệu quả bằng các chương trình khác.
Những chương trình còn lại cũng có mức độ nhận biết đến nhà tài trợ rất thấp chỉ khoảng 14%, tuy nhiên với mức kinh phí khoảng 5 triệu đồng cho mỗi chương trình thì coi như cũng có hiệu quả.
Tóm lại trong các chương trình này thì việc đầu tư kinh phí để tài trợ cho cuộc thi Miss Phú Xuân mang lại hiệu quả lớn nhất trong viêc quảng bá hình ảnh thương hiệu của Mobifone với sinh viên. Bên cạnh đó một số chương trình khác tuy mức độ nhận biết đến nhà tài trợ không cao nhưng đối với mỗi chương trình
diến ra ở trường nào thì tỉ lệ sinh viên của trường đó biết đến chương trình và