B NỘI DUNG
2.2.1. Ngôn ngữ trong "Đoạn tuyệt" và "Lạnh lùng" – “một lối văn
Nam"
Sau khi tuyên bố thành lập Tự lực văn đoàn, ngoài nhiệm vụ tổ chức , sắp xếp mọi hoạt động của văn đoàn và tờ báo Phong Hoá, Nhất Linh còn say mê sáng tác. Giai đoạn này ông sáng tác khá nhiều: Nắng thu (viết 1934, in 1942), Đoạn tuyệt (1934), Lạnh lùng (1934), tập truyện ngắn Tối tăm (1936)và hai tác phẩm viết chung với Khái Hƣng: Gánh hàng hoa (1934), Đời mưa gió (1935).
Với khát vọng xây dựng một "nền văn chương mang đậm tính cách An Nam" và những kiến thức thâu nhận đƣợc từ văn minh phƣơng Tây, Nhất Linh đã tạo ra đƣợc nhiều đổi mới trong tƣ tƣởng, đề tài, cốt truyện và ngôn ngữ nghệ thuật, đem đến sự say mê cuốn hút với ngƣời đọc. Sự cuốn hút ấy trƣớc hết là ở những nội dung tƣ tƣởng mới mẻ mà nhà văn nêu ra trong các tác phẩm, đó là vấn đề con ngƣời cá nhân, là sự đấu tranh quyết liệt của cái mới chống lại cái cũ. Đoạn tuyệt đã ca ngợi tình yêu lứa đôi tự do và chủ trƣơng giải phóng ngƣời phụ nữ ra khỏi đại gia đình phong kiến. Còn Lạnh lùng đã đề cập đến nỗi khổ của ngƣời phụ nữ goá bụa, còn trẻ nhƣng vì lễ giáo phong kiến bó buộc, bị dƣ luận áp chế mà không dám tái giá, phải ở vậy để sống một cuộc đời "trong sạch" giả dối. Từ những mối quan hệ trong gia đình, Nhất Linh đã nêu lên thành những vấn đề xã hội đòi hỏi sự quan tâm của công luận và đã giải quyết theo hƣớng tiến bộ. Tác giả đòi hỏi những ngƣời con gái nhƣ Loan quyền đƣợc sống đời tự do độc lập, mong muốn ngƣời đàn bà goá trẻ nhƣ Nhung quyền đƣợc hƣởng hạnh phúc yêu đƣơng, tất cả đƣợc sống tự nhiên theo sở thích cá nhân, thoát khỏi sự kìm kẹp của lễ giáo và cổ tục. Những tƣ tƣởng mới mẻ đó của tác giả đã nói hộ nỗi lòng của biết bao nam thanh, nữ tú thời kì này, đã gây ra nhiều xôn xao cho dƣ luận
trên báo chí lúc bấy giờ. Không chỉ vậy, tƣ tƣởng ấy còn đƣợc thể hiện qua cách viết mới mẻ, hiện đại với ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu vì thế thực sự đã tạo nên sự say mê, lôi cuốn, sự "say sƣa thấm vào tận đáy lòng", làm cho tất cả những gì mà "cơn bão" Tố Tâm gây ra trƣớc đó đi vào quên lãng.