Ngôn ngữ kể chuyện nhập vào nội tâm nhân vật

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật của nhất linh trong các sáng tác trước năm 1945 (Trang 81 - 85)

B NỘI DUNG

2.2.2.1.Ngôn ngữ kể chuyện nhập vào nội tâm nhân vật

Vẫn tiếp tục những thành công trong ngôn ngữ kể chuyện ở Đoạn tuyệt Lạnh lùng, ngôn ngữ kể chuyện trong Đôi bạnBướm trắng

đã đi sâu khai thác tâm lý nhân vật. Vẫn là điểm nhìn của ngƣời trần thuật ở ngôi thứ ba là chủ yếu nhƣng ngôn ngữ tác giả không phải là thứ ngôn ngữ khách quan đứng ngoài để ghi lại sự việc, hành động của nhân vật một cách khách quan mà chủ yếu nhập vào cảm xúc, vào tâm trạng của nhân vật, hoặc để nhân vật tự bộc lộ.

Ở phần đầu của tiểu thuyết Đôi bạn, ngôn ngữ kể chuyện là ngôn ngữ của một nhân vật, ngƣời đã chứng kiến và ghi lại câu chuyện về một ngƣời bạn của mình. Nhƣng ở phần trọng tâm của tác phẩm ngôn ngữ đóng vai trò kể chuyện, dẫn chuyện rất ít, chủ yếu nhập vào tâm trạng nhân vật. Với đặc điểm của cốt truyện tâm lý là chỉ chú ý đến dòng tâm lý

của nhân vật, nên sự kiện, hành động ít đƣợc quan tâm. Nếu kể lại cốt truyện thì hầu nhƣ không có sự kiện gì để kể, một số sự kiện ít ỏi trong tác phẩm chỉ là để bộc lộ tâm trạng, cảm xúc của nhân vật mà thôi: "Điểm nổi bật của mỗi chương là một trạng thái tâm lý, là một cung bậc trong đời sống tình cảm, cảm giác của nhân vật " [41; 54]. Sự vận động trong tác phẩm là sự vận động của các kỷ niệm, hồi ức, liên tƣởng. Mở đầu chƣơng một là cảm giác của Trúc, tiếp đến là tâm trạng của Loan, của Dũng, trạng thái cảm xúc của Thái, của Cận,… Tràn ngập trong tác phẩm là những hồi ức, liên tƣởng, những mộng ƣớc xa xôi của Loan và Dũng. Đặc sắc nhất của ngôn ngữ kể chuyện ở đây là đi sâu miêu tả đƣợc những xúc cảm mong manh, những rung động tinh tế của mối tình đầu:

"Ánh trăng đang mờ bỗng sáng hẳn lên. Gió đưa tà áo Loan khẽ chạm vào tay khiến Dũng sực nghĩ mình đi sát gần bên Loan quá. Chàng nhớ đến hôm lễ thọ và cái mơ ước được đi chơi với Loan trong vườn cỏ thơm, gió đưa tà áo nàng phơ phất chạm vào tay êm như một cánh bướm… Dũng không dám quay mặt nhìn Loan; chàng chỉ thấy bên chàng có một bóng trắng hoạt động, nhẹ và thơm, lúc sáng hẳn lên dưới ánh trăng, lúc mờ đi trong bóng cây lưa thưa. Dũng nghe rõ tiếng chân bước của Loan nhịp nhàng xen với tiếng chân chàng bước. Quả tim chàng đập mạnh… Chàng như trông thấy trước mặt bàn tay hơi rung rung của Loan, hôm nào, cời những quả đậu non trong rá, chàng nhớ đến cái cảm tưởng ngây ngất được thấy đôi môi Loan mềm và thơm như hai cánh hoa hồng; bao nhiêu thèm muốn ngấm ngầm bấy lâu trong một phút rạo rực nổi dậy. Bốn bàn chân vẫn bước đều đèu… Chàng nghĩ nếu lúc đó ngừng lại thì Loan sẽ cũng theo chàng ngừng lại; chàng sẽ đưa cánh tay đỡ lấy Loan và miệng chàng sẽ nói câu mà chàng vẫn thầm nhủ với Loan và bao lần trong giấc mơ:

Ngôn ngữ của tác giả đã nhập đƣợc vào ngôn ngữ nhân vật tạo thành dạng lời nửa trực tiếp bày tỏ đƣợc những cảm xúc, những khát khao thầm kín đang ngất ngây trong tâm hồn Dũng khi đƣợc đi bên Loan. Hai câu đầu là lời của ngƣòi kể chuyện, nhƣng từ những câu sau dƣờng nhƣ là lời tự bạch của Dũng, tâm trạng, cảm xúc của nhân vật vì thế đƣợc diễn tả một cách chân thực hơn. Phạm Thị Phƣơng Anh đã có những lời bình khá sắc sảo về ngôn ngữ của đoạn văn này: "Đọc những câu chữ ấy, người đọc cảm thấy mình cũng không dám động cựa mạnh khiến nhân vật giật mình và không gian thần tiên biến mất. Ngôn ngữ kể đã kết hợp đa dạng với các từ ngữ gợi cảm xúc đẹp, dịu dàng, nhiều chất thơ: "khẽ chạm", "cỏ thơm", "êm như một cánh bướm", "nhẹ và thơm", "rung rung", "mềm và thơm như hai cánh hoa hồng" với những từ ngữ biểu hiện sự dồn nén cảm xúc đến cực độ: "đập mạnh", "ngây ngất", "ngấm ngầm", "rạo rực". Các từ ngữ trộn lẫn này tạo ra một động lực như thúc giục, như van nài hãy nói nhưng lại e thẹn, lại kìm nén, ngăn trở. Để tạo ra cảm giác mong manh, người kể kéo dài nhịp điệu bằng những dấu chấm lửng, một đoạn văn ngắn vậy thôi nhưng có tới ba dấu chấm lửng. Nhờ chúng, người đọc cảm nhận sâu sắc hơn sự nhùng nhằng chợt muốn, chợt thôi ở cả phía Dũng và Loan. Cả hai nhân vật cùng sợ cảm giác đang có ở nhau biến mất, họ giơ tay lại phía nhau, chậm, thật chậm nhưng đến khi gần chạm vào nhau rồi thì họ lại nhút nhát… rụt tay lại" [18; 77 / 78].

