Ngôn ngữ miêu tả gắn với cảm xúc, tâm trạng nhân vật

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật của nhất linh trong các sáng tác trước năm 1945 (Trang 85 - 88)

B NỘI DUNG

2.2.2.2. Ngôn ngữ miêu tả gắn với cảm xúc, tâm trạng nhân vật

Với tài năng thiên bẩm cộng với vốn kiến thức hội hoạ, Nhất Linh đã có những trang tả cảnh nên thơ, nên họa trong các tác phẩm ở giai đoạn trƣớc. Đến Đôi bạnBướm trắng, ngôn ngữ miêu tả thiên nhiên của ông vẫn giữ đƣợc những nét tài hoa ấy. Thiên nhiên đẹp, hài hoà với tâm trạng con ngƣời đƣợc hiện lên qua những hình ảnh, màu sắc lung linh và đƣợm hƣơng thơm ngát: "Những giọt mưa đọng rơi từ lá cây này xuống lá khác lộp độp hai bên vườn. Hai người đi qua một quãng đường nức mùi thơm của một cây bưởi gần đó. Trời vừa im gió nên khi ra khỏi chỗ hương thơm, hai người tưởng như vừa ra khỏi một đám sương mù bằng hương thơm của hoa bưởi đọng lại" [12; 345].

Đặng Tiến đã có một nhận xét về bƣớc phát triển của ngôn ngữ miêu tả của Nhất Linh: "Trong tác phẩm của Nhất Linh, hương của thiên nhiên Việt Nam phảng phất khắp nơi và quyện vào hồn nhân vật: hương hoa khế, hoa cam, hoa bưởi, hoa lan rừng, hương cốm, hương lúa chín, hương rạ rơm mới gặt, hương gỗ mục và đất mới xới…Hương là bản chất của thực tế nhưng của một thực tế không còn cụ thể nữa mà đang vượt cụ thể để trở thành trừu tượng. Hương là bản chất của ngoại giới

nhưng của một ngoại giới không còn vị trí nữa mà đang tan thành cảm giác" (Đặng Tiến - Hạnh phúc trong tác phẩm của Nhất Linh) [43; 69].

Nhƣ vậy, đến Đôi bạnBướm trắng, thiên nhiên dƣờng nhƣ chỉ là cái cớ để con ngƣời bộc lộ cảm xúc, tâm trạng, thế giới nội tâm mới là chủ thể. Thiên nhiên đƣợc hiện lên qua thế giới cảm giác của con ngƣời:

"Mùi hoa khế đưa thoảng qua, thơm nhẹ quá nên Dũng tưởng như không phải là hương thơm của một thứ hoa nữa. Đó là một thứ hương lạ để đánh dấu một quãng thời khắc qua trong đời; Dũng thấy trước rằng độ mươi năm sau thứ hương đó sẽ gợi chàng nhớ đến bây giờ, nhớ đến cái phút chàng đương đứng với Loan ở đây. Cái phút không có gì lạ ấy chàng thấy nó sẽ ghi mãi ở trong lòng chàng cũng như hương thơm hoa khế hết mùa này sang mùa khác thơm mãi trong vườn cũ". Không gian thanh khiết, ngát hƣơng thơm ấy là không gian lãng mạn trong trẻo của "cái thủa ban đầu lƣu luyến", thật ngọt ngào và khó quên.

Có khi đó là không gian của tiềm thức, gợi cho con ngƣời nhiều liên tƣỏng: "Ngoài đường cái có tiếng lăn lạch cạch của một chiếc xe bò đi qua, Trương đoán là một chiếc xe rau ở ngoại ô lên chợ sớm. Lòng chàng lắng xuống và từ thời quá vãng xa xăm nổi lên một hình ảnh yêu quý của tuổi thơ trong sáng: khu vườn rau của mẹ chàng với những luống rau diếp xanh thẳm, những luống thìa là lá nhỏ như sương mù và hôm nào trời nắng, những mầm đậu hà lan tươi non nhú lên qua lần rơm ủ dột. Rồi đến khi luống đậu nở hoa trắng có những con bướm rất xinh ở đâu bay về…" (Bướm trắng).

