B NỘI DUNG
3.3. DÙNG NHIỀU TÍNH TỪ DIỄN TẢ NHỮNG CẢM GIÁC MONG
MANH
Nét nổi bật trong từ ngữ của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đó là hệ thống tính từ đƣợc xuất hiện một cách dày đặc và đa dạng, nhiều hơn hẳn
so với các tác phẩm văn học hiện thực. Chẳng hạn, tỉ lệ tính từ / trang văn bản của các tác phẩm Tự lực văn đoàn thƣờng rất cao, theo thống kê của Phạm Thị Phƣơng Anh: Đoạn tuyệt (9,73 từ), Lạnh lùng (10,48 từ),
Nửa chừng xuân (11,59 từ), trong khi đó Số đỏ (3,74 từ), Giông tố
(4,79 từ) [18; 101]. Nguyên nhân là do các tiểu thuyết Tự lực văn đoàn tập trung khai thác đời sống nội tâm của con ngƣời với những xúc cảm mong manh, tinh tế, còn các tác phẩm văn học hiện thực lại nghiêng về miêu tả hiện thực, những cái biểu hiện ra bên ngoài thành hành động, lời nói. Vì thế ở các tác phẩm hiện thực khi đi sâu miêu tả thế giới tâm hồn nhân vật thì tỉ lệ tính từ cũng đƣợc sử dụng nhiều, ví dụ ở Sống mòn của Nam Cao tỉ lệ này là: 8,5 từ / trang văn bản, tƣơng đƣơng với các tác phẩm của Nhất Linh.
Khi so sánh cách sử dụng tính từ của Nhất Linh và Nam Cao ta thấy có những điểm giống và khác nhau. Với việc chú ý miêu tả thế giới tâm hồn của con ngƣời, cả hai nhà văn đều ƣa thích sử dụng nhiều tính từ trong một câu văn để diễn tả những trạng thái cảm xúc, tƣ tƣởng dồi dào. Chẳng hạn nhƣ:
- "Sự rung động êm ái và hiu hắt buồn trước cơn gió lạnh đầu tiên khiến vẻ mặt Trúc trở nên dịu dàng và thoáng trong một giây chàng sống lại hết cả những ngày mới trở rét trong đời" (Đôi bạn - Nhất Linh).
- "Nhưng sao trong cái vui của chàng vẫn phảng phất những lo lắng vẩn vơ, khác nào như những bông hoa phù dung về mùa thu đương độ nở đẹp lộng lẫy mà cái chết đã ngấm ngầm ở trong" (Đôi bạn - Nhất Linh).
- "Qua khe cửa, trời hẵn còn tối, Trương thấy trong người mỏi mệt, nhưng có một cái mỏi mệt dễ chịu của một người vừa hết sốt" (Bướm trắng - Nhất Linh).
- Oanh nhỏ nhen, ích kỷ, tham lam, vì những cái đó, âu cũng là bản tính của loài người (Sống mòn - Nam Cao).
- "Đáng ghét, đáng nguyền rủa, ấy là cái lối sống lầm than nó đã bắt buộc người ích kỷ, nó đã tạo ra những con người tàn nhẫn và tham lam" (Sống mòn - Nam Cao).
- "Nhưng cái mặt Oanh khinh khỉnh, vênh vênh, trông khiêu khích lạ lùng" (Sống mòn - Nam Cao).
Tuy nhiên khác với Nam Cao, Nhất Linh thích sử dụng kép tính từ (một tính từ chỉ trạng thái và một tính từ chỉ mức độ trong mối quan hệ chính phụ) để chỉ cùng một trạng thái, tâm trạng, điều đó góp phần biểu hiện tinh tế hơn về trạng thái cảm giác và tạo ra giọng văn nhịp nhàng, uyển chuyển. Nhƣ ở các câu trên đó là các tính từ: rung động êm ái, hiu hắt buồn, lo lắng vẩn vơ, đẹp lộng lẫy, chết đã ngấm ngầm ở trong, mỏi mệt dễ chịu. Còn ở Nam Cao các tính từ đƣợc sử dụng khá độc lập, ngang hàng nhau về ý nghĩa, có phần tạo cho giọng văn sự dứt khoát, mạnh mẽ hơn.