Ngôn ngữ kể trong tiểu thuyết Bướm trắng càng đi sâu hơn vào nội tâm của nhân vật, dƣờng nhƣ nhập hẳn vào dòng suy nghĩ, cảm giác của Trƣơng, đƣa ngƣời đọc vào miền miên man khó nắm bắt của tiềm thức, của vô thức, thấy đƣợc cả những vùng "mờ tối " của tâm thức con ngƣời. Ngay từ những dòng đầu tiên của truyện, tác giả đã đƣa ngƣời đọc đến với thế giới tâm hồn Trƣơng với biết bao bất ngờ, ẩn chứa bao mâu thuẫn. Chàng "vô cớ" thấy lòng vui đột ngột, khác thƣờng, nhìn

cuộc sống khốn khó của con ngƣời trong một ngày mùa đông lại thấy thú vị, "tự nhiên" thấy vui thích khi nhìn bà cụ già bán hàng cho một cậu bé; nhìn cơn gió thổi bay "mấy chiếc lá khô", bất chợt cảm thấy nỗi buồn hiu quạnh của cuộc đời cô độc; "thốt nhớ đến Liên", ngƣời yêu của mình "đã chết vì bệnh lao ba năm trƣớc"; nghĩ đến tâm trạng mình khi mắc bệnh lao, Trƣơng hy vọng là sẽ khỏi bệnh nên "thấy mình náo nức muốn sống, yêu đời và vui vẻ", nhƣng lại một ý nghĩ khác chợt len đến: "Thế ngộ nhỡ mình không khỏi bệnh?"… Để thâm nhập vào thế giới phức tạp của tâm hồn nhân vật, tác giả dùng chủ yếu ngôn ngữ nửa trực tiếp, độc thoại và độc thoại nội tâm để nhân vật tự bộc lộ Trong nhiều đoạn văn miêu tả tâm trạng của nhân vật, nhà văn đã trần thuật theo giọng điệu, ngôn ngữ, tình cảm và ý thức của nhân vật. Sau khi gặp Chuyên và biết mình sắp chết, Trƣơng vô cùng đau khổ, ngồi uống cà phê cùng Quang nhƣng tâm trí Trƣơng chỉ nghĩ đến cái chết. Miêu tả lại tâm trạng ấy, ngƣời trần thuật dƣờng nhƣ đã nói cùng Trƣơng những toan tính trong lòng: "Chàng sẽ nếm đủ các khoái lạc ở đời, chàng sẽ sống đến cực điểm, sống cho hết để không còn ao ước gì nữa, sống cho chán chường. Trương thấy mình nô nức hồi hộp mà lại sung sướng nữa. Chàng sung sướng chỉ vì thấy mình như một con chim thoát khỏi lồng, nhẹ nhàng trong sự tự do không bờ bến. Những cái ràng buộc, đè nén của đời sống thường không còn nữa, chàng sẽ hết băn khoăn, hết e dè được hoàn toàn sống như ý mình" [13; 40]. Còn đây là sự thú nhận của nhân vật sau những cuộc hành lạc thâu đêm qua ngôn ngữ ngƣời kể chuyện: "Trương nhận thấy mình là một người hấp hối cần suy nghĩ bao quát cả đời sống của mình trước khi nhắm mắt. Ngay lúc đó, thực tình chàng còn mệt mỏi chán sống hơn cả thân thể chàng. Chàng đã đạt tới mục đích: là không sợ cái chết nữa. Giá đời mình không có Thu! Giá Thu không yêu chàng hoặc hơn thế nữa, chàng ghét được Thu thì thực là hoàn toàn thoát nợ, thoát khỏi

ngục đời… " [13; 151]. Lời kể của ngƣời trần thuật ở đây thể hiện ở cách gọi nhân vật bằng ngôi thứ ba, còn phần vị ngữ thì giống với lời trực tiếp của nhân vật. Nếu ta thay "Trƣơng" và "chàng" bằng "tôi" hoặc "mình" thì câu văn sẽ không có gì thay đổi về ý nhƣng hình thức sẽ là độc thoại nội tâm.

Nhƣ vậy ở những tiểu thuyết tâm lý, ngôn ngữ kể chuyện của Nhất Linh đã khơi sâu đƣợc vào thế giới nội tâm của nhân vật, dƣờng nhƣ ngƣời trần thuật đã thâm nhập đƣợc vào ý nghĩ của nhân vật với cái nhìn từ bên trong, vì thế dạng lời nửa trực tiếp xuất hiện nhiều hơn, hoàn chỉnh hơn.

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật của nhất linh trong các sáng tác trước năm 1945 (Trang 81 - 85)