Không gian tƣơi tắn, trong trẻo ấy không phải của thực tại, thực tại là cuộc sống trụy lạc của Trƣơng trong một nhà "xăm", sau một đêm mệt mỏi, chìm đắm trog khói thuốc phiện. Không gian đƣợc miêu tả ở đây là một không gian mang tính biểu tƣợng cho một quá khứ tƣơi đẹp đối lập với hiện tại. Là không gian của tiềm thức, của miền thiêng trong tâm hồn

Trƣơng bất chợt thức dậy tiếp thêm cho chàng sức sống, buộc chàng phải nhìn lại mình để mà thay đổi.

Nhƣ vậy, thiên nhiên trong Đôi bạnBướm trắng đã trở thành một thủ pháp để bộc lộ cảm giác, tâm trạng của con ngƣời. Dòng suy nghĩ của con ngƣời vận động đôi khi chỉ nhờ sự liên tƣởng tới một hình ảnh thiên nhiên ở bên ngoài: một cánh buồm nâu với một ít nắng vàng nhạt rung động trong gió gợi đến chuyện ra đi; một cánh bƣớm trắng gợi nên hình ảnh ngƣời yêu mặc áo lụa trắng; một bến đò trong mƣa với mấy cái quán tiều tụy, xơ xác làm Dũng nghĩ đến kiếp sống tù đọng của những con ngƣòi cô đơn, buồn tủi.

Nét mới trong ngôn ngữ miêu tả ngoại hình của con ngƣời trong

Đôi bạnBƣớm trắng là vẻ đẹp ấy gắn liền với những cảm nhận của nhân vật trong tác phẩm mang màu sắc nhục cảm hơn trƣớc. Đây là một số đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của Loan: - ''Một sự thèm thuồng mới mẻ từ trước đến nay chàng chưa thấy bao giờ làm chàng hổ thẹn không dám nhìn lâu vào đôi môi của Loan, đôi môi mà chàng ngây ngất thấy trước rằng sẽ mềm và thơm như hai cánh hoa hồng non" [12; 62].

- "Dũng chú ý đến gò má của Loan và câu nói vô tình khơi chàng nghĩ đến một cái thú được đặt một cái hôn đầu tiên lên má người yêu" [12; 165].

Vẻ đẹp của Loan không đƣợc miêu tả trực tiếp mà qua cảm nhận của Dũng - ngƣời yêu cô, một vẻ đẹp gợi cảm qua cách sử dụng một loạt tính từ chỉ cảm giác "thèm thuồng", "hổ thẹn", "ngây ngất", "mềm", "thơm", so sánh "nhƣ hai cánh hoa hồng non". Điều đó khiến cho các nhân vật trong tác phẩm của Nhất Linh mang vẻ đẹp cả hình thể lẫn tâm hồn, thể hiện quan niệm thẩm mỹ của ông có sự kết hợp hài hoà cả truyền thống phƣơng Đông và hiện đại phƣơng Tây.

Nhƣ vậy, ngôn ngữ miêu tả vẻ đẹp hình thể của con ngƣời trong các tiểu thuyết tâm lý của Nhất Linh cũng góp phần khắc họa thế giới cảm xúc rất thật trong tâm hồn của các chàng trai, các cô gái trẻ đang yêu, phản ánh sự thay đổi về tƣ tƣởng và nghệ thuật biểu hiện của ông trong lĩnh vực tiểu thuyết. Điều đó đã tạo nên sức hấp dẫn cho các sáng tác của Nhất Linh không chỉ ở một thời.

Một phần của tài liệu Ngôn ngữ nghệ thuật của nhất linh trong các sáng tác trước năm 1945 (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)