Khi tìm hiểu về việc sử dụng tính từ của Nhất Linh so với Thạch Lam và Khái Hƣng ta cũng thấy có nét riêng rất dễ nhận ra là các tính từ thƣờng nghiêng về diễn tả những cảm giác mong manh, tinh tế, nhẹ nhàng. Cảm giác ấy có đƣợc là nhờ tác giả rất hay sử dụng các tính từ diễn tả những khoảnh khắc thoáng qua nhƣ: đưa thoảng qua, muốn thoáng qua, thơm thoảng, thoáng trông, thoáng qua,…; những tính từ gợi lên những cảm giác mong manh không rõ, không dễ định hình: thơm nhẹ quá, mờ sương, xa xôi, mờ mờ, phảng phất, xa xăm, êm ả, mong manh, hoà hợp, nhẹ lướt, ngây ngất, tha thiết, mơ màng, xao xuyến, mê man bàng hoàng, hiu quạnh, vu vơ, vẩn vơ, mang máng…
Không chỉ vậy Nhất Linh còn là ngƣời dùng rất tài tình những kết hợp kép của tính từ nhƣ đã nói ở trên tạo ra những trạng thái cảm giác mơ màng hơn, hoặc phong phú, phức tạp hơn. Chẳng hạn: lo lắng vẩn vơ, sung sướng mong manh, sung sướng man mác, phất phơ vô định, buồn xa xôi, rụt rè ý nhị, mát dịu lạ lùng, bực tức vô cớ rạo rực, buồn xa
xôi, não nùng mong manh, ngây ngất nhớ, buồn bã lạ thường, hồi hộp sung sướng, khát khao ngấm ngầm, rạo rực hối hận, ngây ngất lảo đảo, rung động êm ái, buồn xa vắng mông mênh, rờn rợn sợ, mê man quên hết cả, lặng yên mơ mộng, quạnh hiu lạnh lẽo, kiêu hãnh một cách ngây thơ, vui một cách vô cớ, vui mừng rất êm ái…Chính cách sử dụng tính từ nhƣ vậy đã tạo cho ngôn ngữ nghệ thuật của Nhất Linh có khả năng đi sâu vào thế giới tâm hồn con ngƣời với những diễn biến tinh nhạy, kể cả những vùng mờ tối, khuất khúc.
Tính từ trong tác phẩm của Khái Hƣng dù đƣợc sử dụng rất nhiều, với tỷ lệ khá lớn, nhƣng không chỉ tập trung vào biểu hiện thế giới cảm giác của con ngƣời nhƣ Nhất Linh mà mở rộng hơn về mọi lĩnh vực khác của cuộc sống. Ông hay kết hợp các tính từ chỉ nhiều trạng thái với nhau, mỗi tính từ là một trạng thái, chứ không kết hợp nhiều tính từ cùng chỉ một trạng thái nhƣ Nhất Linh, vì thế tính từ mang ấn tƣợng cụ thể, rõ nét hơn. Chẳng hạn: yên tĩnh êm đềm, khoan thai dõng dạc, đỏ ửng lấp loáng, thong thả ngân nga, ủ ê chán ngán, ngượng nghịu lúng túng, đau đớn phiền muộn, náo nhiệt nhộn nhịp, êm đềm tịch mịch, quê mùa cục mịch, trắng trẻo xinh xắn, lạnh lẽo tẻ ngắt, thản nhiên tươi cười, sáng sủa sạch sẽ, u ám buồn rầu, dịu dàng mơn mởn,…
So với Nhất Linh, ngôn ngữ của Thạch Lam nghiêng về chất hiện thực nhiều hơn. Cách sử dụng tính từ của Thạch Lam cũng có điểm khác: "Trong bảng từ loại của mình, Thạch Lam phân bố động từ, tính từ tương đối đồng đều, độ chênh lệch gữa hai loại từ này rất thấp" [85; 76]. Hệ thống tính từ trong sáng tác của Thạch Lam cũng nghiêng về miêu tả cụ thể hiện thực cảnh vật và cuộc sống của con ngƣời, chứ không bay bổng lãng mạn nhƣ Nhất Linh. Ông cũng hay dùng nhiều tính từ trong một câu nhƣng thƣờng chỉ nhiều tính chất , trạng thái khác nhau, giữa các tính từ thƣờng dùng từ "và" tạo thành từng cặp đôi. Ví dụ nhƣ:, xanh xao và mệt nhọc, đen và mượt, âu yếm và nâng niu, êm đềm và phiền
phức, ẩm ướt và tối tăm, giản dị và sung sướng, lụp xụp và thấp lè tè, đen và hôi hám, đáng thương và ái ngại, thất vọng và buồn rầu, tha thiết và oán hờn, thiết tha và hi vọng, cảm động và mừng rỡ, âu yếm và mến thương, bình yên và thong thả, mát mẻ và hiền lành… Điều này khiến cho văn của Thạch Lam có phần giống Nhất Linh, nhƣng lại có điểm khác trong những bức tranh miêu tả cảnh vật và con ngƣời. Nhƣ vậy, cách sử dụng tính từ của Nhất Linh vừa mang những nét chung của ngôn ngữ văn xuôi Tự lực văn đoàn, đó là sử dụng nhiều tính từ (chứ không phải động từ), bởi đi sâu diễn tả thế giới tâm hồn của con ngƣời. Tính từ nhìn chung đẹp, gợi cảm, trong sáng. Tuy nhiên cũng có nét riêng nhƣ ta đã thấy là hệ thống tính từ của Nhất Linh nghiêng về diễn tả những xúc cảm mong manh, tinh tế trong tâm trạng con ngƣời. Tính từ đƣợc dùng ghép theo cách riêng để tăng khả năng biểu cảm và tạo ra giọng văn nhịp nhàng, êm ái.